VOA phỏng vấn cộng đồng về bản án Trương Duy Nhất

23 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 15596)

VOA Report: Quan điểm của các nhà cầm bút hải ngoại về bản án dành cho Blogger Trương Duy Nhất

image037

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện 
Phát thanh Thứ Tư, 12 tháng Ba, 2014

 

Trong phiên tòa ngày 4 tháng 3 tại Đà Nẵng, blogger/nhà báo Trương Duy Nhất, 50 tuổi, đã bị tuyên án 2 năm tù với tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân", theo điều 258 Bộ luật Hình sự. Theo các nguồn tin trong nước thì ông Trương Duy Nhất đã bị án tù vì những bài viết trên trang blog ‘Một Góc Nhìn Khác’, chỉ trích những tệ trạng và sai lầm của nhà nước. Bản án xảy ra ngay sau khi Việt Nam trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ và qua một cuộc Phối Kiểm Phổ Quát Định Kỳ(UPR) về Nhân Quyền Việt Nam tại Geneve. Sự kiện này làm nhiều tổ chức bảo vệ Nhân Quyền quốc tế cũng như các quốc gia trên thế giới rất quan tâm và lên tiếng phản kháng. Giới cầm bút và truyền thông người Việt hải ngoại cũng rất quan tâm về bản án dành cho ông Trương Duy Nhất.

 

Ông Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí ở Quận Cam, miền nam California và đang điều hành tờ Văn Hóa Magazine Online, cho rằng, bản án dành cho blogger Trương Duy Nhất tương đối nhẹ, so với các bản án dành cho các nhà dân chủ: 

"Ông Trương Duy Nhất là một nhà báo thuộc về dòng chính, ông đang đi trên lề phải, là có lợi cho nhà nước, mà ông lại chạy sang lề trái để phát biểu. Những lời phát biểu này nhiều khi nó lại có lợi cho dân chúng. Thật ra cái bản án 2 năm này, so với các bản án dành cho các nhà dân chủ khác thì tương đối nhẹ, nhằm là cảnh cáo nhà báo dòng chính mà dám có những lời lẽ hỗn với lãnh đạo mà thôi."

Ông nhận định rằng, bản án phản ánh sự chia rẽ giữa các phe phái trong đảng CVSN:
"Ông Trương Duy Nhất đã từng được ban tuyên giáo chính phủ tuyên dương về khả năng làm báo của ông. Như vậy đó, thì vấn đề bây giờ là ông đang bị kết án bởi đảng phe nào? Đảng phe nào trước đây tuyên dương ông?Và hiện nay đảng phe nào kết án ông?"

 

Theo Nhà văn Yên Sơn, một cư dân Houston và là Chủ Tịch Ủy Ban Định Chế Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, thì vì đã là nhà báo của nhà nước nên những bài viết của ông Trương Duy Nhất làm người dân hiểu rõ sự thật về nhà nước hơn:
"Nhà báo Trương Duy Nhất đã một thời gian khá lâu làm việc với các báo nhà nước, thì cái sự hiểu biết, cái cách nhìn chính xác. Đó là một điểm rất có hại cho chính quyền CSVN bây giờ. Dĩ nhiên đó là một cơ hội để tạo sự hiểu biết cho toàn dân. Một điều rất tốt."

 

Tiến sĩ Trần Diệu Chân, người dịch tác phẩm "Death by China" của tác giả Peter Navarro qua Việt ngữ, dưới tựa đề "Chết bởi Trung Quốc", được nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước biết đến, chia sẻ rằng những bài viết của blogger Trương Duy Nhất là tiếng nói lương tâm mà nhà nước Việt Nam cần lắng nghe:

"Các bài viết mang tính chất xây dựng như của nhà báo Trương Duy Nhất là một điều rất cần thiết cho nhà nước Việt Nam, nhất là trong bối cảnh ngày hôm nay, khi mọi mặt của cuộc sống tại Việt Nam đang tuột dốc một cách thê thảm và trầm trọng. Một nhà nước biết thực sự vì quyền lợi của người dân không những phải biết lắng nghe những phản hồi của người dân, của truyền thông, của những nhà hoạt động, biết lắng nghe tiếng nói của lương tâm, như những bài báo của nhà báo Trương Duy Nhất, mà còn phải biết khuyến khích những phản hồi, những phê phán từ quần chúng về cách hành xử cũng như chính sách của nhà nước."

