Ngân sách 7 tỉ USD cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương

13 Tháng Bảy 20208:56 SA(Xem: 7044)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ HAI 13 JULY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Ngân sách 7 tỉ USD cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương


Theo Reuters, Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ tối 1.7 (giờ Mỹ) thông qua phiên bản của Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) năm 2021. Dự luật trị giá 741 tỉ USD này quy định các khoản chi của Bộ Quốc phòng Mỹ. Dự luật NDAA năm 2021 có cả điều khoản về “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” với khoản ngân sách 7 tỉ USD nhằm củng cố các liên minh quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific), trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.


Dự luật dự kiến sẽ được toàn Hạ viện thảo luận trong tháng này. Hôm 11.6.2020, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng thông qua dự thảo tương tự và văn kiện này đang được toàn Thượng viện xem xét. Hạ viện và Thượng viện Mỹ sẽ kết hợp hai bản dự thảo để đưa ra một dự luật thống nhất về ngân sách quốc phòng, sau đó gửi tới Tổng thống Donald Trump ký ban hành hoặc phủ quyết. 


Washington chỉ trích Bắc Kinh tập trận ở khu vực Hoàng Sa


Bộ Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tập trận lớn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN ở Biển Đông, từ ngày 1 - 5.7. Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 2.7 (giờ Mỹ) đã chỉ trích việc Trung Quốc tập trận tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông là đi ngược lại các nỗ lực giảm căng thẳng và duy trì ổn định.


“Việc tập trận là động thái mới nhất trong chuỗi hành động nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc và gây bất lợi cho các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”, thông cáo nêu rõ. Bộ Quốc phòng Mỹ còn khẳng định: “Hành động của Trung Quốc trái ngược với cam kết của nước này không quân sự hóa Biển Đông”. Danh Toại


'Đấu pháp' của hải quân Mỹ thách thức Trung cộng trên Biển Đông


Ngô Minh Trí

04/07/2020 3 Thanh Niên


Sử dụng chiến hạm cận bờ có hỏa lực đáng gờm và kết hợp cùng nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay từ xa là cách thức mà Washington đang thực hiện để răn đe các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông.


image003

Chiến hạm USS Gabrielle Giffords (trên) theo dõi hoạt động gần tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung cộng (dưới) ở Biển Đông.PACOM


Ngày 2.7.2020, một trang thông tin của Ngũ giác Đài đăng hình ảnh chiến hạm cận bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) thuộc lớp Independence đang hoạt động gần tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung cộng ở Biển Đông. Theo Mỹ, tàu USS Gabrielle Giffords hoạt động tại đây nhằm tăng cường khả năng tương tác với các đối tác và đóng vai trò là lực lượng sẵn sàng ứng phó.


Thời gian qua, chiến hạm này liên tục hoạt động ở biển nam Trung Hoa diễn tập với 2 chiến hạm của Nhật Bản vào cuối tháng 6; có mặt tại khu vực hoạt động của tàu khoan thăm dò dầu khí Malaysia ở biển bắc Malaysia hồi tháng 5; tập luyện cùng chiến hạm đổ bộ USS America (LHA-6) ở Biển Đông vào giữa tháng 3. Và vào tháng 1, chiến hạm cận bờ này cùng tàu USS Montgomery, cũng thuộc lớp Independence, đã hoạt động trên biển nam Trung Hoa. Ngũ giác Đài vẫn luôn mô tả USS Montgomery có vai trò khẳng định cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, vốn để kiềm chế các hoạt động đáng lo ngại từ phía Bắc Kinh.


Cặp “sát thủ diệt hạm”


Chiến hạm lớp Independence có lượng giãn nước hơn 3.100 tấn, dài khoảng 115 m và bán kính hoạt động từ 1.100 - 1.700 km, tốc độ tối đa gần 90 km/giờ và rất phù hợp để hoạt động ở khu vực tây Thái Bình Dương. Ban đầu, LCS được Mỹ phát triển để thực thi các nhiệm vụ như chống cướp biển, chống khủng bố... Nhưng gần đây, năng lực tác chiến của Chiến hạm lớp Independence đã nâng lên đáng kể.


Trả lời Thanh Niên, TS James R.Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) phân tích: “Chiến hạm cận bờ lớp Independence - gần đây được trang bị tên lửa NSM (Naval Strike Missile) đối hạm và tấn công mặt đất. Loại tên lửa này giúp chiến hạm cận bờ Independence vẫn có uy lực mạnh mẽ để tiến hành tự do hàng hải (FONOP), chứ không cần phải điều động tàu khu trục như trước đây”.


NSM là loại tên lửa đối hạm hiện đại, thậm chí có nhiều ưu điểm so với tên lửa Harpoon vốn đã có hơn 40 năm đồng hành cùng nhiều lớp chiến hạm Mỹ. Các ưu điểm phải kể đến là khối lượng nhẹ hơn nên dễ lắp đặt hơn, cơ chế nổ và công nghệ điện tử tiên tiến để tối đa hóa độ chính xác và sức công phá. Giai đoạn cuối của NSM có thể cập nhật mục tiêu và gia tăng tính chính xác. Trong một số trường hợp, NSM có tầm bắn lên đến 300 hải lý (hơn 550 km).


