Báo cáo Nhân quyền năm 2020-2021 rúng động Hà Nội, báo Công An phản bác, VOA, BBC loan tin

15 Tháng Bảy 20218:37 SA(Xem: 6035)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ NĂM 15 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Báo cáo Nhân quyền năm 2020-2021 rúng động Hà Nội, báo Công An phản bác, VOA, BBC loan tin

image003

*Xem toàn văn bản báo cáo tại  Bản Việt ngữ (PDF)

image004

Bản Tin Báo Chí


Ngày 20 tháng 6 năm 2021 

 

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam Công Bố Báo Cáo về Nhân Quyền tại Việt Nam Năm 2020-2021 


Little Saigon - Hôm nay, ngày 20 tháng 6 năm 2021, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) công bố Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam năm 2020-2021 qua buổi hội luận trên Internet.


Bản báo cáo có mục đích trình bày tình hình nhân quyền tại Việt nam trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021.


Báo cáo gồm 8 chương tương ứng với những quyền căn bản được nêu lên trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phần khuyến cáo của Báo cáo bao gồm những đề nghị cụ thể và khả thi gởi đến chính quyền Việt Nam, các chính phủ và các tổ chức có quan hệ với nhà nước Việt Nam, các cơ quan hoạt động nhân quyền quốc tế, và người Việt ở hải ngoại với mục đích thúc đẩy cải thiện việc tôn trọng quyền con người đối với nhân dân Việt Nam. 


Ngoài ra, bản báo cáo còn có 3 phụ lục. Phụ lục I là danh sách các tù nhân lương tâm bị bắt giữ trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021; phụ lục II là danh sách các tù nhân lương tâm hiện còn bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam; và phụ lục III là Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2020.


Báo cáo Nhân quyền của MLNQVN là kết quả của một sự phối hợp giữa MLNQVN và một số nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, và được trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh. 


Toàn văn bản báo cáo đăng ở đây:


Bản Việt ngữ (PDF)


Bản Anh ngữ (PDF)


- Video buổi công bố Báo cáo


Để có thêm chi tiết xin liên lạc với MLNQVN


qua địa chỉ Email vnhrnet@vietnamhumanrights.net,


Hoặc số điện thoại 1-714-657-9488


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Vẫn “lạc điệu” trong đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam


http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Van-lac-dieu-trong-danh-gia-tinh-hinh-nhan-quyen-o-Viet-Nam-649657/


Công An Nhân Dân 12/07/2021


Thêm một lần nữa, những nội dung trong báo cáo mà “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đưa ra trong năm 2020-2021 đều phản ánh sai lệch, thiếu khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam...


Ngày 20/6/2021 vừa qua, “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố cái gọi là “báo cáo nhân quyền tại Việt Nam năm 2020-2021” dài 107 trang, trong đó đề cập đến 8 quyền: Quyền sống; quyền tự do và an ninh thân thể; quyền được xét xử công bằng bởi toà án độc lập và vô tư; quyền được tham gia đời sống chính trị quốc gia; quyền tự do phát biểu và tự do thông tin; quyền tự do tôn giáo và thờ phượng; quyền được làm việc và hưởng thụ thành quả lao động; quyền được đối xử bình đẳng không kỳ thị và quyền được hưởng cuộc sống an lạc. Đồng thời, báo cáo còn đưa ra 3 phụ lục về cái gọi là “danh sách tù nhân lương tâm bị bắt giam trong năm 2020-2021”; “danh sách tù nhân lương tâm còn bị giam cầm” và “giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2020”...


Vẫn góc nhìn sai lệch


Thêm một lần nữa, những nội dung trong báo cáo mà “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đưa ra trong năm 2020-2021 đều phản ánh sai lệch, thiếu khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. Báo cáo cho rằng, sau hơn 5 năm kể từ ngày vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đến lần kiểm điểm định kỳ năm 2019 theo đánh giá của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam “vẫn chưa tương thích với Công ước quốc tế và Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những quyền cơ bản, từ phân việt đối xử, bắt, giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng đến hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do quan điểm và biểu đạt, tự do lập hội”.