 

Đối chiếu với Hiến Pháp Việt Nam, Ông Lý Kiến Trúc nói rằng bản án dành cho Ông Trương Duy Nhất là đi ngược lại Hiến Pháp Việt Nam:
"Nói đến bản án dành cho ông Trương Duy Nhất để mà đối chiếu với Hiến Pháp Việt Nam, thì tôi thấy nó có sự trái ngược rất rõ ràng đối với những văn bản chính thức của Hiến Pháp nước CHXHCNVN."

 

Trong khi đó Tiến sĩ Trần Diệu Chân nhận xét, rằng sự kết án ông Trương Duy Nhất là vi phạm hiến pháp của chính Việt Nam và phản ánh sự che dấu của nhà nước:
"Điều 69 của Hiến Pháp năm 1992 và điều 25 của HP 2013 của chế độ Hà nội đã quy định rõ rệt các quyền Tự Do Dân Chủ mà Ông Trương Duy Nhất xử dụng. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Nếu quyền này chỉ được coi là hợp hiến và hợp pháp khi người dân khen hay đồng ý với chế độ và bị kết tội khi phê bình những sai trái của chế độ, thì rõ ràng đây là một chế độ chuộng xu nịnh và giả dối."

 

Trước sự gia tăng đàn áp nhân quyền, ngay sau khi trở thành một thành viên của hội đồng Nhân quyền LHQ, qua những bản án dành cho LS Lê Quốc Quân, blogger Trương Duy Nhất và các nhà tranh đấu khác, Tiến sĩ Diệu Chân nhận định như sau về nhiệm vụ của người dân Việt Nam đối với các hành động của nhà nước Việt Nam:
"Họ đã vi phạm tất cả những điều mà họ đã từng ký kết tôn trọng với nhân dân và cộng đồng quốc tế. Trên cương vị của người Việt, trong nước cũng như hải ngoại, người cầm bút hay không cầm bút, tất cả cần phải lên tiếng nói bởi vì không những đó là bổn phận, đó là tiếng nói lương tâm và cũng để giúp cho lãnh đạo CSVN thức tỉnh."

 

Nhận định về cơ hội nhà nước Việt Nam sẽ thay đổi chính sách để theo trào lưu dân chủ thế giới, Ông Lý Kiến Trúc cho rằng nhà nước Việt nam cũng có những dấu hiệu lắng nghe:
"Tôi nghĩ là trong cái xu thế đòi hỏi dân chủ và quyền phát biểu tự do tư tưởng, đó là quyền đầu tiên khi con người mới sinh ra, thì từ từ nhà nước CS Việt Nam có những dấu hiệu chấp nhận dần dần, bằng chứng là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những cuộc họp với ban cố vấn chuyên viên đặc biệt của ông ta, ban tư vấn đó, thì ông ta có vẻ lắng nghe, có vẻ lắng nghe một số những ý kiến gần như là đối nghịch với quan điểm của nhà nước. Tôi cho đó là một dấu hiệu đáng mừng vì như vậy chứng tỏ rằng nhà nước CSVN bây giờ họ đã bắt đầu biết lắng nghe và có thể, có thể là từ từ họ sẽ biết phục thiện."

Nhưng Tiến sĩ Diệu Chân thì nói là nhà nước Việt Nam chỉ thay đổi khi có nhiều áp lực từ quốc tế cũng như những tiếng nói lương tâm từ người dân trong nước và hải ngoại:

"Chúng tôi hy vọng là những sự thay đổi sẽ diễn biến trên đất nước chúng ta, nhưng mà không một thể chế độc tài nào mà tự động thay đổi nếu không có áp lực của toàn dân và áp lực của quốc tế . Ngày hôm nay chúng ta thấy rõ là nếu một chế độ không biết lắng nghe người dân, tạo ra nhiều bất công, sai lầm và phẫn uất trong quần chúng, cũng như đắc tội với tổ tiên qua việc dâng nhượng biển đảo bờ cõi cho ngoại bang, thì dù là một chế độ có bao nhiêu thủ đoạn, nhà tù và súng ống cũng không thể nào chống chọi được với ý nguyện của toàn dân và bài học Ukraine vẫn còn nóng hổi trong dư luận quốc tế cũng như cộng đồng dân tộc của chúng ta."

