Đừng dùng chữ ‘Nó’ như Phạm Minh Chính

23 Tháng Năm 20226:04 CH(Xem: 4266)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 1 - THỨ HAI 23 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Đừng dùng chữ ‘Nó’ như Phạm Minh Chính


  Theo như lời của ông Phạm Minh Chính - thủ tướng nhà nước Việt Nam Cộng Sản thật "rõ ràng, sòng phẳng! Mẹ nó! Sợ gì!"


Phát biểu đầy "khí thế" của ông Phạm Minh Chính trước cuộc gặp gỡ Ngoại Trưởng Antony Blinken - được phát ra từ trang YouTube của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gần đây có một clip video vào ngày 13 tháng 5, 2022 bỗng chốc trở nên "vai-rô"trên khắp các mạng xã hội.


image036"Mẹ nó!" là câu chửi thề "Con mẹ nó!", hay, "Mẹ nó, cái thằng Mỹ"?

Nếu là câu chửi đổng thì phạm lỗi ăn nói thô tục, còn nếu dùng "nó" để chỉ người thứ ba thì phạm lỗi dùng sai chữ. Ông thủ tướng thuộc vào trường hợp nào?




Bài viết này sẽ nêu lên một số nhận định về cách dùng chữ "nó".

***

Phan Khôi viết về chữ "Nó"

Đoạn văn sau đây được trích trong bài "Phép Làm Văn-Bài Thứ II-Cách Đặt Đại Danh Từ" của chí sĩ Phan Khôi, đăngtrên báoPhụ Nữ Tân Văn, số 73, ngày 9/10/1930, trang 13.

(Bắt đầu trích)

2. Chữ nó dùng xưng sự vật

Chữ nó, trước kia ta chỉ dùng xưng hạng người mà ta lấy làm khinh hèn, chớ không mấy khi dùng mà xưng sự vật. Vậy nên khi trong câu trên có danh từ chỉ về sự vật mà câu dưới muốn nhắc lại, thật là khó lòng quá. Như trên nói con bò, thì dưới phải nhắc là con bò ấy; trên nói cái tư tưởng gì đó, thì dưới phải nhắc lại cái tư tưởng ấy. Chữ mà lôi thôi như vậy thì văn không tài nào cho gọn cho hay được.

Gần đây có nhiều người dùng chữ nó mà chỉ về sự vật. Như mấy bài của ông Trần Trọng Kim đăng trong tập báo nầy cũng có dùng một vài lần; còn tôi thì tôi dùng luôn. Dùng như vậy, ban đầu thấy hơi lạ một chút, nhưng về sau quen đi, tiện lợi lắm. Tôi muốn nói, về ngôi thứ ba số một nên dùng chữ y, chữ va, chỉ về người, còn để riêng chữ nó chuyên chỉ về sự vật. Như vậy, về sự vật sẽ có một đợi (đại) danh từ nhứt định; và về người dầu hạng người nào cũng khỏi bị kêu bằng tiếng nó, là tiếng nghe cộc cằn và có ý khinh bỉ quá. Trong sự tiện lợi lại có ngụ ý cái bình đẳng đôi chút.

(Hết trích)

Như thế, từ rất lâu, chữ "nó" đã được coi là cách gọi khinh bỉ, không nên dùng.

Khi dùng "nó" cho sự vật, có lẽ các cụ Phan Khôi, Trần Trọng Kim đã nghĩ tới tiếng Anh hay tiếng Pháp chăng? Như chữ "it" tiếng Anh được dùng cho sự vật, thú vật. Con nít cũng là "it", tới khi lớn mới chia ra "he" cho nam, "she" cho nữ.

Khi đề cập tới một nhóm, một tổ chức, một cơ quan, nhiều người dùng "nó". Ví dụ: "Ngày hôm qua tôi đến sở xã hội nhưng nó đóng cửa vì dịch Covid". Chữ"nó" thay cho "sở xã hội," ngôi thứ ba số ít.




