Hạ Đỏ: Đến Vì tình 3. Bùi Văn Phú: Trở về Guam 44 năm sau

07 Tháng Mười 20198:21 SA(Xem: 8124)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ HAI 07 OCT 2019


Hạ Đỏ Bích Phượng trân trọng giới thiệu "Đến Vì tình 3" - Dòng nhạc Ngô Thụy Miên / Phú Quang / Hạ Đỏ Bích Phượng.


Show ra mắt 2 CDs mới của Hạ Đỏ Bích Phượng: "Những Chân Tình & Giving Love".


image022


MC's: Ls. Derrick Nguyễn Hoàng Dũng & Thúy An.


Program Director: Nguyễn Mạnh Tùng.


Stage Manager: Tuấn Lê.


Sound & Light Director:Việt Anh.


Premiere Production & Minh Trần


Heartbeat Music Band: Quang Ngọc (Music Arrangement & Piano), Thanh Thảo (Violon), Đạt Trần (Keyboard), Tuấn Joe (Guitar), Doanh Huỳnh (Drum), U Minh Kiệt (Bass), Vũ Anh Tuấn (Saxophone).


Với sự góp mặt của các danh ca:


Ngọc Hương, Tấn Bảo, Hoàng Mỹ An, Thiên Tôn, Ngọc Anh, Vũ Khanh, Đồng Lan, Lê Toàn, Vasa Diệu Nga, Lê Hoàng Hiệp;


Nhóm 5 Dòng Kẻ; Special Appearane: Eru Matsumoto (Cellist).


Địa điểm:


6:PM Saturday Oct 26, 2019


Saigon Performing Arts Center


16149 Brookhust St., Foutain Valley, CA 92708.


image024

Đồng Lan


 image026

Đồng Lan và Guitar


 image028

Bích Phượng (thứ hai từ trái) và 5 Dòng Kẻ


 image030

Bích Phượng và Vasa MaxNhan - Vân Anh - Cường - Eru Matsumoto.


 image032

5 Dòng Kẻ


 image034

5 Dòng Kẻ. Photos: BP


++++++++++++++++++++++++++++++++


Trở về đảo Guam 44 năm sau


Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ California


  • 6 tháng 10 2019

image036Bản quyền hình ảnh Vương Thế Tuấn Image caption Phái đoàn người Mỹ gốc Việt tại tượng đài Lone Sailor ở Guam hôm 30/4/2019. Đứng bên bìa phải là Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn


Một tượng đài Lone Sailor - Người Thuỷ thủ Cô đơn - đã được đặt ở công viên Ricardo J. Bordallo Governor's Complex, Hagatna trên đảo Guam. Công trình này được thực hiện qua sự đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt để ghi nhớ những giúp đỡ mà người lính hải quân Hoa Kỳ đã dành cho dân Việt tị nạn đến đảo vào tháng Tư 1975.


Khi biến cố 30/4/1975 xảy đến, với sự đầu hàng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, 130 nghìn người Việt được di tản bằng máy bay và tầu bè các loại ra khỏi Việt Nam. Trong số đó, 110 nghìn được đưa vào Guam qua "Chiến dịch Đời sống Mới" (Operation of New Life) của chính phủ Hoa Kỳ để làm thủ tục nhập cư trước khi được chuyển vào các trại tị nạn trong nội địa tại California, Arkansas, Florida và Pennsylvania chờ được bảo trợ định cư.


Nhớ Tô Thùy Yên và 'Chiều trên phá Tam Giang'


Từ Mỹ nhìn về giáo dục ở Việt Nam


Tháng Tư nghe lại 'Nối vòng tay lớn'


Đến cuối tháng 10/1975 thì người Việt tị nạn cuối cùng rời trại đi định cư ở nhiều tiểu bang, đông nhất là ở California, Washington, Texas, Virginia, Louisiana để từ đó hình thành những cộng đồng người Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ.


Thời gian qua mau. Bốn mươi bốn năm sau mới có một phái đoàn người Việt trở lại Guam, đúng vào dịp 30/4 vừa qua, trong chuyến thăm tượng đài Lone Sailor vừa được dựng trên đảo.


Hai năm trước dự án xây tượng đài này ra đời. Cô Phạm Thanh Nga, một người ủng hộ dự án từ những ngày đầu, trong một lần trả lời phỏng vấn hồi đầu năm 2018 cho biết Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn là người có ý tưởng xây tượng đài Lone Sailor ở Guam để nhớ đến những thủy thủ đã giúp đỡ người tị nạn Việt hơn bốn mươi năm trước, trong đó có Đại tá Huấn đến Guam lúc ông mới 14 tuổi vào năm 1975.