Là tổ chức được thành lập vào năm 1997, có trụ sở tại Hoa Kỳ, “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” hoạt động dưới danh nghĩa “quy tụ một số cá nhân và đoàn thể dấn thân trong lãnh vực tranh đấu và bảo vệ nhân quyền và tự do mà mọi người dân Việt Nam đều có quyền hưởng như đã được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các văn kiện quốc tế nhân quyền khác”.


Vậy nhưng trên thực tế, báo cáo mà họ đưa ra hằng năm đều đi ngược lại với mục đích, tôn chỉ hoạt động của mình, nội dung báo cáo sai lệch, phản ánh một cách phiến diện, thiếu khách quan, minh bạch về thực tiễn tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.


Pháp lý và thực tiễn khách quan về nhân quyền ở Việt Nam


Trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước từ trước đến nay, quyền con người và pháp luật về quyền con người là nội dung rất quan trọng, được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.


Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương, 120 điều, trong đó riêng Chương II có 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, các nội dung liên quan đếnquyền con người không chỉ được quy định trong Chương II mà còn được đưa vào các chương khác của Hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người được thụ hưởng, thực hiện và bảo vệ quyền con người của mình.


Điểm đáng chú ý là khi quy định quyền con người, quyền công dân, các điều của Hiến pháp xác định rõ “mọi người có quyền”, “công dân có quyền” để khẳng định tính pháp lý của các quyền được Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Đồng thời, để bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hệ thống pháp luật về quyền của con người cũng đã được bổ sung, hoàn thiện như việc ban hành Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng…


Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo quyền con người, Việt Nam cũng đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng nhất về quyền con người và được luật hóa. Cụ thể, tham gia 4 Công ước Geneve của Luật Nhân đạo quốc tế năm 1957 (cải thiện tình trạng cho thương binh và bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ; cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và những người đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển; đối xử với tù binh chiến tranh; bảo vệ thường dân trong thời gian chiến tranh).


Tham gia Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, ký ngày 24/9/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ký ngày 18/12/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, ký ngày 19/3/1982; Công ước về quyền trẻ em, ký ngày 20/2/1990; Công ước về quyền của người khuyết tật, ký ngày 22/10/2007; tham gia trong việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền, ký ngày 23/10/2009, Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC), ngày 7/4/2010...


Thời gian qua, quyền con người được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Việc đảm bảo quyền con người là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật. Những thành quả trong việc bảo đảm, tôn trọng quyền con người và nâng cao chất lượng thụ hưởng các quyền con người của mọi người dân được thể hiện trên mọi lĩnh vực, ở mọi điều kiện, hoàn cảnh và đã được cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc ghi nhận, đánh giá cao.


Điển hình như, Việt Nam là một trong sáu quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 và được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc.


Tạp chí The Economist tháng 8/2020 xếp Việt Nam trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Năm 2019, Việt Nam đã vinh dự lọt vào tốp 10 danh sách những quốc gia đáng sống và làm việc nhất thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới vào năm 2019.


Theo Báo cáo “Phát triển con người năm 2019” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 9/12/2019, với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng 4,8 năm, số năm đi học trung bình tăng 4,3 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng trên 354%; tỷ lệ nghèo đa chiều ở Việt Nam giảm từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 3,73% (năm 2019)...


Theo báo cáo của trang mạng "We are social", năm 2020 Việt Nam có hơn 68 triệu dân sử dụng Internet (chiếm tỷ lệ 70% dân số) với mục đích sinh kế, học tập, giải trí, biểu đạt và thực hiện các quyền con người của mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị như tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật, văn kiện Đại hội Đảng.


Đồng thời, với những thành tựu trong việc tôn trọng, bảo đảm về quyền của con người, Việt Nam được tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở Liên hợp quốc vào ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu gần tuyệt đối (192/193 phiếu).


Mới đây, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1 và tháng 4 năm 2021 với nhiều dấu ấn, đóng góp, trong đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trước đại dịch COVID-19 được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và thể hiện uy tín, vị thế quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam.


Thành tựu đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, đặc biệt là những thành tựu của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm quyền sống là quyền cao nhất trong đại dịch COVID-19 là những minh chứng rõ nét nhất trong bảo đảm quyền của con người trước những biến cố, đại dịch mà người dân trên toàn thế giới phải trải qua.


Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”


Trong báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam còn đưa ra phụ lục về cái gọi là “danh sách  tù nhân lương tâm bị bắt giam trong năm 2020-2021”; “danh sách tù nhân lương tâm còn bị giam cầm”... Tuy nhiên, đây cũng chỉ là âm mưu, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp mà Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam sử dụng để chống phá Việt Nam. Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những công dân vi phạm pháp luật Việt Nam bị bắt giữ, truy tố và xét xử; các đối tượng bị bắt giữ, xử lý do vi phạm pháp luật Việt Nam, được điều tra, xét xử theo đúng quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự, phạm nhân trong trại giam được bảo đảm các quyền theo quy định của pháp luật.


Những người mà Mạng lưới Nhân quyền gọi là “tù nhân lương tâm” như Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Lê Trọng Hùng, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Phước Trung Bảo, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Văn Hóa... thì thực tế, đây là những đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, cổ súy tuyên truyền chống phá đất nước. Hằng năm, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam còn đưa ra cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền” để “vinh danh” những người vi phạm pháp luật bị bắt và xử lý.


Mọi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật Việt Nam thì lẽ dĩ nhiên phải chịu những hình thức xử lý của pháp luật Việt Nam và đó cũng chính là minh chứng trong việc bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức. Do đó, việc liệt kê danh sách các “tù nhân lương tâm” hay cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam” hằng năm cũng chỉ là chiêu trò mà Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam hay một số tổ chức như RSF, AI, Freedom House... đã lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Và rõ ràng, thêm một lần nữa, họ lại chứng tỏ sự trái lối, lạc điệu trong tiếp cận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. (Phan Dương)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Nhân quyền Việt Nam: 3 tháng, ít nhất 30 người bị bắt và xử án


VOA 13/07/2021


image005Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại phiên tòa ngày 5/5/2021 ở tỉnh Hòa Bình. Photo TTXVN


Chỉ trong ba tháng vừa qua chính quyền Việt Nam đã bắt giam và xét xử ít nhất 30 người vì dám lên tiếng chỉ trích chế độ, phần lớn bị quy vào tội “tuyên truyền chống nhà nước”, theo số liệu mới nhất từ nhóm các gia đình tù nhân lương tâm Việt Nam.


Trong bản thông tin Qúy II 2021, nhóm Đại gia đình Tù nhân Lương tâm Việt Nam cho biết có đến 16 người bị bắt giam hay khởi tố và 15 người bị đưa ra xét xử.


Bản tin được tập hợp từ các gia đình này cho biết họ xem “những người dân dám lên tiếng và hành xử theo lương tâm của mình mà bị tù đày là những tù nhân lương tâm (TNLT), trong khi cơ quan ngôn luận của Bộ Công an lại tiếp tục bác bỏ khái niệm này, cho rằng ở Việt Nam “không có tù nhân lương tâm.”

image006

XEM THÊM:


Gia đình ông Phạm Thành: Lẽ ra ông Nguyễn Phú Trọng phải ra tòa đối chất

Trong số các blogger, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền bị bắt theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” (Điều 117 Bộ Luật Hình sự) có ông Đỗ Nam Trung, ông Lê Văn Dũng, bà Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội.


Một số khác bị bắt vì cáo buộc “trốn thuế” (Điều 200 Bộ Luật Hình sự) như trường hợp của nhà báo Mai Phan Lợi, nhà hoạt động thiện nguyện Đặng Đình Bách.


Đáng lưu ý là việc chính quyền bắt giam các thành viên của nhóm Báo Sạch vào tháng 4 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Điều 331 Bộ luật Hình sự) bao gồm các ông Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo, sau khi một thành viên khác là nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt với cùng cáo buộc vào tháng 12 năm ngoái.


image007Ân xá Quốc tế lên án vụ bắt giam nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh


Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người bị bắt vào tháng 4/2021, nói với VOA:


“Từ thời ông Nguyễn Phú Trọng lên vào 2016 và đồng thời tình hình thế giới có những khủng hoảng thì [chính quyền Việt Nam] ra sức bắt bớ từ thời đó tới bây giờ. Bắt bớ nhiều lắm, có tội nặng, có tội nhẹ, không có tội gì cũng bắt. Trong xu hướng đó, bắt được ai thì họ cứ bắt. Có cớ này, cớ khác để bắt. Tôi nghĩ Nguyễn Thúy Hạnh chả làm gì sai pháp luật cả.”


image008Nhà hoạt động Đỗ Nam Trung bị bắt


Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, bạn gái của nhà hoạt động Đỗ Nam Trung, nói:


“Theo cá nhân tôi, việc bắt bớ anh Trung là điều vô lý vì anh Trung không làm cái gì gọi là “tuyên truyền chống phá nhà nước" cả.”


