Cù Huy Hà Vũ: Mỹ và Đông Nam Á cần lập liên minh quân sự để chống TQ

15 Tháng Tư 20228:50 SA(Xem: 4156)

VĂN HÓA ONLINE  - DIỄN ĐÀN 3 - THỨ SÁU 15 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Mỹ và Đông Nam Á cần lập liên minh quân sự để chống Trung Quốc


  • Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
  • Gửi bài từ Orange County, Hoa Kỳ


BBC 15/4/2022


image003Phi cơ Hoa Kỳ bác bỏ yêu cầu 'Rời ngay' từ phía Trung Quốc trên Biển Đông, phần gần Philippines vào tháng 8/2018


Sau bài vì “Cục diện an ninh mới ở ĐNA trước một Trung Quốc bành trướng”, chúng tôi giới thiệu bài tiếp theo của TS Cù Huy Hà Vũ về đề tài an ninh và địa chính trị Đông Nam Á:


ASEAN không đồng thuận về mối đe dọa từ Trung Quốc đang liên tục bành trướng, tăng cường quân bị nên cần một liên minh quân sự mới với Hoa Kỳ là đối tác an ninh.


Mỹ có lợi ích sớm thấy một tổ chức ở Đông Nam Á quy tụ các nước có quan điểm an ninh cứng rắn đối với Trung Quốc và may mắn thay, một tổ chức như vậy đã manh nha với một sáng kiến mới đây của Indonesia.


Cuối tháng 12/2021, Cục trưởng Cục An toàn Hàng hải Indonesia tuyên bố sẽ mời cục trưởng hàng hải Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam họp cùng vào tháng 2/2022 để thảo luận về những biện pháp ứng phó chung đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Thế nhưng, hội nghị này đã không diễn ra và điều này đã có thể nhìn thấy trước.


VN từng muốn dựa vào Trung Quốc để cứu chế độ XHCN


Với chính sách "ba không" (Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác), rồi "bốn không" (thêm "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế") Việt Nam khước từ mọi hình thức liên kết chống Trung Quốc.


Thế nhưng chính sách quốc phòng này mâu thuẫn nghiêm trọng với bất khả xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam khi mà Trung Quốc lăm le dùng vũ lực thôn tính phần còn lại của quần đảo Trường Sa.


Bằng chứng là bên cạnh việc liên tục tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, láng giềng phương Bắc này mới đây đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số các đảo nhân tạo trong quần đảo này. Nó còn mâu thuẫn với quá khứ chiến tranh khi Hà Nội là đồng minh quân sự của Liên Xô và Trung Quốc. Vậy tại sao Việt Nam lại có một chính sách oái oăm như vậy?


image005Chụp lại hình ảnh. Một đoàn quay phim thăm bộ đội VN ở Trường Sa - hình minh họa


Trước sự sụp đổ của khối Đông Âu (1989-90) và Liên Xô mà các lãnh đạo ĐCSVN coi là "thành trì cách mạng thế giới" ban lãnh đạo Việt Nam nhận thức rằng Trung Quốc cùng ý thức hệ cộng sản là chỗ dựa còn lại để duy trì và bảo vệ chế độ toàn trị của họ trước sự tấn công của "các thế lực thù địch", mà ở đây là áp lực dân chủ hóa từ phương Tây, nhất là từ Hoa Kỳ.


Điều này khiến họ quay ngược quan điểm về Trung Quốc, từ "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất" với mưu đồ "bành trướng", "bá quyền" (Hiến pháp Việt Nam 1980) - hệ quả của cuộc xâm lược 1979 -sang "đồng minh cộng sản". Trên cơ sở đó, Hà Nội đã đề xuất bình thường hóa quan hệ giữa hai nước với ban lãnh đạo Trung Quốc và đầu tháng 9/1990, Hội nghị Thành Đô (Trung Quốc) đã được tổ chức vào cho mục đích này.


Giải thích về hội nghi cấp cao Việt - Trung này với Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia bao gồm Thủ tướng Hun Sen, vào tháng 12 cùng năm, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh nói: "Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá chủ nghĩa cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Chúng ta (Việt Nam và Campuchia) phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc".


