Trần Anh Tuấn: Pierre Dieulefils và bưu thiếp Đông Dương (1887-1924)

20 Tháng Tư 20228:30 SA(Xem: 4120)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 - THỨ TƯ 20 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Pierre Dieulefils và bưu thiếp Đông Dương (1887-1924)

image017

Trần Anh Tuấn


Pierre-Marie Alexis Dieulefils sinh ngày 21.1.1862 tại vùng nông thôn Malestroit phía đông nước Pháp. Học lực “brevet” tức trung học đệ nhất cấp, nay gọi là trung học cơ sở. Năm 1883, Dieulefils ký khế ước gia nhập quân ngũ trong năm năm. Dieulefils được biên chế vào lữ đoàn pháo binh số 24 và tình nguyện sang Bắc Kỳ năm 1885. Khi mãn hạn khế ước năm 1887, Dieulefils ở lại Đông Dương và mở cơ sở nhiếp ảnh tại Hà Nội.


Đến năm 1902, Dieulefils bắt đầu làm bưu thiếp với hình ảnh phong cảnh, đền đài, di tích, nhân vật, thời sự và sinh hoạt của các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam Bốt, Lào, và Vân Nam bên Trung Quốc do chính ông chụp. Công trình này được Dieulefils tiếp tục cho mãi đến năm 1924, với tổng số hơn 5,000 bưu thiếp.

image021

Dĩ nhiên những bưu thiếp này là cách quảng cáo công trình «khai hóa» của nước «Đại Pháp» tại Đông Dương. Và hình ảnh tra tấn chém giết bêu đầu các nghĩa quân Yên Thế hay hình ảnh gông cùm các phụ nữ Ba Đình có mục đích khủng bố tinh thần công cuộc kháng chiến chống xâm lăng thủa ấy chính là những bằng chứng của tội ác và sự dã man do nhà cầm quyền thực dân Pháp tiến hành trên đất nước chúng ta. 


Ngày nay, nhờ nghệ thuật nhiếp ảnh của «Đứa Con Trời » (Dieulefils) mà chúng ta biết được một cách cụ thể hình ảnh hơn một thế kỷ trước đây, nhất là những hình ảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với một bộ bưu thiếp phong phú cả thảy tới 67 tấm năm 1909 hay 139 tấm về phế tích Angkok cùng năm... sẽ là những bài viết tiếp theo bài đầu tiên này.


Dieulefils lấy cái lư hương làm dấu hiệu trên các bưu thiếp của ông.


Hình ảnh mỗi địa phương nước ta được Dieulefils giới thiệu tổng quát trước tiên bằng một bưu thiếp tổng hợp như bốn bưu thiếp Quảng Yên, Hòn Gai (Gay), Móng Cái (Cáy), An Nam dưới đây.


image023image025image027Hình phong cảnh Hạ Long


image029Hình người dân giúp chúng ta biết y phục cổ truyền miền Bắc đầu thế kỷ XX


image031Hình ảnh Huế: Cửu Đỉnh, tượng trưng chín vua đầu triều Nguyễn


image033Hình ảnh Huế: cửa tam quan tại lăng Minh Mạng


image035Hình ảnh triều đình Huế: Đại Nam Thành Thái


Năm 1997, một tác giả Pháp tên Thierry Vincent đã thực hiện được công trình nghiên cứu tổng hợp về bộ bưu thiếp Pierre Dieuleflis tựa đề Pierre Dieulefils, Photographe-Éditeur de Cartes Postales d’ Indochine (1997, 255 tr.) Đây là trang bìa sách về Pierre Dieulefils với thủ bút của tác giả


image037image039Hình một trang sách có thủ bút cùa tác giả Thierry Vincent


Năm 2011, tôi đã tặng tác phẩm trên cho bác Lê Đức Vân (cựu giám đốc Thông Tin Văn Hóa Hà Nội thập niên 1960 và cựu chủ tịch Hội Tem Hà Nội) khi tôi về thăm lại quê hương và căn nhà gia đình tôi cư ngụ trước năm 1954, hiện vẫn là số cũ 282 phố Khâm Thiên. Là sách quý có giá trị lịch sử, tôi đã tìm mua thêm quyển thứ hai để làm tài liệu trong thư viện TAT.

image041image043

Năm 1909, Dieulefils xuất bản một tập sách ảnh về Angkok tựa đề Ruines of Angkor Cambodia in 1909. Sách chỉ in 500 bản nên ít người biết. Tháng 3.2001, bản đánh số 49 được phát hiện tại nhà của một thủ thư ở Bangkok. Cũng năm đó, nhà xuất bản River Books ở Bangkok đã tái bản nguyên trạng tập sách ảnh bao gồm 139 tấm về Angkok và thủ đô  Phnom Penh mà Dieulefils đã xuất bản năm 1909 bằng ba ngôn ngữ, là Pháp, Anh, và Đức với lời mở đầu của Étienne Aymonier (người khám phá ra phế tích Angkok) và lời giới thiệu của Louis Finot (Giám Đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ đương thời).