Trong số hơn 15 trường hợp bị đưa ra xét xử trong ba tháng qua, nổi cộm nhất là vụ án nhà hoạt động vì quyền đất đai Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư ở Hà Nội– mỗi người 8 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 BLHS. Với cùng cáo buộc này, cựu phóng viên Trần Thị Tuyết Diệu ở Phú Yên bị tuyên 8 năm tù giam. Hay vụ bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy, cựu giáo viên ở Khánh Hòa, bị tuyên 9 năm tù vì dám “tập hợp lực lượng nhằm thành lập tổ chức chính trị đối lập mang tên “Quốc hội””.


Bà Trịnh Thị Thảo, con của nhà hoạt động Cấn Thị Thêu, nói với VOA:


“Bản án đối đối với Trịnh Bá Tư và mẹ tôi vừa qua là quá nặng nề. Gia đình tôi rất bức xúc.”


image003Trang bìa Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2020-2021 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Photo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.


Vào tháng trước, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở bang California, Hoa Kỳ, công bố báo cáo dài hơn 100 trang trong đó có nêu danh sách 288 tù nhân lương tâm hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm, tính đến cuối tháng 5/2021.


“Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những nhân quyền cơ bản, từ phân biệt đối xử, bắt và giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng, đến hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do quan điểm và biểu đạt, tự do lập hội,” báo cáo viết.


Hôm 12/7, trang Công an Nhân dân (CAND) của Bộ Công an Việt Nam có bài xã luận cho rằng những nội dung trong báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam “phản ánh sai lệch, thiếu khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam...”.


Cơ quan ngôn luận của Bộ Công an cho rằng ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có “những công dân vi phạm pháp luật Việt Nam bị bắt giữ, truy tố và xét xử”; và rằng “các đối tượng bị bắt giữ, xử lý do vi phạm pháp luật Việt Nam, được điều tra, xét xử theo đúng quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự.”


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Nhà văn Phạm Thành bị án tù 5 năm 6 tháng


9 tháng 7 2021

image009

Nhà văn Phạm Chí Thành (bút danh Phạm Thành), chủ trang blog Bà Đầm Xòe, tác giả cuốn sách chỉ trích ĐCS Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gây xôn xao dư luận, bị tuyên án 5 năm 6 tháng tù giam và 5 năm quản chế.


Phiên sơ thẩm xử ông Thành diễn ra ngày 9/7/2021 tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội trong hai tiếng rưỡi, từ 8:30 tới 11:00.


Ông Phạm Thành bị kết tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117, khoản 1-Bộ luật Hình sự năm 2015.


Ông Thành bị công an Việt Nam bắt tại nhà riêng hôm 21/5/2020 trong bối cảnh ĐCS Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13.


Cơ quan điều tra sau khi cho giám định tập thể cuốn "Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" của ông Phạm Thành đã kết luận 4 điểm sau:


Cuốn sách có nội dung "tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân"; "Tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân"; "Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm cá nhân"; "Tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lý".


Truyền thông Việt Nam cho hay ông Thành đã bán được 220 cuốn Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" cho độc giả trong và ngoài nước và bị cơ quan điều tra 'thu giữ 14 quyển' tại nhà riêng.


Trả lời BBC News Tiếng Việt thời gian mới xuất bản cuốn sách này rằng "ông có sợ không", ông Phạm Thành trả lời rằng đó chỉ là nỗi sợ vô hình và cho rằng, điều 25 Hiến pháp Việt Nam cho phép quyền biểu đạt tư tưởng.


Luật sư nói gì?

Theo luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Phạm Thành tại tòa, chứng cứ chống lại ông Thành không được làm rõ tại phiên tòa do người giám định không có mặt, và rằng ông Phạm Thành bị truy tố theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự là không đúng về yếu tố khách thể của tội phạm.