Brunei thì chưa thấy phải cấp bách đối phó với Trung Quốc vì Bắc Kinh vẫn chưa gây hấn với nước Hồi giáo này. Singapore do không bị "đường 9 đoạn" trùm lên nên không có lý do thiết thân để phải tính chuyện ứng phó vũ trang với cường quốc phương Bắc.


Một liên minh các nước cùng chí hướng


Như vậy, chỉ còn Indonesia, Malaysia, Philippines là có thể đứng chung chiến tuyến chống Trung Quốc.


Tuy nhiên, ba nước Đông Nam Á này chắc sẽ không tự mình lập ra một liên minh phòng thủ, bởi lẽ mọi tổ chức quân sự đa phương không có sự tham gia của Mỹ sẽ không hiệu quả, thậm chí không hoạt động được. Đó chính là bài học rút ra từ Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), được thành lập năm 1955 nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở châu Á theo học thuyết Truman.


Các nước Đông Nam Á này yếu về quân sự nên không thể can dự vào các cuộc xung đột do các nước lớn tiến hành, bất luận trực tiếp hay ủy nhiệm, mà ở đây là Nội chiến Lào và Chiến tranh Việt Nam, nếu không được dẫn dắt ít nhất bởi một nước lớn.


image007Nguồn hình ảnh, AFP. Quân Mỹ đưa trực thăng Chinook C-47 tới tập trận ở Philippines (2015)


Vậy để chiến lược ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông thành công, Mỹ không có cách nào khác là phải cùng Indonesia, Malaysia, Philippines thành lập một tổ chức quân sự cho Đông Nam Á. Điều thuận lợi là một số nhân tố theo hướng này đã có sẵn.


Mỹ và Philippines đang là đồng minh của nhau theo Hiệp ước phòng thủ chung ký năm 1951 trong bối cảnh Chiến tranh lạnh. Thời kỳ này, Philippines là tiền đồn quân sự và là căn cứ hậu cần quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Nam Á với căn cứ không quân Clark và căn cứ Subic.


Năm 1992, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ đã triệt thoái khỏi hai căn cứ này. Nhưng từ 2012, ngay sau khi Tổng thống Obama "xoay trục sang châu Á", quân đội Mỹ đã quay trở lại trong khuôn khổ tập trận chung hàng năm. Tháng 4/2014, hai bên ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA), để quân đội Mỹ được tăng cường tiếp cận các căn cứ của Philippines.


Tiếp theo, Indonesia và Malaysia đang là đối tác quân sự của Mỹ. Hàng năm kể từ 1995, Hải quân Indonesia và Hải quân Hoàng gia Malaysia tập trận song phương với Hải quân Mỹ trong khuôn khổ Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển - CARAT giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á. Hai nước này cũng tiến hành các cuộc tập trận song phương với Philippines.


Ngoài ra, ba nước Indonesia, Malaysia và Philippines đã có một cơ chế hợp tác quân sự ba bên nhằm thực hiện Tuyên bố chung về các biện pháp khẩn cấp tại những vùng biển có mối quan tâm chung, được ký giữa bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng ba nước ngày 5/5/2015. Theo đó, ba nước sẽ tuần tra chung trên không và trên biển để ngăn chặn nạn bắt cóc và tấn công tàu thuyền và các hoạt động tội phạm khác tại hai vùng biển Sulu và Sulawesi nằm giữa ba nước.


Cuối cùng, liên minh quân sự đa phương trong khu vực Ấn độ - Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng đã có tiền lệ. Đó là Bộ tứ kim cương - QUAD (Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ) và AUKUS (Australia, Anh, Mỹ).


Tóm lại, theo nhận định của tôi, Hoa Kỳ, Indonesia, Malaysia và Philippines không phải là những kẻ xa lạ trong hợp tác quốc phòng. Chỉ cần bốn nước này thống nhất ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm biển Đông là có ngay một tổ chức phòng thủ chung cho Đông Nam Á. Bởi những gì cần làm sau đó cơ bản chỉ là vấn đề phối hợp hoạt động quân sự song phương và đa phương mà các nước này đã có với nhau theo một thiết kế tổng thể cho an ninh khu vực.


Với tầm nhìn phát triển, tổ chức quân sự tiềm năng này sẽ mở rộng cửa cho các quốc gia Đông Nam Á còn lại, Việt Nam trước hết, cũng như liên kết với QUAD, AUKUS và các liên minh quân sự tiềm năng khác có cùng chí hướng. Cũng như vậy, trên cơ sở Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines, cơ chế an ninh tập thể này sẽ hoan nghênh các hiệp định quân sự song phương giao kết giữa các thành viên, trước hết giữa Mỹ và Indonesia, Mỹ và Malaysia, Indonesia và Malaysia.


