Nguyễn Quang Duy: Biden đang tiếp tục chính sách cứng rắn với Bắc Kinh?

21 Tháng Ba 20216:45 SA(Xem: 7699)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - CHỦ NHẬT  21 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Có phải chính phủ Biden đang tiếp tục chính sách cứng rắn với Bắc Kinh?


  • Nguyễn Quang Duy
  • Gửi tới Diễn đàn BBC từ Melbourne, Australia


20/3/2021


image007Nguồn hình ảnh, Boston Globe/Getty Images


Chụp lại hình ảnh,


Nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden đang đối mặt với thách thức lớn từ Trung Quốc


Tuần lễ qua trên thế giới diễn ra hai sự kiện quan trọng: một là là vào ngày 12/3/2021 lần đầu tiên Tổng thống Joe Biden họp trực tuyến với thủ tướng ba nước Úc, Ấn và Nhật trong Bộ Tứ An Ninh (the Squad).


Và sự kiện thứ hai là nước Anh công bố chuyển hướng Chiến lược ngoại giao, an ninh và quốc phòng từ đặt trọng tâm vào Châu Âu chuyển sang Châu Á Thái Bình Dương (xem thêm 'Anh Quốc chuyển hướng chiến lược 'về Ấn Độ - Thái Bình Dương'').


Cả hai sự kiện cho thấy Mỹ, Anh và một số quốc gia khác đang hình thành chiến lược phát triển khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng.


Ý tưởng chiến lược đến từ Nhật Bản


Vào tháng 8/2007 tại Bombay, cựu Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đưa ra ý tưởng xây dựng một châu Á trải dài từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương như một vùng biển của tự do, mở rộng cho mọi quốc gia trên thế giới.


Ngày 18/11/2016, khi ông Donald Trump vừa đắc cử Tổng thống, ông Shinzo Abe đã bay sang Mỹ gặp và thuyết phục ông Trump rằng Bắc Hàn chỉ là thách thức ngắn hạn còn về lâu dài Trung Quốc mới chính là thách đố chiến lược cho cả hai quốc gia.


Còn ông Trump thì rất quan tâm đến Ấn Độ, một quốc gia dân chủ pháp trị, sử dụng tiếng Anh, đông dân, đang cải cách kinh tế và luôn đối đầu với Trung Quốc, nên ngay khi đắc cử chính ông Trump đã gọi điện thoại cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để bàn chuyện quốc tế.


Từ những cuộc họp với Nhật, Ấn và Úc đã hình thành Bộ Tứ An Ninh (the Quad) và phát triển thành Khung Chiến Lược Ấn Độ - Thái Bình Dương (U.S. Strategic Framework for the Indo - Pacific).


Giải mật Khung Chiến Lược


Là tài liệu mật được ghi chú "không dành cho công dân nước ngoài" lẽ ra Khung Chiến Lược sẽ được bảo mật cho đến năm 2043, nhưng Thượng Viện do đảng Cộng Hòa chiếm đa số ngày 5/1/2021 đã cho phép giải mật và công bố một tuần trước ngày Tổng thống Donald Trump mãn nhiệm.


Ông Robert O'Brien cố vấn an ninh quốc gia thời đó cho biết việc giải mật là để thể hiện những cam kết chiến lược của Hoa Kỳ đối với các quốc gia đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Tập tài liệu gồm 10 trang đánh máy, một vài chỗ chưa được giải mật bị bôi đen, chừng một nửa tài liệu trực tiếp nói về chính sách cho hai nước Trung Hoa và Ấn Độ, với những mục tiêu (objectives) và hướng dẫn hành động (actions) cụ thể.


Đối đầu mang tính hệ thống


Theo Khung Chiến Lược này việc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục tồn tại do hệ thống chính trị và kinh tế của hai nước quá khác biệt cả về bản chất lẫn mục tiêu.


Trung Quốc đã bất chấp mọi quy tắc và chuẩn mực quốc tế để giành lợi thế thống trị toàn cầu vì vậy Mỹ cần gia tăng ảnh hưởng tại Á châu nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục thiết lập những khu vực ảnh hưởng mới.


Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc nhưng phải hợp tác công bằng và phù hợp với lợi ích của người Mỹ, không phải hợp tác bằng mọi giá như các chính phủ trước đây đã sai lầm vướng phải.


Hoa Kỳ tiến hành xây dựng liên minh với các nước đồng minh và đối tác, trên tinh thần tôn trọng và hợp nhất với chiến lược của các quốc gia khác để thành hình một chiến lược chung cho toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Nhưng đồng thời các quốc gia đồng minh cũng phải đối xử công bằng và phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, như chia sẻ gánh nặng về quốc phòng với Mỹ và thương lượng lại các Hiệp định thương mại tự do không để người Mỹ quá thiệt thòi.


Mục tiêu chính yếu được đề ra trong Khung Chiến Lược là xây dựng kinh tế và quốc phòng Ấn Độ để quốc gia này trở thành một nước cường thịnh đủ khả năng đối đầu với Trung Quốc về mọi mặt và về lâu dài.


Mục tiêu khác là thúc đẩy và củng cố vai trò trung tâm của Khối ASEAN trong việc giữ gìn an ninh khu vực, và khuyến khích các nước thành viên đạt được đồng thuận về những vấn đề then chốt.


image008Nguồn hình ảnh, AFP/ Chụp lại hình ảnh. Ba phi cơ trinh sát - do thám MV-22 Osprey của Hoa Kỳ trong hình chụp ngoài khơi Sydney, Australia


Ngay khi Khung Chiến Lược được giải mật, ngày 14/1/2021, bà Lê Thị Thu Hằng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến giúp phát triển Khối ASEAN và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Khác với Việt Nam, Campuchia và Myanmar có vẻ như ngả về phía Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á còn lại thì sợ bị lôi kéo vào chiến tranh lạnh giữa hai đại cường Mỹ - Trung.


Khung Chiến Lược không trực tiếp đề cập đến các quốc gia Âu Châu, nhưng ông Robert O'Brien cho biết các quốc gia như Anh, Đức và Pháp sẽ tham gia vào Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở rộng.


Thay đổi nhận thức


Nhiệm kỳ Tổng thống Trump là một nhiệm kỳ đầy tranh cãi, nhưng Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương đối đầu với Trung Quốc gặp nhiều thuận lợi hơn chống đối, nhất là ở châu Á.


Theo tôi, thành công lớn nhất của Chính phủ Trump là đã thay đổi được một phần nhận thức của người Mỹ và thế giới về sự đối nghịch giữa đảng Cộng sản Trung Hoa và người dân của xứ này.


Có nhận thức được rõ ràng khái niệm trên thì hiểu rõ được mô hình chính trị và tham vọng bá quyền của đảng Cộng sản Trung Hoa.


Từ đó mới có thể đề ra được những chính sách và chiến lược thực tiễn, cụ thể và rõ ràng cho nước Mỹ và thế giới.


Ngày nay đa số người Mỹ đã thấy được tham vọng bá quyền của Trung Quốc, các chính trị gia Mỹ cũng thay đổi chính kiến nên hầu hết các Đạo Luật về Tân Cương, Đài Loan và Hong Kong đều được cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện nhanh chóng thông qua với đa số tuyệt đối.


Các quốc gia tự do khác trên thế giới như Anh, Đức và Pháp cũng thay đổi nhận thức và nhìn nhận Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Chỉ với một nhiệm kỳ tổng thống 4 năm, ông Trump đã thay đổi được cả tầm nhìn chiến lược của nước Mỹ và thế giới, nhưng đó cũng chỉ là mới bắt đầu và cần được các chính phủ kế nhiệm nhìn nhận và thực hiện.


Liệu chính phủ Biden còn tiếp tục chính sách này?


Các chính sách về Trung Quốc của chính phủ Biden đòi hỏi cả hai viện đồng thuận thông qua, đảng Dân Chủ hiện nắm cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện nhưng với số ghế lại rất bập bênh nên có thể đoán trước sẽ không có nhiều thay đổi.


Ngày 3/3/2021, Tổng thống Biden công bố Chính sách an ninh quốc gia tạm thời nhấn mạnh sự cần thiết liên minh với các nước dân chủ và Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh về kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ.


