Ngoại trưởng Kerry chủ tọa Lễ trao Quyết định thành lập Đại học Fulbright

01 Tháng Sáu 20161:07 SA(Xem: 11983)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 01 JUNE  2016

Phát biểu tại Lễ trao Quyết định thành lập Đại học Fulbright

Ambassador Ted Osius

May 28 at 12:41am ·


Ngoại trưởng John Kerry Phát biểu tại Lễ trao Quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam: http://vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/pr-052516.html


Secretary of State John Kerry's remarks at the Fulbright University Vietnam Establishing Ceremony: http://m.state.gov/md257701.htm

image133image134
Thông cáo báo chí

Ngoại trưởng John Kerry

Khách sạn Rex

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày 25/5/2016

NGOẠI TRƯỞNG KERRY: Chào Việt Nam. Chào các ông các bà. (Vỗ tay). Ted, cám ơn. Cám ơn Ted rất nhiều vì những lời giới thiệu hào phóng và cảm ơn các bạn vì tất cả những gì các bạn đã làm và những gì các bạn đang làm mỗi ngày để đưa quan hệ hai nước phát triển. Tôi nghĩ mọi người đều nhận được sự kính trọng vì những việc làm đó.

Tôi muốn cảm ơn tất cả các vị khách quý đã được giới thiệu để tôi không cần giới thiệu lại nhưng tôi rất vui mừng khi thấy cựu Bí thư Thành ủy có mặt tại đây và không cần phải nói tôi rất hài lòng khi ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ở đây và tất cả chúng tôi đều biết ơn vì sự ủng hộ của ông và những ủng hộ trước đây để có được ngày hôm nay. Đây là sự lãnh đạo quan trọng và chúng cảm ơn ông Bí thư rất nhiều.

Tôi cũng rất ấn tượng. Tôi không biết các bạn cảm thấy như thế nào. Tôi ấn tượng – tôi nghĩ bởi vì chúng ta đang nói về việc thành lập một trường đại học, khi có người Mỹ ở đây là Ben Wilkinson nói tiếng Nhật và có người Việt nói tiếng Anh. (Vỗ tay). Tôi nghĩ các bạn là một đội thi đấu tuyệt vời. (Cười)

Thưa các quý bà và quý ông, chúng ta đều cần trung thực về những công việc phía sau dự án này và hôm nay tôi muốn tỏ lòng tôn kính đối với người bạn tốt của tôi Tommy Vallely – (vỗ tay) – và toàn bộ những người phụ trách dự án Đại học Fulbright Việt Nam. Họ đã làm những công việc phi thường nhưng tôi nghĩ tất cả các bạn đều biết rằng nếu không có các mối quan hệ của Tommy, sự cố gắng của Tommy và sự thúc giục của Tommy, chúng ta sẽ không thể có mặt ở đây hôm nay. (Cười). Tommy, cảm ơn rất nhiều vì những việc làm tuyệt vời đó. (Vỗ tay)

Ngoài ra, tôi muốn nói điều gì đó đặc biệt về sự đóng góp của ông Bí thư Thành ủy vào nỗ lực này. Thành phố đã dành cho trường 25 ha đất tại Khu Công nghệ cao. Đây là sự đóng góp rất lớn và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ dự án này ngay từ ngày đầu tiên. Chúng tôi rất biết ơn thành phố này vì sự am hiểu tương lai, cam kết với tương lai và quan hệ với Hoa Kỳ. Đó là một món quà đặc biệt.

Tôi cũng muốn tỏ lòng biết ơn một người bạn tuyệt vời và là đồng nghiệp – Tôi suýt nói là bạn cùng phòng, không đó là đồng nghiệp trong Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sỹ Bob Kerrey, người đã đồng ý đảm nhận trách nhiệm là Chủ tịch hội đồng tín thác. (Vỗ tay). Và bà Đàm Bích Thủy, cảm ơn rất nhiều vì là hiệu trưởng đầu tiên của trường. Cam kết của các bạn trong việc thành lập trường đại học này là điều then chốt giúp trường đại học thành hiện thực và quan trọng nhất là bảo đảm sự thành công của trường. Cảm ơn sự lãnh đạo của các bạn. (Vỗ tay).

