Tranh luận Triết học: Tìm lại tư tưởng Lý Đông A cho Việt Nam

14 Tháng Mười 20209:14 SA(Xem: 7196)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 14 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Tranh luận Triết học: Tìm lại tư tưởng Lý Đông A cho Việt Nam


Đỗ Thái Nhiên


Gửi tới Diễn đàn BBC từ California, Hoa Kỳ 14/10/2020


image001Nguồn hình ảnh, Đỗ Thái Nhiên. Chụp lại hình ảnh, Ông Đỗ Thái Nhiên, cựu Luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon (trước 1975)


Ông Đỗ Thái Nhiên, cựu Luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon (trước 1975), tác giả hai cuốn: Triết học Lý Đông A (NXB Thời Văn, 2005, Hoa Kỳ) và Một quan niệm chung cho Nhân quyền (NXB MIỀN NAM, 2014, Hoa Kỳ)


Trên diễn đàn của BBC News Tiếng Việt hôm 29/09 có bài "Việt Nam và nền Triết học đã chết" của tác giả Hà Văn Thủy, viết từ Sài Gòn. Từ bài viết của tác giả Hà Văn Thủy, trong bài này, tôi xin được giải thích về Triết học Việt Nam.


Ông Hà Văn Thủy cho rằng Triết học phương Tây đã chết.


Còn bàn về Triết học Việt Nam, ông viết:


" Việt Nam có triết học không? Có, không chỉ có mà là thứ triết học tuyệt vời. Khi thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, sẽ thấy Kinh Dịch là sản phẩm triết học vĩ đại. Thích, Lão, Khổng, Mạnh… là những triết gia lớn. Không chỉ vậy, ngay thời chúng ta, Kim Định là triết gia thiên tài mà do cách nhìn thiển cận trong vòng vây của triết học phi nhân phương Tây, người ta không nhận ra. Tôi tin rằng hơn nửa thế kỷ bị coi như cỏ dại bên đường nhưng rồi sẽ có ngày, thế giới tôn ông là triết gia bậc thầy."


Qua bút pháp của Hà Văn Thủy, chân dung của triết gia Kim Định chỉ được vẽ ra theo kiểu tranh sơ phác, kiểu "mờ mờ nhân ảnh".


Từ bài viết của tác giả Hà Văn Thủy, trong bài này, tôi xin được giải thích về Triết học Việt Nam như sau.


Tác giả của Triết học Việt Nam là Lý Đông A tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, sanh ngày 10/12 năm 1920, tại làng Yên Tập, tổng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (cũ).


Triết học Việt Nam được Lý Đông A trình bày theo ba luận đề: Bản thể của Việt triết, Nhận thức của Việt triết, Phương pháp của Việt triết. Ba luận đề này không thể tách rời. Thiếu một trong ba luận đề kia, triết học sẽ chỉ là "trò phân tích ngôn từ" đúng như Stephen Hawking đã phê phán.


Bản thể và phương pháp của Triết học Việt Nam theo Lý Đông A


Bản thể của triết học còn gọi là tiền đề của triết học. Luận đề này tương đương với công đoạn chẩn bệnh của y khoa trị liệu. Chẩn bệnh sai, toàn bộ bệnh án phải đi vào hố rác. Đây là sai lầm từ xuất phát điểm của Karl Marx. Sai lầm này đã giết chết Marxism ngay từ gốc.


Về nhận thức của triết học Việt Nam qua tư tưởng của Lý Đông A:


Tư tưởng Lý Đông A là sự đãi lọc suy nghĩ của quần chúng Việt Nam thông qua đời sống thực tế đi kèm với văn chương bình dân, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tiền đề Triết học Lý Đông A là Con Người. Tiền đề này mở ra cho Loài Người bốn-không-gian-sống đoàn kết trong hạnh phúc: cá nhân, gia đình, dân tộc, nhân loại.


Trước 1975, tại Miền Bắc Việt Nam tư tưởng Lý Đông A bị triệt để cấm đoán. Tại Miền Nam Việt Nam, tư tưởng Lý Đông A gặp khó khăn chiến tranh, khó khăn về tài liệu gốc, tài liệu tham khảo... Mặc dầu vậy, nhà xuất bản Gió Đáy, Saigon đã phát hành một số tác phẩm của nhà tư tưởng Lý Đông A: Huyết Hoa, Đạo Trường Ngâm, Chu Tri Lục, Duy Nhân Cương Thường, Thiết Giáo Phương Pháp, Chìa Khóa Thắng Nghĩa, Việt Sử Thông Luận...