Tuy nhiên, để nghe nghe lịch sự hơn, nên thay "nó" bằng "họ". Về nghĩa, "họ" đúng hơn, vì ám chỉ "những người làm việc trong sở", chỉ có "họ" mới đóng cửa, nghỉ làm; chứ cái sở, "nó" không thể tự đóng cửa.

Nhiều bạn trẻ ngày nay thích dùng "nó" khi nhắc tới vợ, chồng, bạn bè, .... dù biết họ tỏ sự thân mật với nhau nhưng không nên lạm dụng. Trường tiểu học, giờ tập làm văn, từng dạy tôi rằng: "Nó" là đại danh từ chỉ dùng cho con nít và thú vật." Cho nên, gọi đứa nhỏ là "nó", gọi con mèo là "nó", thì được; nhưng gọi cô bồ hay anh bạn là "nó" thì không nên.

Đại danh từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú. Có vô số từ để chỉ ngồi thứ ba: "anh ấy, ông ấy, cô ấy, ..." Nói nhanh thì thành "ảnh, ổng, cổ,..." Ngay khi nhắc tới người nhỏ tuổi hơn vẫn có thể nói một cách nhã nhặn: "cháu ấy, em ấy, nhỏ đó,…"

Thậm chí với thú nuôi trong nhà, người ta cũng tìm những cách gọi nghe thiệt êm tai: "em miu nhà tôi, chú cún của anh, …" Trong "Truyện Tấm Cám", chàng hoàng tử gọi con chim vàng anh nghe dịu nhỉu: "Vàng ảnh, vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo." Và từ rất xa xưa, ca dao Việt đã nhân cách hóa loài vật và gọi chúng một cách thân mật và lịch sự: "Chú chuột đi chợ đường xa. Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo".

Khi không biết là nam hay nữ, có thể dùng "y, hắn, va"như cụ Phan Khôi đã nhắc. Tuy nhiên, ngày nay, các đại danh từ này có thể nghe không thuận tai với một số người, ta nên cẩn thận khi dùng.

Có người sẽ bảo: Không dùng "nó" mà dùng "thằng chả, con mẻ, ả ta, ..." thì lịch sự nỗi gì?

Thưa đúng, khi đã không ưa thì có nhiều cách gọi rất chi là… "phong phú".

***

4 trường hợp nên dùng "Nó"

Nên tránh "nó" nhưng "nó" vẫn có giá trị của "nó". Đây là 4 trường hợp nên dùng "nó".

Thứ nhất, với kẻ đáng khinh, đáng ghét.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện có bài thơ "Tôi Biết Nó, Thằng Nói Câu Nói Đó". Chỉ với 4 câu, ai cũng biết "nó" là kẻ nào.

"Không có gì quý hơn độc lập tự do!"

Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó

Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó.

Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.

Thứ hai, ngược lại thứ nhất, với người mình rất yêu. Khi đó, "nó" chứng tỏ mối quan hệ hết sức gần gũi giữa hai người. Truyện "Bỏ Vợ" của nhà văn Hồ Biểu Chánh viết như sau:

Hương thân Đáng nói:

- Thưa bà, có việc gì bà sai cô Hai đây đi cũng được, bà đi làm chi cho nhọc lòng.

- Nó mắc con, nó đi đâu được mà đi. Phần thì nó khờ quá, nó hiểu việc gì đâu.



Cô Hai Hương là con ruột, nên bà mẹ gọi cô là "nó", cách gọi thân thương của người Nam Bộ. Còn lại, trong suốt tất cả các tác phẩm của ông, Hồ Biểu Chánh luôn luôn dùng những cách xưng hô rất thuần hậu, nhã nhặn, như "ông chồng tui, cô Ba, bà Hội Đồng,..."

Thứ ba, để chỉ thú vật không... cưng. Nhà văn Stephen King có tác phẩm kinh dị "It", truyện kể về một con nhện thành tinh. Dịch tiếng Việt thành "Nó", nghe rùng rợn chứ?

Thứ tư, nhằm mô tả một thân phận đáng thương. Ví dụ tuyệt vời nhất là ca khúc "Nó" của nhạc sĩ Anh Bằng.

Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ.

Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo.

Ngày nó sống kiếp lang thang,

Ngẩn ngơ như chim xa đàn.

Nghĩ mình tủi thân muôn vàn.

Mẹ nó qua đời khi còn tấm nhỏ,

Một chén cơm chiều nên lòng chưa no.

Cuộc sống đói rách bơ vơ,

Hỏi ai ai cho nương nhờ,

Chuỗi ngày tăm tối vô bờ.

Chữ "nó" được lập đi lập lại nhiều lần, làm nổi rõthân phận bọt bèo của một đứa nhỏ côi cút. Thế nhưng, xin chú ý tới câu hát tiếp theo:

Đêm đêm nó ngủ, một manh chiếu rách co ro,

Một thân côi cút không nhà.

Thân em lá cỏ, bạn quen ai có đâu xa,

Thằng Tư, con Tám hôm qua, trên phố lê la.

Chỉ đổi một chữ, "nó" thành "em", nhạc sĩ đã bày tỏ tình thương yêu trìu mếnnhư muốn giang tay ôm lấy mảnh đời bơ vơ nhỏ dại.

***

Tản mạn về "Nó"

So với tiếng Việt, đại danh từ trong tiếng Tàu khá đơn giản. Ngôi thứ nhất là "Ngã" tức "Ta", ngôi thứ hai là"Nhĩ" tức "Ngươi" ("Ngộ" và "Nị"nếu phát âm giọng Quảng Đông).

Hãy nghe cách Lý Bạch xưng hô trong "Tương Tiến Tửu".

Bài thơ bắt đầu bằng chữ "quân". "Quân"có nghĩa là vua (quân vương), chồng (phu quân), nhưng giữa đàn ông với nhau "quân" được dùng để tỏ lòng cung kính. Vừa bắt đầu tiệc rượu, Lý Bạch dùng "quân" để tỏ ý cung kính với những người có mặt.

Quân bất kiến

Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Bác chẳng thấy

Sông Hoàng từ trời nước đổ xuôi

Một mạch xuống biển không hề quay lui?


Giữa bài, Lý Tiên Sinh vẫn còn rất "lịch sự", gọi họ Sầm là "ông thầy giáo Sầm", họ Đan là "cậu học trò Đan Khâu", và vẫn "quân" với mọi người khác.

Hội tu nhất ẩm tam bách bôi

Sầm phu tử, Đan Khâu sinh

Tương tiến tửu

Bôi mạc đình

Dữ quân ca nhất khúc

Thỉnh quân vị ngã trắc nhĩ thinh


Gặp nhau, nên uống một lần ba trăm chén.

Hỡi thầy Sầm, hỡi trò Đan Khâu,

Rượu sắp mời rồi,

Chớ ngừng chén.

Vì các bác, ta hát một bài.

Mời các bác, vì ta, nghiêng tai nghe.


Thế nhưng tới cuối bài thơ, chữ "quân" bị quăng phứt đi, và được thay bằng "nhĩ" (ngươi).

Ngũ hoa mã

Thiên kim cừu

Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu

Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.


Này ngựa năm xoáy,

Này áo cừu ngàn vàng.

Bảo trẻ con đi đổi rượu ngon.

Cùng ngươi phá tan nỗi buồn muôn thuở.


Có thể giả thuyết rằng, Lý Bạch "nói thơ" từ khi tiệc bắt đầu. Rồi vài câu ở đây, mấy câu ở kia trong suốt bữa tiệc. Và tới khi túy lúy say rồi, "Túy Tiên" quên béng "phép tắc, lễ nghi", lúc cao hứng lên, ai cũng thành "bồ tèo" hết!

***

Do sự đơn giản trong đại danh từ tiếng Hoa nên tôi được nghe một giai thoại thú vị:

Khi truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung vừa mới ra đời khoảng năm 1961, báo chí Sài Gòn chỉ nhận được theo hình thức feuilleton, tức là từng kỳ một, qua các tờ báo tiếng Hoa được gởi từ Hong Kong. Dịch giả Hàn Giang Nhạn đã dịch nhuyễn nhừ nhiều "Truyện Chưởng Kim Dung" nhưng vẫn có lúc bị chưng hửng.