Ông Sơn giải thích trên Facebook cá nhân:


"Theo ngân hàng pháp luật: Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.


"Các tài liệu do bị cáo làm ra chỉ liên quan đến cá nhân Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cáo trạng đã đánh đồng cá nhân với tổ chức (Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đồng nhất với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."


Về bốn kết luận của cơ quan điều tra đối với cuốn "Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo", luật sư Sơn viết:


"Nội dung "vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm cá nhân" bao gồm 58 trích đoạn đã được cáo trạng sử dụng để truy tố ông Phạm thành là không có căn cứ do Điều 117 không có nội hàm này.


"Về "Nội dung tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân": Để xác định được có gây hoang mang trong nhân dân thì phải thu thập ý kiến từ những cá nhân, cộng đồng dân cư chứ không thể căn cứ vào các tài liệu giám trưng cầu giám định. Ngoài kết luận giám định, cơ quan điều tra không thu thập được bằng chứng nào chứng minh bị cáo "gây hoang mang trong nhân dân".


"Về "Gây chiến tranh tâm lý", Cơ quan điều tra phải khảo sát, thu thập trong thực tế hậu quả về trạng thái chính trị - tinh thần và tổ chức của nhân dân và lực lượng vũ trang do các tài liệu của bị cáo gây ra chứ không phải căn cứ vào các tài liệu trưng cầu giám định."

Ông Phạm Thành là ai?

Ông Phạm Thành, sinh năm 1952 từng làm việc tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.


Ông Thành có Huy Chương kháng chiến hạng Nhì của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng năm 1990, và Huy chương vì sự nghiệp phát thanh do Tổng Giám đốc đài tiếng nói Việt Nam tặng năm 1997 (tương đương Bộ trưởng).


Cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" do ông tự xuất bản năm 2019 đã gây xôn xao dư luận. Nội dung chính cuốn sách "ngoài luồng" này tập trung vào thái độ và hành động của ông Nguyễn Phú Trọng trước Trung Quốc.


"Ngay từ năm 2007, khi ông Trọng với tư cách Chủ tịch Quốc Hội sang Trung Quốc và trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ông khẳng định rằng, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ, trong khi trước đó, máu ngư dân Việt Nam đã đổ trên Biển Đông."


"Từ lúc ấy, tôi đã đặt câu hỏi về con người này. Ông ta sẽ thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào, và ông ta sẽ gắn với Trung Quốc như thế nào?," ông Phạm Thành từng nói với BBC News Tiếng Việt về cuốn sách của ông hồi tháng 9/2019.


Trước đó, ông từng tự xuất bản một số cuốn sách khác như "Hậu Chí Phèo", "Nền Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN Xuống hố cả lũ".


Trả lời BBC News Tiếng Việt thời gian mới ra sách, ông Phạm Thành nói:


"Quyền biểu đạt tư tưởng là gì nếu không phải là quyền được tự do nói, mình viết ra cái gì thì mình được quyền in. Trên thực tế, 10 năm nay, rất nhiều người đã thực hiện quyền đó rồi. Người ta có tác phẩm, người ta tự in ra, rồi tặng hay phát cho bạn bè."


''Lần này, tuy tôi không thể in gần nhà vì các tiệm ở Hà Nội không dám in nhưng tôi tìm nơi xa để in, rồi mang sách về nhà mà không ai làm gì tôi. Còn những người cứ nói sợ và không in sách thì theo tôi đó là nỗi sợ vô hình. Theo tôi, ở Việt Nam đang có tự do này, vấn đề là người ta có gì để in không, có dám vượt qua nỗi sợ hay không."


ng trên bì thư mà có sao đâu.''


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Bà Đầm Xòe: 'Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không xoay về phía Mỹ'


18 tháng 9 2019


image010Nguyễn Phú Trọng. Nguồn hình ảnh, Getty Images


Tác giả một cuốn sách phê phán nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ông không tin ông Trọng tới đây "sẽ đi thăm Hoa Kỳ".


Được hỏi vì sao cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" nhà báo Phạm Thành, chủ blog Bà Đầm Xòe, vừa tự xuất bản lại chỉ nói về ông Nguyễn Phú Trọng, tác giả nói với BBC đây là chủ ý của ông từ rất lâu.