Trên tinh thần đó, theo tôi chính quyền Tổng thống Joe Biden cần điều chỉnh Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bằng cách ghi rõ các công cụ thực hiện là "các liên minh hiệp ước hiện tại và tiềm năng được hiện đại hóa; các quan hệ đối tác linh hoạt, bao gồm một ASEAN được trao quyền và một liên minh hiệp ước Đông Nam Á tiềm năng …"


Một trong những tác động tích cực có thể nhìn thấy trước của tổ chức phòng thủ tập thể này một khi được thiết lập là ASEAN sẽ có thế hơn trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung Quốc. Hay chí ít buộc nước bành trướng phương Bắc này ngừng sử dụng đàm phán để "câu giờ" cho mục đích xâm chiếm các đảo và thực thể còn lại bị "đường 9 đoạn" trùm lên.


image009Nguồn hình ảnh, Reuters. Tàu ngầm Type 094A lớp Tấn (Jin class) của Hải quân TQ


Một cách chung nhất, cơ chế an ninh này sẽ giúp ASEAN phát triển mạnh mẽ vì hiệp hội này lúc đó về cơ bản sẽ chỉ còn phải giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội, những vấn đề không quá khó để đạt đồng thuận.


Vấn đề đặt ra là nếu Việt Nam không muốn có bất kỳ liên minh quân sự nào với Hoa Kỳ và/hoặc tham gia một cấu trúc an ninh tập thể của Đông Nam Á như nêu trên, liệu phần lãnh thổ còn lại của nước này ngoài Biển Đông có thoát nổi lưỡi hái của "đồng chí tốt" Trung Quốc đang văng tới?


 


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Về cục diện an ninh mới ở Đông Nam Á trước một Trung Quốc bành trướng


  • Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
  • Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Orange County, California, Hoa Kỳ


11/4/2022


image011Nguồn hình ảnh, Getty Images. Căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia đang là tâm điểm chú ý sau khi có tin TQ được quyền sử dụng


Nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở Đông Á nói chung, Biển Đông nói riêng, tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tung ra "Xoay trục về châu Á".


Sau được gọi là "Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", đây là chiến lược quốc phòng - an ninh mới nhất của Hoa Kỳ đối với khu vực kể từ Chiến tranh Việt Nam.


Tổng thống Donald Trump tiếp tục và phát triển chiến lược này với cái tên mới, "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở".


Đến lượt mình, ngày 12/01/2022 vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã công bố "Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của chính quyền ông, trong đó Đông Nam Á được xác định là "trung tâm của cấu trúc khu vực".


Phương tiện để thực hiện chiến lược này là "các liên minh được hiện đại hóa; các quan hệ đối tác linh hoạt, bao gồm một ASEAN được trao quyền…"


Quyết tâm chiến lược mới này của Mỹ là phù hợp với mục tiêu của ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao 9 của khối này tổ chức tại Indonesia vào tháng 10/2003, lãnh đạo 10 nước thành viên quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.


Nhằm triển khai chiến lược an ninh chống Trung Quốc này đồng thời đánh dấu 45 năm quan hệ Mỹ - ASEAN, ngày 28/2 vừa qua, Nhà Trắng thông báo rằng Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ở Washington được tổ chức vào các ngày 28-29/3.


"Ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden-Harris là trở thành một đối tác mạnh mẽ, đáng tin cậy và củng cố một ASEAN được trao quyền và thống nhất để giải quyết những thách thức của thời đại chúng ta," Phát ngôn viên Nhà Trắng, bà Psaki nói. Thông báo này được đưa ra 4 ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine cho thấy Mỹ coi ASEAN quan trọng đến thế nào trong chiến lược toàn cầu của họ.


Thế nhưng kỳ họp thượng đỉnh này sau đó đã bị hoãn vô thời hạn.


image013Nguồn hình ảnh, Getty Images. Ảnh giới thiệu một công trình thủy điện ở Lào với đầu tư của Tập đoàn Điện lực Phương Nam từ TQ


Theo Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay, một số lãnh đạo các nước thành viên thời điểm đó sẽ không tham dự được.