Giờ đây, thưa các quý bà và quý ông, là người tốt nghiệp Đại học Yale, tôi đã quen đại diện cho Đại học Harvard. (Cười). và Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard đã đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng Đại học Fulbright Việt Nam, trong trường hợp này rất dễ tán dương. Và Đại sứ Osius là người tốt nghiệp Đại học Harvard nên ông và các nhân viên của ông đang làm một công việc tuyệt vời và tôi phải thừa nhận rằng Đại học Harvard cuối cùng cũng bắt đầu có tên riêng của chính mình. (Cười và vỗ tay).

Tôi chắc chắn mọi người ở đây đều đã biết mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đối với những người như tôi, Tommy và Bob Kerrey đều mang những dấu ấn cá nhân. Không chỉ chúng tôi, mà với rất nhiều người ở cả 2 bên bờ Thái Bình Dương.

Tôi đến Sài Gòn từ năm 1968. Tôi vẫn nhớ rõ đã đi qua con đường ngắn từ đồng bằng sông Cửu Long rồi đến Sài Gòn. Cũng tại mái thượng khách sạn Rex, tôi ngồi suy tư, thoát khỏi tất cả tình hình cuồng loạn. Từ vị trí này, tôi có thể quan sát thành phố về đêm. Tôi nhìn thấy những ánh sáng lập lòe khắp Sài Gòn về đêm. Ngay tại đây, bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng súng nổ, hoặc thỉnh thoảng là máy bay C130, thường được gọi là “Puff, chú rồng kỳ diệu”, nổ súng ở đằng xa. Đó là một cảm giác rất kỳ lạ, nơi đây giống như một ốc đảo, nhưng vẫn là vùng chiến tranh.

Khi đến Việt Nam hôm nay, ngay ở khách sạn Rex, cũng từ vị trí cao này, tôi đã thấy một góc nhìn khác, một đất nước rất khác, trong một bối cảnh mới. Giao thông nhộn nhịp bên ngoài, nguồn năng lượng dồi dào vô cùng ấn tượng, như muốn bùng nổ. Bạn có thể cảm thấy nó cũng như sự rung động này. Những âm thanh mà bạn đang nghe chính là cách mà người dân đang hăng hái kết hợp với nhau trong hòa bình để vận hành cuộc sống của họ.

Chiến tranh là ký ức không thể xóa nhòa, nhưng nó đã trôi đi rất xa. Và đối với hầu hết mọi người, chiến tranh hoàn toàn không phải là kỷ niệm. Chắc chắn rằng, những sinh viên sẽ đăng ký học tại Đại học Fulbright Việt Nam rất quan tâm đến việc dấn thân vào nền kinh tế thế giới, hơn là chìm đắm trong quá khứ, hoặc luôn bị ám ảnh bởi những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu, trước cả khi họ chào đời.

Thực tế này cũng được phản ánh rõ ràng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng thay đổi, thậm chí với tốc độ thay đổi mà chúng ta chứng kiến trong 2 ngày rưỡi qua. Chúng tôi vừa dự buổi gặp gỡ của Tổng thống Obama với thanh niên Việt Nam. Đó đều là những lời lẽ chân thật. Hình thức sự kiện không thể đơn giản hơn, khi Tổng thống trả lời các câu hỏi mà giới trẻ đưa ra. Cá nhân tôi bị ấn tượng trước một câu hỏi về sự chảy máu chất xám, về những người trẻ có thể bị nơi khác nhiều cơ hội hơn "hút mất".

Tổng thống đã trả lời câu hỏi này một cách thẳng thắn rằng, câu trả lời chính là cơ hội, và cơ hội đang ở đây. Chúng ta cùng nỗ lực để chắc chắn rằng mọi người được tiếp cận nền giáo dục mà họ cần, để họ cảm thấy không cần phải đi đến nơi nào khác. Đó là những điều đang diễn ra lúc này.

Tôi cũng đề nghị các bạn nghĩ một chút về những bước tiến giữa 2 nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ. 20 năm trước, số lượng người Mỹ đến Việt Nam chưa tới 60.000 người. Ngày nay, con số đó đã tăng gần 8 lần.

Cách đây 20 năm, thương mại song phương chỉ đạt 450 triệu USD. Ngày nay, con số này là 45 tỷ USD.

Trong quá khứ, chưa tới 800 sinh viên Việt Nam học tập ở Hoa Kỳ. Ngày nay, con số này là gần 19.000.

