Lễ Húy Kỵ năm thứ 709 Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông

01 Tháng Giêng 201811:15 CH(Xem: 11142)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ  HAI  01 JAN  2018


Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông O.C. Trang Nghiêm Lễ Húy Kỵ Năm Thứ 709 Đức Ngài Trần Nhân Tông


23/12/2017


image035

Linh tượng Đức Phật Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông tại núi Yên Tử. Ảnh tư liệu của Văn Hóa.


Westminster (Bình Sa)- - Tại Chùa Di Lặc số 7902 đường 18 TH St Thành Phố Westminster CA 92683, vào lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật ngày 17 tháng 12 năm 2017, Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông Orange County đã trang nghiêm tổ chức Lễ Húy Kỵ Đức Ngài Trần Nhân Tông Lần Thứ 709.

Buổi lễ diễn ra dưới sự tham dự ngòai các thành viên trong Câu Lạc Bộ còn có qúy vị nhân sĩ, một số các nhà thơ, nhà văn, nhà báo và đồng hương thân hữu.

Điều hợp chương trình anh Nguyên Hậu.

Mở đầu buổi lễ anh Nguyễn Kiện (nhạc sĩ Lại Tôn Dũng), Trưởng ban tổ chức lên chào mừng, cảm ơn quan khách, thân hữu đã bỏ thì giờ qúy báu dến tham dự ngày Húy kỵ Đức Ngài Trần Nhân Tông.

Buổi lễ dưới sự chủ lễ của Thầy Linh Chước, trong lời phát biểu Thầy cũng đã nhắc lại tinh thần yêu nước của Đức Ngài Trần Nhân Tông.

Sau đó mời mọi người cùng lên thắp nhang tưởng niệm.

Trong phần tiểu sử do Anh Minh Tâm trình bày đã cho biết:

Phật Hoàng Trần Nhân Tông sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam (1258-1308)

Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.

Lớn lên, năm 16 tuổi (1274), Ngài được lập làm Đông cung Thái tử và cùng năm Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thánh, trưởng nữ Hưng Đạo Đại Vương. Vua Trần Thánh Tông đã mời các bậc lão thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh để dạy cho Ngài như Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, Nguyễn Sĩ Cố v.v… tất cả đều hết lòng dạy dỗ. Chính Vua cha cũng đã soạn Di hậu lục để dạy dỗ cho Thái tử cách xử thế, chuẩn bị nối nghiệp sau nầy.

Về Phật pháp, Ngài học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ, được Thượng Sĩ hết lòng hướng dẫn và trao đổi những yếu nghĩa Thiền tông. Ngài tâm đắc nhất là câu: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được) và tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm Thầy. Ngài thường tới lui chùa Tư Phúc trong kinh thành để tụng kinh, tọa thiền, lễ bái Tam bảo.

Năm 21 tuổi (1279), Ngài được Trần Thánh Tông truyền ngôi, trị vì thiên hạ Đại Việt, lấy đức trị vì, dân chúng an cư lạc nghiệp, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo.

Trước thảm họa ngoại xâm, quân Nguyên - Mông chuẩn bị xâm chiếm nước Nam. Năm 1282, Ngài chủ trì Hội nghị Bình Than để lấy ý kiến toàn dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Năm 1284, trước khi cuộc chiến tranh diễn ra, Ngài chủ trì Hội nghị Diên Hồng, lấy ý kiến các vị Bô lão, những người đứng đầu các Bộ lạc. Toàn thể hội nghị già trẻ, gái trai đều một lòng tung hô quyết chiến.

Năm 1285, với tinh thần bảo vệ dân tộc, Tổ quốc của toàn dân, Ngãi đã lãnh đạo và chiến thắng cuộc xâm lăng Nguyên – Mông lần thứ nhất.

Với ý đồ bành trướng Phương Nam, tiến chiếm Chiêm Thành, làm bàn đạp thôn tính Đại Việt, Trần Nhân Tông lại một lần nữa lãnh đạo cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, với sự quyết tâm chiến thắng của toàn quân, toàn dân, Ngài đã chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ hai năm 1288. Cảm hứng trước sự chiến thắng của dân tộc, Ngài đã làm hai câu thơ lưu lại:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông muôn thuở vững âu vàng”

(Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu)

Sau khi đất nước thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, Ngài đã củng cố triều đình, phủ dụ, đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước trong thời hậu chiến. Với mục đích chủ hòa, Ngài đã bỏ qua những lỗi lầm đã có của quần thần cũng như thân tộc.