Theo tôi, lý do của việc hoãn họp này là ASEAN không thể nằm trong bất cứ cấu trúc an ninh nào chống Trung Quốc.


ASEAN chia rẽ nghiêm trọng về Trung Quốc


Nguyên tắc cơ bản của ASEAN là đồng thuận, một quyết định chỉ được thông qua khi được tất cả các nước thành viên tán thành. Như vậy, để tổ chức này có được một quan điểm quốc phòng cứng rắn đối với Trung Quốc thì mọi nước thành viên phải coi nước phương Bắc này là mối đe dọa đối với an ninh lãnh thổ của họ.


Thế nhưng, chỉ Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei là bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với "đường 9 đoạn", còn gọi là "đường lưỡi bò", mà Bắc Kinh vẽ ra để đòi chủ quyền đối với 75% biển Đông. Đáng lưu ý là "đường 9 đoạn" không có bất cứ căn cứ lịch sử và pháp lý nào, dẫn đến nó bị Tòa trọng tài lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) bác bỏ vào ngày 12/7/2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông.


Trên thực tế, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm hoặc xâm phạm vùng biển/lãnh thổ trên biển của Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia, buộc bốn nước này phải tự vệ ở mức độ khác nhau.


Tóm lại, về lý thuyết, chỉ một nửa các quốc gia thành viên ASEAN là ở trong thế đối đầu với Trung Quốc về mặt quân sự, đồng nghĩa có tới một nửa thành viên của tổ chức này không coi Trung Quốc là mối đe dọa. Đã thế, Campuchia, nước từng là nạn nhân diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ được Bắc Kinh hỗ trợ, nay lại bị cho là "Con ngựa thành Troy" của Trung Quốc trong ASEAN.


Vào các năm 2012 và 2016, Phnom Penh đã ngăn cản các ngoại trưởng ASEAN đưa ra tuyên bố chung lên án Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam và Philippines.


Không những thế, mới đây Campuchia còn "thụt lùi" khi phản đối ký vào mọi điều khoản ràng buộc Trung Quốc vào các quy định quốc tế liên quan đến Biển Đông. Tháng qua, Bắc Kinh và Phnom Penh vừa ký một thỏa thuận quân sự mà nội dung không được công bố.


image015Nguồn hình ảnh, Getty Images. TQ cho du khách ra thăm quần đảo Hoàng Sa mà VN cũng tuyên bố chủ quyền


Ngoài Campuchia của ông Hun Sen, cũng không loại trừ khả năng Lào, vốn có "quan hệ đặc biệt" với Việt Nam sẽ theo chân Campuchia vì đã nhận từ Bắc Kinh những khoản viện trợ và tài trợ to lớn.


Đồng thuận, thực ra là bất đồng, dẫn tới tự hủy


Ngoài ra, theo tôi quan sát, quá trình dân chủ hóa ngày càng thắng thế trên toàn cầu cũng làm sâu sắc hơn sự chia rẽ trong ASEAN về Trung Quốc. Các nước độc tài hoặc độc đoán trong ASEAN có xu hướng ngả về Trung Quốc hơn.


Khi ASEAN không thể nào có được một lập trường về mối đe dọa về an ninh lãnh thổ thì điều này hủy hoại ngay chính Cộng đồng ASEAN, tức hủy hoại tương lai của khối này. Thực vậy, nếu không xác định được đe dọa về an ninh thì trụ cột "chính trị - an ninh" của Cộng đồng này không có lý do tồn tại.


Nghiêm trọng hơn, sự chia rẽ giữa các nước ASEAN về Trung Quốc đã đang gây thiệt hại không thể khắc phục cho các nước bị "đường 9 đoạn" trùm lên. Nó gây hoang mang, làm các nước này không còn đủ minh mẫn để nhận ra rằng họ đang mắc kế "giương Đông kích Tây" của Trung Quốc khi đàm phán với nước này về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC, có mục tiêu ngăn chặn các xung đột tiềm tàng tại khu vực).


image017Nguồn hình ảnh, U.S. Navy. Tàu khu trục USS Mustin của Hải quân Hoa Kỳ - hình minh họa


Thực vậy, Trung Quốc chỉ "giả" đàm phán, tức dùng đàm phán để đánh lạc hướng ASEAN khỏi lựa chọn phòng thủ tích cực, bao hàm tìm kiếm hỗ trợ từ bên thứ ba, cụ thể là Mỹ và các đồng minh của siêu cường này.