Đó là khi dịch "Tiếu Ngạo Giang Hồ". Ở nửa đầu câu chuyện, nhân vật Nhạc Bất Quần được Kim Dung miêu tả như một đấng trượng phu rất quang minh chính đại, do đó, Hàn Giang Nhạn đã dành cho họ Nhạc đại danh từ rất cung kính: "tiên sinh".

Thế nhưng, đùng một cái, sư phụ kính yêu của Lệnh Hồ Xung té ra lại là một thứ ngụy quân tử, xảo trá, gian ác hết nước nói. Lúc đó dịch giả mới ngắc ngứ, lỡ nâng lên hạng "tiên sinh" rồi, bây giờ làm sao sửa đây?

Khó trách người dịch, bởi vì ngôi thứ ba trong chữ Tàu chỉ có một chữ là… "Nó"!

Chữ Tàu: "Nó" 她 chỉ người nữ, viết với bộ Nữ - "Nó" 他 chỉ người nam, viết với bộ Nhân. Cả hai chữ này đều đọc theo âm Hán Việt là "Tha", nên "tha nhân" 他人 có nghĩa "người ngoài, người khác".

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn nghe anh người Việt gốc Hoa nào đó nói như vầy: "Ông già vợ của tui đó hả? "Nó" không có ở nhà".

Chuyện mua vui, nhưng qua đó thấy được sự phong phú của Việt ngữ.

***

Người miền Nam thường chê "ăn nói chỏng lỏn" cho những ai không biết "dạ, thưa" hay không biết xưng hô. Dùng chữ "nó" sai cũng tạo cho người nghe cảm giác "chỏng trơ", "chỏng lỏn". Vậy nên, ông bà ta mới dạy rằng: "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe". Sẽ dịu dàng, dễ nghe hơn khi tránh dùng chữ "nó".

Tiếng Việt vốn phong phú, xin đừng làm nghèo "nó" đi.

***

Tái bút: Tưởng cũng nên viết thêm một chút cho chữ "nó" trong câu kết. Theo lý mà nói, "nó" thay cho "tiếng Việt" cũng... okay vì chỉ sự vật; nhưng về tình thì không ổn, nghe có vẻ coi thường. Khi gặp trường hợp như vậy phải đổi nguyên câu để tránh đi chữ "nó".

Tái tái bút: Còn về ông thủ tướng, không muốn nhắc tới "nó" nữa, thiệt đúng là tức cười (vừa buồn cười, vừa tức mình).


TRỊNH BÌNH AN


https://intermati.com/forum/showthread.php?t=1629247

25 Tháng Năm 2014(Xem: 20771)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31160)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22298)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17282)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17629)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17878)
Ngày 03/5 hàng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày tự do về truyền thông trên toàn thế giới. Tự do tự do báo chí, truyền thông và tự do tư tưởng xét đến cuối cùng về mặt nguyên tắc đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội kể cả cho nhà nước, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu xã hội từ Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17835)
Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói: "Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 17968)
“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18190)
Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người hiện đang rất yếu do ung thư dạ dày giai đoạn 4, vừa nhận được quyết định đặc xá từ chủ tịch nước. Gia Minh hỏi chuyện bà Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo Đinh Đăng Định về lệnh đó cũng như tình hình của ông này hiện nay.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 47578)
Sáng 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 18153)
Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này. Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 16371)
Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực. Đây là một nhận xét rất gây tranh cãi và cuộc phỏng vấn đặc biệt do Mặc Lâm thực hiện hoàn toàn không nói lên quan điểm của người phỏng vấn cũng như Đài Á châu Tự do, mời quý vị theo dõi:
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16655)
Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 15729)
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
23 Tháng Hai 2014(Xem: 16771)
Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16223)
Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: « Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu ».
16 Tháng Hai 2014(Xem: 18437)
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 17187)
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17790)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16278)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.