Giờ đây, đó không đơn thuần chỉ là con số thống kê. Đó là thước đo của sự chuyển biến ấn tượng, và được phản ánh qua chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama đến Việt Nam tuần này, đặt trong bối cảnh chương trình nghị sự song phương rộng lớn mà 2 nước đã cùng phát triển. Chúng bao gồm nội dung về năng lượng sạch, biến đổi khí hậu, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, công nghệ cao, hợp tác an ninh, và thỏa thuận thương mại bước ngoặt TPP.

Các bạn của tôi! Chúng ta đã cùng nhau đi qua một chặng đường dài. Chúng ta cũng biết rằng cách để thúc đẩy cơ hội kinh tế thực sự cho nhân dân Việt Nam, điều mà Tổng thống đã nói tới và bạn trẻ trong sự kiện cũng đã hỏi, chính là xây dựng một thị trường tự do và một thị trường tự do về tư tưởng. Hai điều này phải đi song hành cùng nhau. Sự tự do đó bắt đầu từ giáo dục. Khoản đầu tư thông minh nhất mà chúng ta có thể dành cho thế hệ sau chính là giáo dục, và đó là điều mà chúng ta đang cùng thực hiện ngày hôm nay.

Điều đáng để trông chờ không thể nào to lớn hơn nữa. Ở Việt Nam, có 22 triệu người dưới 15 tuổi. Những quyết định mà họ thực hiện lúc này và nền giáo dục mà họ đang tiếp nhận hiện thời – chứ không phải 10 nữa mà ngay hôm nay - sẽ có tác động quan trọng đối với tương lai đất nước và cả khu vực, thậm chí có thể đóng góp - dù không nhất thiết phải rất to tát - vào tư duy thế giới, vào quá trình của những sự kiện đang diễn ra trên hành tinh này, nơi tất cả chúng ta đều liên kết với nhau. Phần lớn điều này sẽ phụ thuộc không chỉ vào cách sinh viên học suy nghĩ cái gì, mà họ suy nghĩ như thế nào, và liệu họ có được khuyến khích hoặc có khả năng để sáng tạo và theo đuổi những ý tưởng mới hay không.

Một cách để bảo đảm họ có cơ hội này, chính là Việt Nam cần tạo ra những mối quan hệ đối tác với những cơ sở học thuật hàng đầu và đó chính là lý do vì sao chúng ta hiện diện ở đây hôm nay.

Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tiếp tục học hỏi để kết hợp thêm những không gian khác vào mối quan hệ của chúng ta. Mỗi lần tôi đến đây – tôi đã đến từ rất lâu - tôi đều cảm thấy quan hệ 2 nước đã tiến tới một cấp độ mới. Đại học Fulbright Việt Nam chính là đại diện cho một bước tiến mới về phía trước.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, Đại học Fulbright Việt Nam sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho Việt Nam và trường đại học này sẽ trở thành trung tâm xuất sắc thực sự nhờ vào các yếu tố tự do học thuật, chế độ đãi ngộ với nhân tài, tính minh bạch và quyền học tập bình đẳng. Trường sẽ xây dựng thương hiệu vươn ra cả ngoài Việt Nam.

Trường đại học này là sự tiếp nối hợp lý của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright mà tôi có đặc quyền được giúp thành lập cùng Tom Vallely. (Cười). Và nỗ lực đó liên quan đến sự tham gia của cả sinh viên Việt Nam và Mỹ và đã đào tạo được khoảng 1.200 sinh viên Việt Nam, những người hiện đang giúp định hướng đất nước này trong một thời điểm quan trọng của lịch sử.

Đại học này cũng sẽ được xây dựng nhờ sự đầu tư mà chúng ta đã đạt được thông qua Quỹ Giáo dục Việt Nam, vốn giúp tạo thuận lợi cho việc trao đổi giảng viên và giúp gần 600 sinh viên Việt nam học thạc sĩ và tiến sĩ tại Hoa Kỳ.

Giờ đây, tôi đã thảo luận ý tưởng về trường đại học này rất thường xuyên với các quan chức chính phủ Việt Nam và chúng ta đã đồng ý rằng đây chính là thời điểm để thực hiện bước đi này. Đây là đất nước luôn đề cao giá trị học tập. Sinh viên Việt Nam luôn lạc quan và mong muốn sử dụng hết tài năng và kỹ năng của mình và cũng có xu hướng hướng ngoại. Ngày nay, hơn 35 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook và hàng triệu người đã quen thể hiện mình một cách tự do trên Internet.