Sự nghiệp nhiếp ảnh của Dieulefils thành công rực rỡ, gồm cả danh và lợi.


Danh là các loại Huy Chương Đồng (Triển Lãm Quốc Tế Paris 1889), Huy Chương Bạc (Triển Lãm Quốc Tế Hà Nội 1902), cùng ba Huy Chương Vàng (Triẻn Lãm Quốc Tế Marseille 1906, London 1908, và Bruxelles 1910).


Lợi là chuyện độc quyền chụp ảnh căn cước ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.


Nguyên năm 1885, đô đốc De Courcy đặt thêm thuế qua hình thức căn    cước đánh vào ngoại kiều ngụ cư, tức người Tàu. Đến 1893 thì một nghị định khác của Toàn Quyền Đông Dương ấn định căn cước phải có hình mà ngày 29.12.1894, Dieulefils được trúng thầu độc quyển chụp ảnh căn cước. Dã tâm của chính quyền thuộc địa là móc túi dân lành vì nghị định nghi rõ hình ảnh đương sự tự cung cấp không được chấp thuận, phải là hình chụp do chính quyền cung cấp mới được chấp thuận. Giá mỗi tấm hình trong căn cước ngoại kiều phải trả là 1đ, một số tiền không nhỏ năm 1894 vì bốn thập niên sau tức thập niên 1930, giá một tạ gạo cũng chỉ vào khoảng 3đ. Những chi tiềt trên cho thấy lợi tức khổng lồ mà Dieulefils thu được khi chụp hình căn cước. Thêm nữa vào năm 1888, tổng số quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương là 42,000 người. Riêng Hà Nội có 12,308 quân lính. Chưa kể hệ thống công chức Pháp trong chính quyền Đông Dương, cùng giới thương nhân, gia đình... Tất cả đều muốn có hình ảnh gửi về cho thân nhân ở Pháp, và cần mua bưu thiếp để trao đổi là cách thông tin thuận tiện và tiết kiệm thì giờ giữa Đông Dương và Pháp.


Đó chính là mỏ vàng mà Dieulefils khai thác gần ba thập niên ở Hà Nội. Bằng chứng về sự thành công tài chính là năm 1907, Dieulefils mua một biệt thự nghỉ mát tại Đồ Sơn, Hải Phòng với giá 2,200đ. Một bằng chứng khác là khi về hưu tại quê nhà, Dieulefils dự tính mua lại lâu đài Morlaye làm nơi trú ngụ. Nhưng cuối cùng Dieulefils chỉ tự vẽ kiểu và cho xây một biệt thự đặt tên là Les Sources.


Khoảng năm 1914, gia đình Dieulefils trở về Pháp. Trong Đệ Nhất Thế Chiến, gia đình Dieulefils có một con trai nhập ngũ năm 1915 và hai năm sau tử trận vì đạn pháo kích của Đức. Sau chiến tranh, chính quyền thuộc địa Hà Nội lấy tên người Pháp có công đặt cho đường phồ. Tên Pierre Dieuleflis được đặt cho phố tên Việt là Đặng Dung.


Dieulefils mất ngày 19.11.1937 tại nơi sinh trưởng, vùng nông thôn Malestroit.


 Tóm lại, khởi đầu chỉ là một dịch vụ thương mại (Dieulefils mở hiệu ảnh tên Photographie P. Dieulefils ở 53 phố Jules Ferry, Hà Nội), nhưng nhờ ống kính của một chuyên viên và vị thế của một cựu sĩ quan Pháp trong bình đoàn thuộc địa thời Pháp thuộc nên được phép đi khắp Đông Dương, được tham dự các biến cố quan trọng về văn hóa, xã hội, chính trị và nhất là quân sự, được gặp vua quan nhà Nguyễn và các nhân vật quan trọng đương thời, Dieulefils đã có công để lại những hình ảnh lịch sử, cụ thể và chân xác, về nước ta và dân ta, nhất là tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ trước đây hơn một thế kỷ.