 

Nhà văn Yên Sơn cũng đồng ý và cho rằng các người cầm bút cần phải tiếp tục tranh đấu nói lên sự thật:
"Những người cầm bút hải ngoại vẫn phải tiếp tục dùng ngòi bút của mình để nói lên, để gửi về Việt Nam, những cái nhìn trung thực, những khía cạnh có lợi cho vấn đề tranh đấu cho người Việt Nam bây giờ."

 

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas./

 

++++++++++++++++++

Vì sao Mỹ muốn gặp các nhà bất đồng VN

BBC - thứ bảy, 21 tháng 1, 2012

Luật sư Lê Quốc Quân cho BBC hay một số nét về cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa đoàn thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và Kelly Ayotte hôm thứ Sáu 20/01/2012 với các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tại Hà Nội.

Ông Quân cho biết chuyến gặp mặt của bốn chính khách với các nhà bất đồng chính kiến, các cựu tù nhân bác sỹ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Quốc Quân và luật sư Nguyễn Văn Đài, nhằm để "tìm hiểu quan điểm của chúng tôi về nhân quyền của Việt Nam thực sự như thế nào để đánh giá một cách thực sự trung thực và đúng đắn nhất."

Ông nói đoàn thượng nghị sỹ cũng trao đổi quan điểm của mình về tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm qua và thời gian gần đây với các nhà bất đồng:

"Họ nói rằng tình hình nhân quyền tồi tệ hơn nhiều do việc bắt giữ, rồi có nhiều sự đàn áp lớn hơn gần đây của chính phủ (Việt Nam) đối với những nhà bất đồng chính kiến," từ Hà Nội, luật sư Lê Quốc Quân nói với Quốc Phương.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 20314)
(VTC News) - Trước những lời chê thẳng thắn và không tiếc lời của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, Đàm Vĩnh Hưng giở trò 'đốp chát' đáp trả ngay trên trang cá nhân.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 19364)
Ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ gặp những cuộc biểu tình lớn. Hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã tụ tập trước Toà Bạch Ốc để đòi hỏi trả tự do cho những nhà đối kháng như luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ Việt Khang...
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20789)
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20782)
Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18195)
Một thanh niên biểu tình cầm biểu ngữ với hàng chữ kêu gọi Chủ tịch Sang hãy hành động để đánh đuổi Trung Quốc xâm lược ra khỏi Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17673)
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22869)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20140)
Tướng Đính: “…Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội đối với lịch sử Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng minh…”, Lời TT Diệm & Cố vấn Nhu: “...Vì thế Việt Nam có thể là một chiến trường tương lai, để Mỹ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh…”
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18406)
Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17868)
Bài nói chuyện tại chùa Bát Nhã, CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013 nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18310)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17193)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, đã từng có những nỗ lực phổ biến Phật học, đã từng trình bày những luận cứ uyên bác trong những tác phẩm, những bài lai cảo viết về Phật giáo cũng như về một biến chuyển cách đây nửa thế kỷ: ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa của trái tim mình, biến thân xác Ngài thành một ngọn đuốc để xua hết những bóng tối của cường quyền đang trùm phủ lên Phật giáo Việt Nam mùa Pháp nạn 1963.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16762)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ đã được bạch hóa vài năm gần đây và được Cư Sĩ Nguyên Giác dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch của cư sĩ Nguyên Giác đã được nhiều trang web Phật Giáo Việt Nam đăng tải như trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v…
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19683)
Đại nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng ngọn lửa Từ Bi của Phật Giáo đồng thời cũng tràn đầy tình thương và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17087)
Tụng cho nhân loại hòa bình. Trước sau bền vững tình huynh đệ này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17054)
Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19884)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21133)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng Tháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17578)
LTS: Dưới đây là nguyên văn tất cả các bài tham luận, phát biểu đọc trong buổi lễ tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tổ chức.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 23206)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho chính nghĩa.” Đó là lời phát biểu của vị chủ tọa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay, do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nam California tổ chức trọng thể tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.