Điều này rất quan trọng bởi vì tự do tìm hiểu, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận là những điều cần thiết cho nền giáo dục thế kỷ 21.

Đây không phải là vấn đề ý thức hệ. Đây không phải là vấn đề đất nước này áp đặt quyền chọn lựa lên đất nước khác. Đây là cách thế giới ngày nay hoạt động. Và nếu bạn là một doanh nghiệp phát đạt, một quốc gia tiến bộ và một đất nước gắn bó với người dân thì bạn phải có khả năng làm việc với tốc độ nhanh hơn, có thể chuyển dịch tự do trên thị trường, không chỉ hàng hóa mà cả ý tưởng. Vì vậy, điều quan trọng là những giá trị tự do này phát triển mạnh ở Việt Nam và quan hệ song phương giữa hai nước sẽ chỉ ngày càng phát triển như ngày nay.

Tôi đã chia sẻ với các bạn một chút hồi tưởng về khoảng thời gian quá khứ từ rất xa. Tôi nói khoảnh khắc đó có vẻ kỳ quái. Nhưng bản thân cuộc chiến là một thực tế. Đó là cuộc xung đột mà lẽ ra không bao giờ nên xảy ra. Nó phản ánh sự thất bại của ngoại giao, sự thất bại của hiểu biết lẫn nhau, và sự thất bại về tầm nhìn.

Cuộc chiến đã cướp đi rất nhiều sinh mạng, tước đoạt của chúng ta nhiều điều quan trọng mà mãi không thể trở về, gây nên những vết thương mà phải mất hàng thập kỷ để chữa lành.

Ngày hôm nay là một thực tế hoàn toàn khác. Ngày nay, những người tử tế từ 2 quốc gia đã hợp tác cùng nhau để thành lập một trường đại học sẽ đóng góp tích cực cho tương lai của hàng ngàn, hàng triệu thanh niên. Ngày hôm nay thể hiện sự tự tin về khả năng của chúng ta trong việc thích ứng trước sự thay đổi, vượt qua những khó khăn, và tận dụng những cánh cửa mở ra kỷ nguyên hiện đại – với tất mọi sự thần kỳ của công nghệ - dành cho tất cả chúng ta. Ngày hôm nay phản ánh thắng lợi vượt bật về ngoại giao, thắng lợi về tầm nhìn của ông Thomas Valley và tất cả những người ở cả Hoa Kỳ và Việt Nam và Bí thư Đinh La Thăng, những người đã giúp hàn gắn quan hệ giữa 2 nước chúng ta và tạo ra nền tảng cho sự tiến bộ, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà còn trên vô số nhiều lĩnh vực khác.

Chúng ta đã trải qua 20 năm bình thường hóa quan hệ, và khoảng 20 năm nữa để chữa lành và xây dựng. Hãy nghĩ về những điều chúng ta có thể đạt được trong 20 năm tới. Mọi người nông dân đều sẽ nói với bạn rằng, nếu chúng ta muốn có vụ mùa bội thu, chúng ta cần phải gieo hạt giống. Hôm nay, chúng ta đang gieo những hạt giống tốt nhất dưới hình thức một đại học quyết tâm cống hiến vì tri thức và cơ hội học tập. Chúng ta cùng thực hiện điều này với niềm tin chắn chắn rằng những vụ mùa tương lai sẽ mang lại lợi ích to lớn, không chỉ cho các sinh viên Việt Nam, mà còn cho tình hữu nghị ngày càng phát triển giữa nhân dân 2 nước.

Chúc mừng tất cả mọi người và cảm ơn. (Vỗ tay)

30 Tháng Mười 2014(Xem: 22600)
Một vài người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về bài phỏng vấn của ông Châu Ngọc Thủy với bà Trần Khải Thanh Thủy đề cập về cá nhân tôi và đảng Việt Tân, một tổ chức mà tôi rất trân quý và hãnh diện là đảng viên trong suốt hơn 3 thập niên qua để thực hiện ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc
26 Tháng Mười 2014(Xem: 24057)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18112)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17951)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17742)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19399)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18269)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 18016)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16960)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18581)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19414)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17940)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19061)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19159)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19450)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32581)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21176)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18209)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19760)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.