Làm được thế rồi thì Trung Quốc với sức mạnh quân sự áp đảo của mình sẽ "múa gậy vườn hoang", xâm chiếm cho kỳ hết các đảo và thực thể còn lại trên biển Đông.


Đâu là giải pháp?


Do các nước trong khối ASEAN không nhất trí với nhau trong việc coi Trung Quốc là mối đe dọa, nên "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" nhắm ASEAN làm đối tác an ninh tiềm năng chắc chắn sẽ thất bại. Nói vậy để thấy Mỹ sẽ có lợi nếu như tại Đông Nam Á sớm có một tổ chức quy tụ các nước có quan điểm an ninh cứng rắn đối với Trung Quốc.


May mắn thay, một tổ chức như vậy đã manh nha với một sáng kiến mới đây của Indonesia.


Cuối tháng 12 năm ngoái, Cục trưởng Cục An toàn Hàng hải Indonesia tuyên bố sẽ mời cục trưởng hàng hải Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam họp cùng vào tháng 2/2022 để thảo luận về những biện pháp ứng phó chung đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Thế nhưng, hội nghị này đã không diễn ra và điều này đã có thể nhìn thấy trước.


Với chính sách "ba không" (Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác), rồi "bốn không" (thêm "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế"), Việt Nam khước từ mọi hình thức liên kết chống Trung Quốc.


Brunei thì chưa thấy phải cấp bách đối phó với Trung Quốc. Đơn giản vì Bắc Kinh vẫn chưa gây hấn với nước Hồi giáo này. Vả lại, quốc vương Hassanal Bolkiah đã thỏa thuận với Chủ tịch Tập Cận Bình về việc hai nước cùng khai thác dầu khí tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và 4 nước Đông Nam Á trong đó có Brunei.


Về phần mình, Singapore do không bị "đường 9 đoạn" trùm lên nên không có lý do thiết thân để phải tính chuyện ứng phó vũ trang với cường quốc phương Bắc. Việc Singapore hoan nghênh sự can dự quân sự của Mỹ vào khu vực cũng như ủng hộ phán quyết của Toà trọng tài UNCLOS bác bỏ "đường 9 đoạn" hẳn chỉ để xoa dịu nghi ngại của Mỹ và một số nước trong khu vực được dấy lên bởi các cuộc tập trận trên biển mà đảo quốc này tiến hành với Trung Quốc (8).


Tóm lại, cũng như Việt Nam, Singapore thực hiện một chính sách cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên cách thức cân bằng thì khác hẳn nhau. Việt Nam thì "đi dây" khi không tập trận riêng rẽ với Trung Quốc hay Mỹ, tức không ngả về bên nào trong khi Singapore "đi hàng hai" khi đảo quốc này tập trận với cả hai, tức chọn cả hai phe đối địch. Suy cho cùng, hai quốc gia Đông Nam Á này sẽ không đối đầu với Trung Quốc trong bất cứ hoàn cảnh nào vì, như đã phân tích, Bắc Kinh là đồng minh tự nhiên với chế độ của họ.


Như vậy, chỉ còn Indonesia, Malaysia, Philippines là có thể đứng chung "chiến hào trên biển" chống Trung Quốc.


Vậy để chiến lược ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông thành công, Mỹ không có cách nào khác là phải "xắn tay" cùng Indonesia, Malaysia, Philippines thành lập một tổ chức quân sự cho Đông Nam Á.


Theo đề xuất của tôi, vấn đề ở đây là ý tưởng, là nhu cầu, chứ điều kiện cho sự ra đời của một tổ chức như vậy có thể nói là đã sẵn sàng, hay nói như người xưa, là đã "sẵn nong sẵn né".


Trong bài tới, tác giả sẽ giới thiệu thêm về ý tưởng 'liên phòng Mỹ-Đông Nam Á' trong thời đại mới.


Tác giả từng là cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam trong 30 năm, một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị, hiện sống tại Hoa Kỳ. Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18040)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14310)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13379)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13944)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16429)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13694)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15175)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13291)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13478)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32287)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36912)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15880)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15291)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17167)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16944)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15058)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16156)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."