Ngoài ra, tàu chiến lớp Independence còn mang theo trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout. Dù chỉ mang theo tên lửa tầm ngắn như Hellfire, bom dẫn đường cỡ nhỏ, tên lửa tấn công mặt đất, nhưng dòng máy bay này lại sở hữu hệ thống điện tử tối tân, nhất là các bộ cảm biến, radar hải quân cực nhạy cả ban ngày lẫn ban đêm. Hệ thống radar trên MQ-8B Fire Scout có tầm bao phủ với bán kính khoảng 80 km. Nhờ đó, khi phối hợp với NSM, MQ-8B Fire Scout đóng vai trò trinh sát từ xa để “chỉ điểm”, rồi chuyển dữ liệu cho tàu khai hỏa NSM.


image005

Chiến đấu cơ F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz khi tập luyện ở biển Philippines cuối tháng 6.2020. ẢNH: PACOM


Vì thế, khi chiến hạm cận bờ lớp Independence mang theo MQ-8B Fire Scout sẽ trở thành cặp đôi sát thủ hoàn hảo trên biển. Ngoài ra, lớp chiến hạm này còn mang theo máy bay trực thăng tác chiến đa nhiệm SH-60 Seahawk tích hợp nhiều loại ngư lôi, tên lửa để có thể tấn công tàu chiến lẫn đất liền.


Lực lượng phối hợp hùng hậu


Tất nhiên, dù có hỏa lực chính xác cao, nhưng rõ ràng tàu chiến lớp Independence khó đủ sức đương đầu với các chiến hạm cỡ lớn. Vì thế, trong thực tế thì Mỹ có thêm một lực lượng chiến hạm hùng hậu đang hoạt động không xa tàu USS Gabrielle Giffords.


Điển hình là 3 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan và USS Nimitz đang hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương. Các tàu sân bay này mang theo chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet. Đây là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm có tốc độ tối đa lên đến 1.900 km/giờ, bán kính chiến đấu khoảng 720 km, tầm bay khoảng 2.300 km... Kèm theo đó là hỏa lực cực mạnh từ nhiều loại tên lửa chống tàu chiến, tên lửa hành trình, tên lửa đối không, bom...


Vì thế, từ vùng tây Thái Bình Dương, sức mạnh tác chiến không - biển từ 3 nhóm tác chiến tàu sân bay có thể nhanh chóng phối hợp cùng chiến hạm cận bờ. Ngoài ra, nhiều loại tàu khác của hải quân Mỹ, như tàu khu trục, tàu ngầm..., cũng đang hoạt động ở vùng tây Thái Bình Dương.


Chính vì thế, có thể thấy rõ Lầu Năm Góc đang sử dụng chiến hạm cận bờ đóng vai trò tiên phong để thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông, đồng thời kèm theo một lực lượng hỗ trợ hùng hậu.  (NGÔ MINH TRÍ)
03 Tháng Ba 2016(Xem: 15765)
XEM THÊM: - Nguồn gốc đình Làng VN
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 13707)
"Tài sản của các nhà “tư bản đỏ” và các quan chức ở Trung Quốc thường bị che giấu hoặc phân tán cho nhiều thành viên trong gia đình. Chính tờ Economist trong bài báo đã dẫn cũng thừa nhận rằng Trung Quốc là “nơi mà các bài báo phanh phui gần đây cho thấy nhiều chính trị gia có thế lực đã ngụy trang tài sản của họ bằng cách thuyết phục các bạn bè và gia đình giữ tài sản nhân danh họ” và “các ghi chép tài sản không đáng tin cậy cũng giúp che giấu ai sở hữu cái gì”.
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 14316)
"Những nhận thức bảo thủ có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng một con người hủ bại do tham nhũng, do chuyên quyền... thì không thể thay đổi được. Nếu lãnh đạo sắp tới có quyết tâm diệt tham nhũng, Việt Nam đã hội đủ điều kiện ban đầu để phát triển. Nếu các đảng viên hiện đang tham dự Đại hội 12 đặt quyền lợi và tương lai đất nước lên trên thì sẽ phải biết mình bầu cho ai".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 14288)
- "Nhiều người đang trông chờ “Luật về hội”, một đạo luật mà “Quốc hội của Đảng” (chứ không phải của Dân) hứa sẽ ban hành và chưa biết ngày nào sẽ ban hành. Tuy nhiên, nếu cứ trông chờ vào một đạo luật để có thể hội họp và lập hội thì đó có thể chỉ là một giấc mơ hay một ảo tưởng ...". - Xem lại bài 1: Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? http://www.nhatbaovanhoa.com Mục TIN NÓNG.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 15684)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 14730)
"Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15307)
- Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng chống cho bằng được TT Nguyễn Tấn Dũng? - TT Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối trên hai vấn đề: - Thứ nhất là đổi mới thể chế cho phù hợp với nền kinh tế mà nhà nước VN luôn luôn công khai xin các nước phát triển công nhận đó là nền kinh tế thị trường đích thực; - Thứ hai là không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy "hữu nghị viển vông" với Trung Quốc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 14006)
"Phải chăng Thủ tướng Dũng đang quyết định việc “thay đổi thể chế cho bằng được”, từ mô hình Nhà nước lãnh đạo toàn diện dịch chuyển sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển? Liệu những đề xuất trên của Thủ tướng Dũng có khả năng phủ bóng trên Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam?"
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 14967)
"Trong sự bi phẫn có chen vào cảm hứng bi hùng từ tứ thơ tuyệt đẹp của người tráng sĩ thời tao loạn ở buổi mạt kỳ vương triều Trần thế kỷ XIV chuyển sang XV trong cuộc chiến không cân sức chống quân xâm lược nhà Minh. Đẹp với hình tượng trong câu thơ mà người đời gọi là “thi trung hữu hoạ”: Thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 14261)
"... nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc Hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. "The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm,” cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng.”
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13977)
" vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN". "Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:"
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14059)
"Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13994)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".