Đại tá Huấn, vừa chính thức được lên chức Phó Đề đốc Hải quân từ ngày 1/10/2019, là người con duy nhất sống sót trong biến cố Tết Mậu Thân khi một đặc công Việt Cộng giết cả gia đình ông gồm bố là Trung tá Thiết giáp Nguyễn Tuấn, mẹ, bà nội và 5 anh em.


Trong một dịp gặp CEO của U.S. Navy Memorial Foundation (www.navymemorial.org), Đại tá Huấn ngỏ ý muốn xây dựng tượng đài ở Guam và đề nghị của ông được chấp thuận. Từ đó đã có những buổi gây quĩ xây dựng tượng đài.


Đóng góp tiên khởi cho dự án có các mạnh thường quân như ông bà Roger Quan, bà Phạm Thanh Nga mỗi người 25 nghìn đôla. Nhiều hoạt động gây quỹ trong cộng đồng người Việt đã được tổ chức ở California với sự tham dự của cựu Phó Đề đốc Frank Thorp là CEO của U.S. Navy Memorial.


Cuối năm 2018 tượng Lone Sailor được dựng ở Guam, trong khuôn viên dinh thống đốc. Mới chỉ có bức tượng, còn toàn cảnh công viên sẽ được hoàn tất với phần đặt những băng ghế, những viên gạch ghi tên các mạnh thường quân đã đóng góp tài chánh xây dựng tượng đài.


Chọn đại học ở California


Người Việt ở Mỹ: Nếu bị trục xuất, Việt Nam có nhận?


Cuối tháng 9 vừa qua Dân Sinh Media và cơ quan IRCC ở San Jose đã tổ chức chiếu phim tài liệu về chuyến đi Guam của phái đoàn người Mỹ gốc Việt ra thăm tượng đài. Trên ba trăm người tham dự buổi chiếu phim xen kẽ với những tiết mục văn nghệ phụ diễn. Một số người đã từng sống ở Guam cũng đã lên kể lại trải nghiệm trong thời gian tạm trú trên đảo.


Phái đoàn người Việt đến Guam thăm tượng đài, được sự hướng dẫn của cựu Phó Đề đốc Frank Thorp, gồm mười người, đa số đi từ California. Có những người đã đến Guam năm 1975 như Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn, cựu Thiếu tá Hải quân Vương Thế Tuấn, cựu Đại úy Hải quân HQ-1 Phạm Tiến Cương và vợ từ tiểu bang Rhode Island, ông Nguyễn Văn Sâm là cựu sinh viên Đại học Sài Gòn; và những người chưa từng ở Guam như bà Phạm Thanh Nga, bà Tuyết từ Texas, ông Lê Đình Bì là giám đốc Truyền hình VietToday, ông Phạm Phú Nam là giám đốc Dân Sinh Media và vợ cùng con trai.


Phỏng vấn ông Phạm Phú Nam, người làm phim tài liệu về chuyến đi, ông nói điều nhớ nhất là đoàn gặp được Thượng sĩ Hải quân tên Henry, ông đã từng làm việc giúp người tị nạn vào năm 1975. Ông Henry hỏi có ai mang số an sinh xã hội bắt đầu với 586, đó là ba con số đầu trong chuỗi số an sinh xã hội dành cho người tị nạn Việt Nam đến Guam năm 1975. Thượng sĩ Henry rất vui và phấn khởi khi gặp lại người Việt, nhất là những ai đã ở Guam.


image038


Bản quyền hình ảnh Dân Sinh Media Image caption Thượng sĩ Hải quân Henry, bên trái, từng đón tiếp người Việt tị nạn đến Guam năm 1975 và cựu Phó Đề đốc Frank Thorp hướng dẫn đoàn người Mỹ gốc Việt thăm những nơi từng là trại tị nạn


Tuy nhiên ông Nam có nhận xét là dù đã có đông người Việt từng ở Guam nhưng chưa mấy người có dịp trở lại đây và cũng quên cám ơn người dân Guam. Lý do, theo ông, có lẽ vì đường xá xa xôi. Từ California đi Hawaii trước, mất gần 5 tiếng đồng hồ, rồi từ Hawaii đến Guam thêm 7 tiếng nữa và giá vé không rẻ, đi vào tháng Tư mà 1700 đôla cho một vé đi và về.