Trần Anh Tuấn

Bài viết tháng 4.2011 

Tăng bổ tháng 4.2022

11 Tháng Mười 2015(Xem: 15070)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16170)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14398)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16696)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15340)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14791)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 15055)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17670)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15901)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13670)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."
10 Tháng Chín 2015(Xem: 15475)
"Ông Đại Sứ nói là bà có quyền đeo khăn choàng cổ có hình ảnh lá cờ VNCH và chính ông chụp chung với bà Minh Ngọc và bà Amy Duong (là vợ của ông Đỗ Hùng) ngay trong phòng họp mà bà Minh Ngọc vẫn đang quấn trên cổ khăn choàng có hình ảnh lá cờ VNCH."
08 Tháng Chín 2015(Xem: 14878)
"Nhưng chỉ với vài bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thi thể một em bé Syria dạt vào bãi biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng do đắm tàu trên đường cùng cha mẹ tìm nơi tị nạn, chạy khỏi quê hương đang điêu tàn vì khói lửa chiến tranh và bất ổn đã làm cho rất nhiều người, trong đó có tôi cảm thấy bàng hoàng, đau xót." "... Tất nhiên trong nguyên nhân gây ra chuyện này cũng không thể thiếu sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước của các quốc gia mà dân chúng phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ quê hương xóm làng tìm nơi lánh nạn…."
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16827)
"Một người làm báo trong nước và một người làm báo ở nước ngoài, cả hai đều bị xử lý vì những gì họ viết trên Facebook chứ không phải trong công việc thường ngày. Nhà báo Đỗ Hùng bị miễn nhiệm khỏi chức Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên và cũng bị Bộ Thông tin và Truyền thông thông thu hồi thẻ nhà báo. Blogger Lê Diễn Đức bị đài Á châu Tự Do, RFA, hủy hợp đồng mà theo đó ông được sử dụng trang web của đài này để thể hiện cách nhìn của ông về các vấn đề thời sự."
02 Tháng Chín 2015(Xem: 16292)
* Về hai bản Tuyên ngôn Độc lập. * Nhìn lại lời hứa của ông Hồ. * Lời kêu gọi "Đại đoàn kết" của cố TT Võ Văn Kiệt.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14550)
Nguyễn Quang A & Đoàn Viết Hoạt: Bản chất Việt Nam đã có đa nguyên rồi.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 17632)
"Tóm lại, Đại hội toàn quốc Đảng CS lần thứ 12 sẽ thông qua các văn kiện Đảng và xác định chiều hướng chính sách đối nội và đối ngoại trong 5 năm sắp tới. Kết quả là một cuộc chuyển hóa thể chế êm đẹp sẽ diễn ra hay chế độ độc tài độc đảng sẽ tiếp tục thống trị đất nước một cách khắc nghiệt hơn và tàn bạo hơn."
21 Tháng Tám 2015(Xem: 16917)
- "Như William J. Duiker ghi nhận trong Vietnam: Nation in Evolution, xuất bản năm 1983, chỉ trong vòng hai tuần – từ ngày 14/08 đến ngày 28/08, khi vua Bảo Đại thoái vị – miền Bắc và miền Trung đã gần như hoàn toàn nằm trong tay Việt Minh và chỉ ở miền Nam những người Cộng sản buộc phải chia sẻ quyền lực với những lực lượng, thành phần khác.Theo học giả này đó là một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hầu như không có đổ máu gì." - "Trong cuốn Britain in Vietnam – Prelude to Disaster, 1945-6, xuất bản 2007, Peter Neville cho rằng nhân vật trung tâm trong những biến cố tháng Tám năm 1945 là Hoàng đế Bảo Đại. Theo học giả này, việc vua Bảo Đại thoái vị đã mở đường cho một nhóm người thuộc nhiều thành phần, đảng phái, khuynh hướng khác nhau lập nên ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’. Ông cũng cho rằng nếu vua Bảo Đại không từ ngôi, Việt Minh không thể lên nắm quyền."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 15901)
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 dẫn tờ nguyệt san "Thế giới" Nhật Bản tháng 8 đăng bài viết "Mỹ tạo ra căng thẳng Biển Đông nhằm thúc đẩy Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể" của cựu giáo sư thỉnh giảng Takashi Okada - Đại học Takushoku Nhật Bản, bình luận viên khách mời của hãng tin Kyodo, Nhật Bản.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 15615)
"Theo nguồn tin riêng của báo Văn Hóa,.."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 15494)
- Công đoàn là của ai? - Tuyên bố của 21 tổ chức Xã hội Dân sự độc lập ở VN.