Năm 41 tuổi (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng.

Năm 1294, Ngài cầm quân sang chinh phạt Ai Lao, giữ yên bờ cõi và làm cho nước Triệu Voi tiếp tục thần phục Đại Việt.

Sau khi chinh phạt Ai Lao, Ngài trở về Hành cung Vũ Lâm – Ninh Bình, cầu Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ Xuất gia, tập sự tu hành tại đây một thời gian.



Năm 1299. Ngài quyết tâm trở lại thăm Kinh sư lần cuối, rồi đi thẳng lên núi Yên Tử - Quảng Ninnh quyết chí tu hành, tham thiền nhập định, lấy tên là “Hương Vân Đại Đầu Đà” và độ Đồng Kiên Cương làm đệ tử và ban pháp hiệu là Pháp Loa.

Năm 1301, Ngài hạ san, đi thăm hữu nghị đất nước Chiêm Thành và nghiên cứu về tôn giáo, tạo lập mối quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các nước lân bang. Trở về chùa Phổ Minh phủ Thiên Trường giảng kinh, thuyết pháp, mở Hội đại thí vô lượng cho nhân dân.

Năm 1304, Ngài chống gậy trúc dạo đi khắp nước Đại Việt, khuyến khích muôn dân giữ năm giới, tu hành Thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng Chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan v.v… Ngài đến Bố Chánh – Quảng Bình lập am Tri Kiến và lưu lại đây một thời gian. Sau đó, được Vua Trần Anh Tông thỉnh vào nội cung để truyền giới Bồ tát cho Bá quan văn võ, quần thần.

Sau chuyến thăm hữu nghị Chiêm Thành năm 1301, Ngài có hứa đính hôn Công chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm là Chế Mân. Năm 1305, Vua Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và phái đoàn ngoại giao mang vàng, bạc… sính lễ cầu hôn. Đến năm 1306, Ngài đứng ra chứng minh hôn lễ giữa Công chúa Huyền Trân và Chế Mân – Vua Chiêm Thành.

Trước thành quả ngoại giao hôn phối ấy, Vua Chiêm đã dâng hai quận Châu Ô, Châu Rí cho Đại Việt làm quà sính lễ. Đây chính là điều kiện giúp cho Đại Việt mở rộng bờ cõi về phương Nam là Thuận Hóa (Huế).

Năm 1307, Ngài truyền Y Bát lại cho Tôn giả Pháp Loa, lên làm Sơ Tổ Trúc Lâm và Pháp Loa là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, Ngài thường lui tới chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Duơng, Vĩnh Nghiêm Lạng Giang, chùa Từ Lâm, chùa Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các Lễ hội…

Sau khi truyền Y Bát cho Tôn giả Pháp Loa, Ngài tập trung biên soạn Kinh sách và Ngữ lục. Qua đó, Ngài đã để lại cho đàn hậu học một số tài liệu vô cùng quý báu như: Trần Nhân Tôn thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trung hưng Thực Lục, Truyền Đăng Lục v.v….

Trước khi nhập diệt, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sanh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sanh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).

Theo sử cũ, Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 01/11/Mậu Thân (1308). Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân – Đông Triều – Quảng Ninh. Vua Trần Anh Tông cung thỉnh nhục thân Ngài về kinh đô Thăng Long cử hành Quốc tang trong thời gian hai tuần. Sau đó, Vua quan, quần thần, văn võ bá quan, đệ tử Pháp Loa, Bảo Sát và chúng Tăng trong nước cử hành Lễ Trà tỳ.

Sau khi thu nhặt Xá lợi, Xá lợi được chia làm hai phần, một phần xây tháp thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng – Thái Bình; một phần xây tháp tôn thờ tại chùa Vân Yên – Yên Tử, Quảng Ninh, lấy hiệu là Huệ Quang Kim Tháp, dâng Thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều, Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ…

Tiếp theo Anh Vũ Truyền trong phần trình bày về Tinh Thần Trần Nhân Tông anh cho biết:

Vua Trần Nhân Tông có hai sự nghiệp chói sáng muôn đời trong lịch sử Việt Nam. Thứ nhất là sự nghiệp giữ nước và phát triển đất nước trong vai trò của vị minh quân Trần Nhân Tông.