Sau 1975 tại hải ngoại, đầu thập niên 1990 Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn gắng gượng bước những bước tuyệt vọng trên con đường Marxism với nhóm chữ đầu Ngô mình Sở "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Rõ ràng họ đang bế tắc tư tưởng. Triết học Lý Đông A là chìa khóa thần kỳ giúp giải gỡ bế tắc kia, đồng thời, cung cấp cho Việt Nam các phương pháp làm cho lịch sử Đại Việt hanh thông trên căn bản hòa hài "Dân tộc tính và nhân loại toàn tính thống nhất".


Vẫn tại hải ngoại, từ nhiều năm qua, với ước mơ hanh thông lịch sử Đại Việt, Anh Chị Em trong "Thắng Nghĩa Lý Đông A" đã xây dựng hoàn hảo trang mạng Thắng nghĩa Lý Đông A. Đây là thư viện của Triết Học Lý Đông A vừa là trung tâm giới thiệu tư tưởng của ông cho người Việt Nam phù hợp với thời công nghệ truyền thông hiện đại.


Cũng xin nói về phương pháp của Triết học Việt Nam, còn gọi là vận dụng luận, gồm các phần Văn minh luận, Văn minh Tam nhân: Dân tộc phục hưng, Dân đạo phát triển, Dân sinh quảng đại, Dân văn sáng hóa, Dân trị chỉnh sức, Dân vực trọn vẹn.


Thêm vào đó là văn minh nhân quyền: Dân tộc "Noãn bào trăm họ" vốn đã cầm nắm được một quan niệm chung cho nhân quyền thông qua biện chứng tam nhân. Quan niệm chung này là chìa khóa hội tụ loài người thông qua Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc Ngày 10 Tháng 12 Năm 1948.


Cuối cùng là văn minh tự nhiên hòa: Không có mâu thuẫn giữa con người với con người, chỉ có mâu thuẫn giữa con người với tự-nhiên-bệnh-thái, đây là mâu thuẫn chính. Giải trừ mâu thuẫn chính này, mâu thuẫn phụ giữa con người với con người sẽ tan biến như một hệ quả tất nhiên.


"Văn minh nghĩ kỹ còn nhiều việc,


Đưa cả muôn loài lên duy nhiên"


(Lý Đông A)


Về giáo dục tam nhân: Nhân bản, nhân tính, nhân chủ là ba lý tưởng của giáo dục và cần lấy sinh hoạt làm giáo dục, lấy xã hội làm học đường. Dạy, học, làm thống nhất. Đời sống bị chi phối bởi tự nhiên giới, tư tưởng giới, xã hội giới. Vì vậy, giáo dục phải truyền bá đồng bộ ba môn học: Khoa học, học hiểu về tự nhiên giới; Triết học, học hiểu về tư tưởng giới; Sử học, học hiểu về những di biến động của xã hội giới.


Triết, Sử, Khoa thống nhất là ba thành tố giúp guồng máy giáo dục tạo ra người tri thức.


Thiếu một trong ba thành tố vừa kể, giáo dục chỉ sản sinh ra chuyên viên, nhiều lắm là chuyên viên khoa bảng. Khoa bảng không đương nhiên là tri thức. Tri thức không hẳn nhiên phải là khoa bảng.


Kinh tế và hệ thống chính trị


Về kinh tế bình sản, triết lý chính trị này cho rằng nếu chính quyền thả nổi trách nhiệm điều hợp sinh hoạt kinh tế tạo điều kiện cho thiểu số tư nhân nắm độc quyền kinh tế đẻ ra chế độ tư bản tư nhân, cá lớn nuốt cá bé là hậu quả tất nhiên của chế độ kinh tế này.


Còn một khi chính quyền nắm giữ toàn bộ quyền lợi kinh tế sẽ tạo ra chế độ tư bản nhà nước. Chế độ tư bản nhà nước biến nhà nước thành giới thống trị, quần chúng thành giới bị trị. Nhà nước là chủ nô, quần chúng là nô lệ.


Cả hai hình thái kinh tế kể trên đều là kinh tế phản xu thế. Phản xu thế vì không tôn trọng đạo kỷ kinh tế và tự kỷ kinh tế của quốc gia trong hoạt động kinh tế. Phản xu thế vì ngược Nhân đạo. Kinh tế thuận xu thế là nền kinh tế tạo điều kiện để mọi người được bình đẳng về cơ hội, về quyền lợi, về nghĩa vụ trong sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt hữu sản hóa. Kinh tế thuận xu thế là kinh tế bình sản.