Là một nhà báo từng làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà văn Phạm Thành nói ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, cũng như những quan chức chính trị.


Ông chọn ông Nguyễn Phú Trọng để ra sách bởi ông Trọng có quá trình lãnh đạo đất nước rất lâu, từ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội rồi Tống bí thư kiêm Chủ tịch nước.


Nhà báo Phạm Thành tin rằng ông Trọng, ngoài lý luận về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, là người có quan điểm muốn "bảo vệ Đảng, muốn đất nước độc tài, muốn thân Trung Quốc, muốn kiến thiết đất nước theo đường lối Trung Quốc".


"Ngay từ năm 2007, khi ông Trọng với tư cách Chủ tịch Quốc Hội sang Trung Quốc và trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ông khẳng định rằng, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ, trong khi trước đó, máu ngư dân Việt Nam đã đổ trên Biển Đông.


Từ lúc ấy, tôi đã đặt câu hỏi về con người này. Ông ta sẽ thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào, và ông ta sẽ gắn với Trung Quốc như thế nào?


"Trong thời chấp chính, ông Trọng ký tới 27 văn bản ghi nhớ hợp tác với Trung Quốc, cả về an ninh, quốc phòng, giáo dục, truyền thông và đặc biệt là đào tạo cán bộ," ông Phạm Thành nói.


Nỗi sợ vô hình

Khi được hỏi về việc ông có sợ hay không, nhà văn Phạm Thành nói đó chỉ là nỗi sợ vô hình và cho rằng, điều 25 Hiến pháp Việt Nam cho phép quyền biểu đạt tư tưởng.


"Mà quyền biểu đạt tư tưởng là gì nếu không phải là quyền được tự do nói, mình viết ra cái gì thì mình được quyền in. Trên thực tế, 10 năm nay, rất nhiều người đã thực hiện quyền đó rồi. Người ta có tác phẩm, người ta tự in ra, rồi tặng hay phát cho bạn bè.


"Không chỉ tôi mà cả Nguyễn Đình Chính, Phạm Viết Đào... người ta cứ ra hiệu photocopy người ta in thôi và chả ai làm sao cả. Hiến pháp đã quy định như vậy, nếu mình có tác phẩm, mình in mỗi lần dưới 50 cuốn, rồi tặng hay phát cho bạn bè.


Bạn bè nhận sách tặng lại tiền cho mình thì đó là quyền của bạn bè. Mình không bị làm sao cả. Năm ngoái tôi in và gửi tới 500 cuốn, gửi qua bưu điện, địa chỉ, số tài khoản tôi ghi thẳng trên bì thư mà có sao đâu.''


image011Nguồn hình ảnh, Facebook Pham Thanh. Nhà báo Phạm Thành


''Lần này, tuy tôi không thể in gần nhà vì các tiệm ở Hà Nội không dám in nhưng tôi tìm nơi xa để in, rồi mang sách về nhà mà không ai làm gì tôi. Còn những người cứ nói sợ và không in sách thì theo tôi đó là nỗi sợ vô hình. Theo tôi, ở Việt Nam đang có tự do này, vấn đề là người ta có gì để in không, có dám vượt qua nỗi sợ hay không"- chủ nhân blog Bà Đầm Xòe nói.


Còn cụ thể những gì mà nhà chức trách ở Việt Nam đối xử với ông sau khi hai cuốn sách trước "Cô hồn xã nghĩa" và "hậu Chí Phèo" xuất bản, ông Phạm Thành nói không có gì, mà "chỉ thấy bạn bè khắp nơi chúc mừng.


"Nói thật, sau khi nhận sách, ai trong bạn bè ủng hộ bao nhiêu tiền, tôi đăng ngay lên Facebook mà cũng chẳng thấy có việc gì."


Nội dung chính cuốn sách "ngoài luồng" này tập trung vào thái độ và hành động của ông Nguyễn Phú Trọng trước Trung Quốc.


"Có rất nhiều người nói rằng, ông Trọng có thể xoay trục sang Mỹ, nhưng tôi không tin, bởi có trục đâu mà xoay. Con người ta một khi đã trưởng thành, họ sẽ sống và hành xử theo tư tưởng của mình, mà ông Trọng thì có tí nào dân chủ, có tí đổi mới, có tí thích phương Tây nào đâu.