Thứ hai là sự nghiệp truyền bá Phật Pháp, mà nổi bật nhất là sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, của Tổ Sư Trần Nhân Tông.

Trong sự nghiệp giữ nước và phát triển đất nước, Vua Trần Nhân Tông đã hai lần đánh bại quân Nguyên của Đại Đế Hốt Tất Liệt vào năm 1285, với đội quân xâm lược 50 vạn tức nửa triệu lính, và từ năm 1287 đến năm 1288, với 30 vạn quân, tức 300,000 lính. Trong hai cuộc chiến chống quân Nguyên bảo vệ sơn hà xã tắc của Đại Việt, Vua Trần Nhân Tông đã cùng với Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông mở hai cuộc hội nghị lịch sử, đó là Hội Nghị Bình Than năm 1282 để bàn kế sách quân sự đánh quân Nguyên và Hội Nghị Diên Hồng tháng 10 âm lịch năm 1284 để thống nhất ý chí toàn dân trong công cuộc chống lại cuộc xâm lăng của quân Nguyên.

Hội Nghị Diên Hồng là sự kiện đặc thù có một không hai trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một chế độ phong kiến ở Việt Nam thực hiện cuộc trưng cầu dân ý mà thực chất từ nội dung đến hình thức không khác thể chế dân chủ trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay. Nhờ thực thi chính sách dân chủ đó mà Vua Trần Nhân Tông đã có thể thống nhất được lòng dân và xây dựng được nội lực đoàn kết của dân tộc để cùng nhau quyết tâm chiến đấu đánh bại cuộc xâm lăng hung tàn của giặc Nguyên, một đội quân đã dày xéo vó ngựa xâm lược từ Mông Cổ, Trung Hoa đến tận các nước Đông Âu, Trung Đông và lục địa Châu Á.

Do vậy, Hội Nghị Diên Hồng còn là biểu tượng sáng ngời cho thấy sức mạnh dân chủ trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.

Trong sự nghiệp truyền bá Phật Pháp, Tổ Sư Trần Nhân Tông là người khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc đặc thù của Phật Giáo Việt Nam lấy trí tuệ giác ngộ và giải thoát ngay trong đời này làm mục đích thành tựu và lấy đại nguyện từ bi cứu khổ muôn dân làm chỉ nam cho mọi hành hoạt truyền bá Chánh Pháp. Tinh túy của Thiền Phái Trúc Lâm nằm ở cốt tủy “Cư trần lạc đạo.” Thành tựu đạo quả giác ngộ và giải thoát để sống an lạc ngay giữa cuộc đời này, mà không cần phải đi tìm đâu xa. Đó là triết lý hành đạo xuất thế ngay trong nhập thế.

Tổ sư Trần Nhân Tông đã nhìn thấy được công năng ưu việt của Phật Pháp không những cho sự nghiệp giải thoát khổ đau đối với từng cá nhân con người, mà còn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội và đất nước. Tổ Sư Trần Nhân Tông là đệ tử của Thiền Sư Tuệ Trung Thượng Sĩ và được ân sư giáo dưỡng tận tình. Cho nên, ngay từ lúc còn ở ngôi vị quân vương ngài đã đem tinh thần Phật Giáo để tế thế an bang, và ngài đã làm được điều đó một cách viên mãn.

Đến khi xuất gia làm Tăng Sĩ, Tổ Sư Trần Nhân Tông đã không ngừng du hóa khắp bốn phương trong dân gian để đem Phật Pháp và đạo Thiền truyền bá cho mọi người cùng thực hành. Tổ Sư Trần Nhân Tông đặc biệt chú trọng đến việc quảng bá Mười Điều Thiện hay còn gọi là Thập Thiện Nghiệp Đạo, để chỉ dạy cho bá tánh tu tập theo mười điều thiện và xả bỏ mười điều ác. Đối với Tổ Sư Trần Nhân Tông, khi thần dân trong Đại Việt có thể thực hành được mười điều thiện thì quốc gia không cần luật lệ nghiêm khắc mà xã tắc và thiên hạ sẽ được thái bình thịnh trị.