Về luật pháp tam nhân: Đây chính là pháp trị (rule of law). Pháp trị là luật pháp do người dân làm ra thông qua quốc hội do dân thực sự tự do bầu cử.


Quan niệm này bác bỏ pháp quyền (rule by law) mà chúng tôi cho là luật pháp ngụy trá, làm ra để thống trị xã hội.


image002Nguồn hình ảnh, Đỗ Thái Nhiên Chụp lại hình ảnh, Tìm lại tư tưởng Lý Đông A cho Việt Nam


Đối với thực tiễn Việt Nam, triết học Lý Đông A không hề là triết học viễn mơ. Mặt khác, mối liên hệ không tách rời giữa nhân và dân theo kiểu nhân là lương tâm của dân, nhân là kim chỉ nam của dân trong bão bùng trên bể khổ là chỉ dấu cho thấy Nhân là chiều cao, là đôi cánh của Việt Triết. Nhân biến Việt triết trở thành Triết học lập thể, triết học bay bổng.


Hai là dùng thuật ngữ nhân đạo trong sử quan của Việt triết là gạch nối mềm mại nhưng chặt chẽ giữa dân tộc và nhân loại, giữa quốc gia và xã hội quốc tế. Khởi đi từ công việc khảo sát vận động của cộng đồng dân tộc, triết học Lý Đông A vươn mình tìm tới cộng đồng nhân loại trên quan điểm "Dân tộc tính và nhân loại toàn tính thống nhất".


Việt triết không là triết học dành riêng cho dân tộc Việt Nam. Việt triết giúp xây dựng và phát triển xã hội các dân tộc trong ý hướng đưa đẩy dân tộc toàn thế giới hội tụ trong xã hội quốc tế, một quốc tế ổn định, thịnh vượng và công bằng.


Toàn bộ nội dung của triết học Lý Đông A cộng với hai đặc điểm ghi ở phần kết luận của bài viết là một xác quyết Việt triết đã hội đủ những điều kiện để có khả năng cất cánh bay cao mang lại hòa bình và thịnh vượng cho dân tộc và cho thế giới.


Với hiện tình Việt Nam, Việt triết có một trong hai hoàn cảnh cất cánh giúp quốc gia tiến bộ:


Một là Đảng CSVN thực tâm kết hợp với quần chúng Việt Nam nương vào Việt triết đẩy Việt Nam tiến vào tương lai mới.


Khả năng thứ hai là Đảng CSVN cứng rắn từ chối mọi cơ hội dân chủ hóa Việt Nam. Theo xu thế của lịch sử, quần chúng Việt Nam sẽ vận dụng Việt triết nhằm tạo thế chính trị. Thế sản sinh ra lực. Thế và lực quần chúng sẽ mở đường cho Việt Triết cất cánh.


Động thái cất cánh này nhằm đưa nước Việt tiến vào thời đại hưng thịnh mới, Thời đại của Đại Việt 2000. Đây là bước tiếp nối của Đại Việt 1000 Lý Trần. Bước tiếp nối là bước mở ra trước mắt loài người một quốc tế kỳ lạ.


Quốc tế xưa, mỗi quốc gia là một ốc đảo; Quốc tế nay, quốc gia kề cận quốc gia: Tình trạng điên đảo với nhu cầu triệt để toàn cầu hóa. Càng toàn cầu hóa càng tranh cãi về thịnh vượng và công bằng, đặc biệt là công bằng thương mại. Cuộc tranh cãi này chỉ được hóa giải thỏa đáng bởi suy nghĩ vô nguyên, nhất nguyên, đa nguyên thống nhất và bởi hành động cơ năng đi với bản vị tương tác.


Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Đỗ Thái Nhiên, cựu Luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon (trước 1975), tác giả hai cuốn: Triết học Lý Đông A (NXB Thời Văn, 2005, Hoa Kỳ) và Một quan niệm chung cho Nhân quyền (NXB MIỀN NAM, 2014, Hoa Kỳ)
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18400)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17850)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21812)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18183)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19142)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18061)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20146)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18428)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16832)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16511)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16185)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20889)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18633)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39572)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21471)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20730)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31130)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22269)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17260)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17614)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.