Ông ấy là một 'đại cục,' đại cục của Trung Quốc. Tôi nói một câu mà có thể sẽ chạm tới tự ái của nhiều người, nhưng những người nói ông Trọng có thể thoát Trung, có thể xoay trục, là chưa trưởng thành về trí tuệ."


'Tôi không tin ông Trọng sẽ đến Mỹ lần thứ hai'


Nhà báo Phạm Thành cũng cho rằng, khả năng ông Trọng đi Mỹ cũng là rất thấp.


"Tôi không tin vào điều này, ngay từ khi Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về việc ông Donald Trump mời ông Trọng sang thăm Hoa Kỳ trong năm 2019. Ngay khi đó, tôi đã đặt câu hỏi rằng, liệu ông Trọng có lần thứ hai đặt chân lên đất Mỹ. Và tôi khẳng định luôn rằng, khó có khả năng đó, bởi ba lý do.


Thứ nhất, ông Trọng có dám vượt qua chính mình không, tức là có dám vứt bỏ tư tưởng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-xít để kiến tạo đất nước không;


Thứ hai là ông ta có dám không hỏi ý Trung Quốc để đi hay không.


image012Nguồn hình ảnh, AFP. TBT Nguyễn Phú Trọng và phu nhân đón lãnh đạo cao nhất của TQ thăm VN tháng 11/2015


Thứ ba là ông Trọng nếu muốn được Mỹ mời thì phải có ký kết cụ thể nào đó với Mỹ. Nhưng tôi không tin rằng người Mỹ dưới thời ông Donald Trump có thể mời ông Trọng làm việc đó.


Ông Phạm Thành phủ nhận ý kiến cho rằng, cuốn sách của ông viết về ông Trọng ra đời ngay giữa khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành thảo luận nhân sự, chuẩn bị cho Đại hội Đảng 13 là nhằm phục vụ mục tiêu ''đấu tranh phe nhóm".


Chủ nhân blog Bà đầm xòe nhấn mạnh thực tế là cuốn sách này đáng lẽ xuất bản ngay từ tháng 6, cùng thời điểm với cuốn sách "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế".


Nếu thăm Hoa Kỳ thì để đạt mục tiêu gì?

Trong tháng 9 này, các tin tức từ Việt Nam và nước ngoài đặt ra khả năng TBT Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ.


Trong khi ý kiến của nhà báo Phạm Thành phản ánh một phần dư luận ở Việt Nam hết niềm tin vào khả năng "thoát Trung", bỏ mô hình thể chế cũ kỹ để đi theo các giá trị chung trên thế giới, những nhà quan sát nước ngoài vẫn tin rằng lãnh đạo VN đang có đà để nghiêng hơn về phía Hoa Kỳ và các nước Phương Tây cùng Nhật Bản.


Giáo sư Carl Thayer từ Úc gần đây nêu ba khả năng về tiến triển quan hệ Mỹ - Việt nếu Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sang thăm và hội đàm gặp Tổng thống Trump ở Washington D.C. trong năm nay.


Theo ông, đầu tiên là hai nhà lãnh đạo đồng ý mở rộng (enlarge) quan hệ đối tác toàn diện ký từ 2013.


Hai là họ sẽ công bố đàm phán để nâng quan hệ song phương lên mức quan hệ đối tác chiến lược.


Ba là Mỹ - Việt sẽ đồng ý ký một tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược.


Bất cứ một trong ba khả năng đó đều sẽ là dấu hiệu Việt Nam tiến tới chỗ cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ để phản ứng lại hành đồng đe dọa và bắt nạt của Trung Quốc (Chinese intimidation and bullying) ở Biển Đông trong những tháng qua, theo ông Thayer.


Hồi đầu 2017, ông Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm sang Trung Quốc.


Bản tin của Tân Hoa Xã khi đó đăng tin nói hai nước Trung - Việt tin rằng chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng đã "đạt thành công to lớn trong việc nâng cao sự tin cậy chính trị giữa hai bên, thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, củng cố quan hệ đối tác chiến lược hợp tác toàn diện, và đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực".


image013Nguồn hình ảnh, SAUL LOEB/Getty. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội hôm 27/2/2019