Trong cuộc họp Bộ Tứ An Ninh, ngày 12/3/2021, ông Biden cho biết Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục làm việc với các nước đồng minh và các đối tác nhằm ổn định và phát triển khu vực, bảo đảm khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.


image009Nguồn hình ảnh, AFP. Chụp lại hình ảnh. Phi cơ F/A 18E Super Hornet trên khoang Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan: Hoa Kỳ có hải quân thường trực ở vùng châu Á - Thái Bình Dương - ảnh tư liệu


Với Úc, Điều phối viên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ông Kurt Campbell tuyên bố:


"Mỹ sẽ không để Úc chiến đấu một mình, Trung Quốc phải ngừng các hành vi đe doạ kinh tế Úc trước khi muốn cải thiện quan hệ với Mỹ."


Chính phủ Biden cũng đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm 15 viên chức quân sự để xem xét chính sách đối với Trung Quốc đặt trọng tâm vào Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Ngày 3/3/2021 Ngoại trưởng Antony Blinken đã nhìn nhận một số giới chức trong chính phủ Mỹ trước đây đã mắc sai lầm khi tin tưởng các thỏa thuận tự do thương mại sẽ đem lại lợi ích to lớn cho người Mỹ.


Ông Blinken cho biết chính sách ngoại thương của Chính Phủ Biden là giành lại công bằng thương mại cho nước Mỹ và bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Mỹ.


Ngày 16/3/2021 tại Tokyo Nhật Bản, ông Blinken cho biết những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với cả hai nước Mỹ và Nhật, ông cho biết:


"Chúng ta sẽ đẩy lùi, nếu cần thiết, khi Trung Quốc sử dụng biện pháp cưỡng ép và hung hãn để thực hiện ý đồ của họ".


Vào ngày 18/3/2021 hai phái đoàn Mỹ - Trung gặp nhau tại tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ, trước sự hiện diện của truyền thông Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã bắt đầu buổi họp bằng lời tuyên bố:


"Chúng tôi không muốn xảy ra xung đột, chúng tôi sẵn sàng cạnh tranh gay gắt và chúng tôi sẽ luôn đứng lên bảo vệ các nguyên tắc, người dân và bạn bè của chúng tôi."


Ngoại trưởng Blinken thì nhấn mạnh mối quan tâm của Mỹ đến các hành động của Trung Quốc ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan, cũng như các hành vi Trung Quốc bắt nạt kinh tế với các nước đồng minh với Mỹ, tấn công mạng nhắm vào Mỹ, ông Blinken cho biết:


"Mỗi hành vi nêu trên của Trung Quốc đều đe dọa đến trật tự và luật pháp quốc tế, vốn là nền tảng duy trì ổn định toàn cầu."


Ông Jake Sullivan tiếp lời:


"Những hành vi Ngoại trưởng Blinken đã nêu ra không phải là những vấn đề nội bộ (của Trung Quốc), chúng tôi thấy có nghĩa vụ phải nêu ra những vấn đề này ở đây, ngày hôm nay."


Đoàn Trung Quốc đã phản ứng dữ dội (xem thêm trong bài: Mỹ và Trung Quốc đối đáp gay gắt tại hội đàm phán cấp cao ở Alaska).


Bạn vẫn có thể nghi ngờ và cho rằng: đó chỉ là những lời nói đầu môi của các chính trị gia chuyên nghiệp Mỹ, chỉ nhằm thu hút và gây dựng niềm tin của cử tri Mỹ và các nước bạn đồng minh.


Nhưng tôi tin rằng đó là những dấu hiệu cho thấy chính phủ Biden sẽ áp dụng Khung Chiến Lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng, với mục tiêu phá vỡ chiến lược "Vành đai & Con đường", bao vây và kiềm hãm khả năng bành trướng của cộng sản Bắc Kinh.


Bài thể hiện quan điểm của ông Nguyễn Quang Duy ở Melbourne, Úc.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18395)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17849)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21801)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18182)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19140)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18056)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20143)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18425)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16830)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16507)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16183)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20883)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18627)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21466)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20716)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31123)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22261)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17253)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17611)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.