Ông Nam nói: "Đến được đây là cho mình cơ hội cám ơn chính quyền và người dân Guam đã giúp đỡ người tị nạn vào năm 1975. Mình phải nhớ là ngày xưa đảo là lãnh địa tự trị, họ có quyền từ chối nhận mình. Chính phủ Hoa Kỳ cũng không làm gì được nếu họ không nhận. Chính người dân Guam đã cứu giúp dân mình."


Qua chuyến đi một tuần, phái đoàn người Việt đã được cựu Phó Đề đốc Frank Thorp đưa đi thăm những nơi từng là trại tị nạn, từ Tent City Orote Point, Asan Beach nay chỉ còn là bãi cỏ cho đến căn cứ không quân Andersen AFB vẫn còn hoạt động.


Nhìn lại chuyến đi, ông Nam chia sẻ: "Điều tôi học hỏi được là chính mình đã đến tận nơi để mình có cơ hội kể lại cho mọi người biết về lịch sử người tị nạn Việt Nam khởi đầu từ nơi đây. Người mình đói rách, dơ dáy và đã được những thủy thủ, những người lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đón, nâng đỡ mà họ không có bất cứ hành động hay cử chỉ nào coi thường người mình."


Với ông Phạm Phú Nam và gia đình, đây là chuyến đi Guam lần đầu tiên.


image039


Bản quyền hình ảnh Bùi Văn Phú Image caption Báo Chân Trời Mới phát hành trong trại tị nạn ở Guam, số đầu tiên ngày 2/5/1975


Còn đối với cựu Thiếu tá Hải quân Vương Thế Tuấn, nguyên hạm trưởng đi di tản từ Côn Sơn vào ngày 30/4/1975 thì đây là chuyến trở về Guam lần thứ ba của ông.


Gặp ông trong buổi chiếu phim, hỏi chuyện và được nghe ông kể: "Năm 1970, lúc đó là trung úy hải quân, làm sĩ quan đệ tam, tôi đến Guam để được huấn luyện và nhận chiến hạm do Hải quân Hoa Kỳ bàn giao cho Hải quân Việt Nam Cộng hoà. Phiá Việt Nam có Đề đốc Lâm Ngươn Tánh đại diện. Sau khi nhận chiến hạm về, tôi lập gia đình. Lúc đó cuộc đời tôi coi như thăng hoa nhất."


Cuối tháng Tư 1975 ông Tuấn là thiếu tá hạm trưởng của chiến hạm HQ-229 đang công tác ngoài khơi Côn Sơn. Không có vợ con ở bên, ông đã cho tàu quay về Sài Gòn nhưng nửa đường thấy thuyền bè đang kéo nhau đi hết nên ông theo đoàn chiến hạm Hải quân Việt Nam Cộng hoà đi Subic Bay, Philippines. Sau đó ông được đưa bằng thương thuyền do chính phủ Mỹ thuê bao, đến Guam ngày 13/5/1975.


Không vợ con, nên ông xin hồi hương, như 1600 người đã trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín vào tháng 10/1975, được mệnh danh là "Con tầu định mệnh".


Về đến Việt Nam, Thiếu tá Vương Thế Tuấn và mọi người trên tầu bị đưa vào trại học tập cải tạo. Sau 6 năm, ông được thả, rồi vượt biển đến Hồng Kông và được định cư tại Mỹ từ năm 1982.


Hỏi cảm nhận của ông trong những lần khác nhau đến Guam, ông Tuấn cho biết:


"Năm 1970 là trung úy, trẻ măng, đến Guam nhận lãnh chiến hạm thì thật là vui vẻ. Sau chuyến đi, về nhà làm đám cưới, binh nghiệp và cuộc đời đang nở hoa."


"Năm 1975 là thiếu tá hạm trưởng, vợ con thất lạc, tôi đến Guam với tâm trạng não nùng. Lúc đó chưa có ý định trở về ngay, nhưng rồi người tị nạn dần dần được đưa vào Mỹ. Những người không vợ con cùng hoàn cảnh nằm chung lều với nhau, nhiều khi không muốn ra xếp hàng ăn nữa. Đến tháng 8, tháng 9 cũng không có tin vợ con đi lọt, tôi quyết định xin về. Hầu hết những người xin trở về là vì vợ con hay cha mẹ kẹt lại."


Trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín, cựu Thiếu tá Tuấn được thuyền trưởng là cựu Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ phân công tác làm "chief navigator" cho con tàu. Khi hỏi quyết định quay về có là điều đáng tiếc, ông Tuấn nói với giọng đầy xúc động:


"Nhìn lại chuyến trở về và giờ được kết quả như vầy là điều tôi thích thú vô cùng. Vì đời mình đã trải nghiệm qua những lúc cao nhất và thấp nhất mà mình vượt qua được để trở lại đất nước này. Bởi vậy tôi yêu quí đất nước này hơn ai hết. Đến được Guam rồi, mình đòi về, quấy rầy chương trình tị nạn của người ta. Chuyện mình muốn về là chuyện riêng tư mà làm họ đã tốn gần một triệu đôla để trang bị cho con tầu đầy đủ để đưa người trở về. Đó là tính nhân đạo của người Mỹ."


image040


Bản quyền hình ảnh Bùi Văn Phú Image caption Cựu Thiếu tá Hải Quân Vương Thế Tuấn trong buổi chiếu phim tài liệu về chuyến trở về Guam tại San Jose hôm 21/9/2019


Được trở lại Guam lần nữa, được đứng trước tượng đài Lone Sailor bên bờ biển ông Tuấn có cảm nhận:


"Đó là chỗ đẹp nhất. Nó nằm trong khu complex của những toà nhà chính phủ, văn phòng thống đốc, phó thống đốc, tất cả các ban ngành đều nằm trong đó. Tượng đứng sát bên bãi biển Asan, nhìn ra biển. Đây là vị trí đắc địa nhất, phong thuỷ rất tốt. Đến nay có tất cả 16 tượng Lone Sailor đặt ở nhiều nơi trên nước Mỹ, nhưng đặt ở ngoài nội địa Mỹ thì tượng ở Guam là tượng dành để ghi nhớ làn sóng người Việt tị nạn đầu tiên."


"Ngay từ khi biết có dự án dựng tượng ở Guam, tôi nhất quyết là phải đi. Tôi sung sướng vô cùng vì tôi đã tìm lại dĩ vãng xưa. Kỳ này tôi đi với tâm trạng peaceful, bây giờ 75 tuổi rồi, được về lại nơi đó thì hạnh phúc lắm."


Tượng đài tại Guam do tổ chức U.S. Navy Memorial Foundation thực hiện và đã chính thức khánh thành vào tháng 12 năm 2018.


Buổi lễ giới thiệu tượng đài Lone Sailor và kỷ niệm 44 năm người Việt tị nạn đến Guam được tổ chức vào đúng ngày 30/4/2019 ngay tại Dinh Thống đốc, với sự hiện diện của Thống đốc Đảo Guam Lourdes A. Leon Guerrero, các vị dân cử Guam, Phó Đề đốc Shoshana Chatfields là Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ ở Quần đảo Mariana, Phó Đề Đốc hồi hưu Frank Thorp, Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn, nhiều quân nhân Hải quân và Không quân, 15 người Việt hiện là cư dân của đảo và 10 vị khách người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều tiểu bang trong nội điạ Hoa Kỳ.


Năm 1975 đã có hai nghìn người chọn Guam định cư, nay chỉ còn 200 sinh sống tại đây cùng với 160 nghìn cư dân hải đảo. Trong đó có bác sĩ Nguyễn Văn Hoà, nguyên Trung tá Y sĩ Không quân Hoa Kỳ cũng là người từng đến Guam 44 năm trước. Ông được quý mến vì luôn giúp đỡ người thiếu thốn. Tuy ít người Việt, ở đây cũng có hơn chục nhà hàng ăn Việt và mấy tiệm làm đẹp móng tay do người Việt làm chủ.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22604)
Một vài người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về bài phỏng vấn của ông Châu Ngọc Thủy với bà Trần Khải Thanh Thủy đề cập về cá nhân tôi và đảng Việt Tân, một tổ chức mà tôi rất trân quý và hãnh diện là đảng viên trong suốt hơn 3 thập niên qua để thực hiện ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc
26 Tháng Mười 2014(Xem: 24063)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18114)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17955)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17751)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19403)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18272)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 18017)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16966)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18586)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19419)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17945)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19066)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19165)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19454)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32588)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21180)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18211)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19769)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.