Tổ Sư Trần Nhân Tông còn nhận thấy nơi Đạo Phật sức mạnh phi thường trong việc xây dựng nội lực đạo đức, văn hóa và tâm linh cho dân tộc để làm chất liệu keo sơn bền vững trong việc đối kháng lại các thế lực xăm lăng của ngoại bang và giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc. Lịch sử của các triều đại về sau đã cho thấy điều đó. Khi nào đất nước thịnh trị cũng chính là lúc Đạo Phật Việt Nam hưng thịnh. Ngược lại, những lúc Đạo Phật suy vi nhân tâm ly tán chính là lúc đất nước suy vong, dân tộc lầm than điêu đứng.

Không một nhà lãnh đạo Việt Nam nào từ trước tới nay nhìn thấu suốt được vấn đề đó cho bằng Vua Trần Nhân Tông. Chính vì vậy, cả đời ngài, lúc làm Vua cũng như lúc làm Tăng Sĩ Phật Giáo, đều tận lực đem Chánh Pháp ra để thực hành và truyền bá. Có lẽ, đối với Vua Trần Nhân Tông, Phật Pháp là chiếc chìa khóa không những để mở tung tâm thức giác ngộ và giải thoát khổ đau, mà còn để mở ra cánh cửa thái bình thịnh trị và độc lập tự chủ cho cả dân tộc.

Sau đó phần phát biểu của qúy vị nhân sị, nhà văn, nhà thơ, tất cả mọi người đều ca ngợi tinh thân yêu nước sáng chói của ngài trong lịch sử Việt Nam, mặc khác moọi người cũng đã tán thán những đóng góp ý nghĩa của anh chị em trong Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông Orange County.

Kết thúc buổi lễ, ban tổ chức mời mọi người tham dự chụp hình lưu niệm và sau đó dùng bữa cơm chay thân mật trước khi chia tay.?(Việt Báo)


image036

28 Tháng Tám 2013(Xem: 20315)
(VTC News) - Trước những lời chê thẳng thắn và không tiếc lời của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, Đàm Vĩnh Hưng giở trò 'đốp chát' đáp trả ngay trên trang cá nhân.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 19365)
Ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ gặp những cuộc biểu tình lớn. Hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã tụ tập trước Toà Bạch Ốc để đòi hỏi trả tự do cho những nhà đối kháng như luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ Việt Khang...
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20790)
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20782)
Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18195)
Một thanh niên biểu tình cầm biểu ngữ với hàng chữ kêu gọi Chủ tịch Sang hãy hành động để đánh đuổi Trung Quốc xâm lược ra khỏi Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17673)
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22869)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20141)
Tướng Đính: “…Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội đối với lịch sử Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng minh…”, Lời TT Diệm & Cố vấn Nhu: “...Vì thế Việt Nam có thể là một chiến trường tương lai, để Mỹ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh…”
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18408)
Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17869)
Bài nói chuyện tại chùa Bát Nhã, CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013 nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18312)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17193)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, đã từng có những nỗ lực phổ biến Phật học, đã từng trình bày những luận cứ uyên bác trong những tác phẩm, những bài lai cảo viết về Phật giáo cũng như về một biến chuyển cách đây nửa thế kỷ: ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa của trái tim mình, biến thân xác Ngài thành một ngọn đuốc để xua hết những bóng tối của cường quyền đang trùm phủ lên Phật giáo Việt Nam mùa Pháp nạn 1963.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16763)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ đã được bạch hóa vài năm gần đây và được Cư Sĩ Nguyên Giác dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch của cư sĩ Nguyên Giác đã được nhiều trang web Phật Giáo Việt Nam đăng tải như trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v…
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19683)
Đại nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng ngọn lửa Từ Bi của Phật Giáo đồng thời cũng tràn đầy tình thương và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17090)
Tụng cho nhân loại hòa bình. Trước sau bền vững tình huynh đệ này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17054)
Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19885)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21134)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng Tháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17579)
LTS: Dưới đây là nguyên văn tất cả các bài tham luận, phát biểu đọc trong buổi lễ tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tổ chức.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 23206)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho chính nghĩa.” Đó là lời phát biểu của vị chủ tọa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay, do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nam California tổ chức trọng thể tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.