Putin đòi phương Tây dỡ bỏ cấm vận ngũ cốc Nga, bắn tên lửa vào cảng Odesa

24 Tháng Bảy 20227:37 SA(Xem: 3744)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 4 - CHỦ NHẬT 24 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Putin đòi phương Tây dỡ bỏ cấm vận ngũ cốc Nga, bắn tên lửa vào cảng Odesa


image034Thượng đỉnh ba bên ở Tehran: Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Tehran. Reuters


image036Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp báo ở Teheran (Iran) ngày 19/07/2022, via REUTERS - WANA NEWS AGENCY


Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19/07/2022, đã kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đối với ngũ cốc của Nga để đạt được tiến bộ trong thỏa thuận xuất khẩu nông sản của Ukraina.


Phan Minh


Ông Putin nói: "Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina, nhưng với điều kiện tất cả các hạn chế liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc của Nga qua đường hàng không được dỡ bỏ", tổng thống Nga nói như trên tại cuộc họp thượng đỉnh ba bên ở Teheran.


Theo AFP, cũng trong ngày hôm qua, Ủy Ban Châu Âu đã đề nghị các nước thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) giải tỏa "một số khoản tiền" từ các ngân hàng Nga đang bị phong tỏa do các lệnh trừng phạt của EU, để giúp khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu các nông sản và thực phẩm, bao gồm lúa mì và phân bón.


Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình:


Ủy Ban Châu Âu đề nghị 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) giải tỏa số tiền do 7 tổ chức tài chính Nga bị trừng phạt đang nắm giữ. Trong số này, phải kể đến những ngân hàng có hệ thống lớn như Okritye FC Bank, hay Vnescheconombank, một ngân hàng phát triển của Liên Bang Nga.


Về lý thuyết, 7 ngân hàng này vẫn bị cấm sử dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng Swift. Họ vẫn phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của châu Âu, nhưng Ủy Ban đề xuất cho phép các khoản tiền bị phong tỏa của những ngân hàng này được giải tỏa. Đương nhiên việc này sẽ chỉ được thực hiện sau khi kiểm tra và xem xét từng trường hợp cụ thể, mục tiêu là cho phép “mua, nhập hoặc vận chuyển” các nông sản và thực phẩm, “bao gồm lúa mì và phân bón”.


Biện pháp này có thể được khối 27 nước châu Âu thông qua dễ dàng. Các nước thành viên Liên Âu đang trong quá trình làm rõ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bởi mục tiêu chính trị của họ rõ ràng là chứng minh chính Nga đang làm rối loạn nguồn cung ngũ cốc trên thế giới. (RFI 20/07/2022)

Nga xác nhận bắn vào cảng Odessa: Phương Tây cực lực lên án, Ankara bối rối

Ukraina hiện có 13 hải cảng đang hoạt động. Tất cả đều có tầm quan trọng chiến lược. Hải cảng là ô cửa mở ra thế giới, là điểm tiếp xúc tuyến đường vận tải từ trong đất liền và xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, nhiều hải cảng lớn cũng là những căn cứ hải quân và là bến hậu cần cho các chiến hạm.


image037Lính cứu hỏa Ukraina chữa cháy tại cảng Odessa, miền nam Ukraina, sau khi bị tên lửa Nga tấn công, ngày 23/07/2022. © REUTERS - UKRAINIAN ARMED FORCES


RFI 24/07/2022


 Minh Anh


Sau một ngày phủ nhận, hôm 24/07/2022, qua thông cáo đăng trên mạng xã hội Telegram, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Maria Zakharova, xác nhận là Nga đã cho « phá hủy những cơ sở hạ tầng quân sự cũ kỹ của Ukraina tại cảng Odessa bằng tên lửa Kalibr có độ chính xác cao », nhằm đáp trả các cáo buộc từ tổng thống Zelensky.


Theo AFP, hôm 23/07/2022, phát ngôn viên không quân Ukraina khẳng định đã bắn chặn được hai tên lửa nhưng hai chiếc còn lại đã đánh trúng khu cảng Odessa « vào lúc ngũ cốc đang được xử lý để xuất khẩu ». Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tố cáo Nga vi phạm có hệ thống các cam kết và sự việc chứng tỏ « bất luận những tuyên bố và hứa hẹn Matxcơva tìm mọi cách để không thực thi thỏa thuận ».  


Về phần mình, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres lên án mạnh mẽ vụ nã tên lửa và nhấn mạnh rằng « việc thực thi toàn diện » thỏa thuận là « cấp bách ». 


Liên Hiệp Châu Âu, thông qua lời lãnh đạo ngành ngoại giao ông Josep Borrell đánh giá hành động tấn công vào nguồn xuất khẩu ngũ quan trọng của Ukraina chỉ một ngày sau khi ký kết các thỏa thuận là « đặc biệt đáng chê trách » và chứng tỏ một lần nữa « thái độ khinh miệt của Nga đối với luật quốc tế và những cam kết » của họ. 


Từ Mỹ, ngoại trưởng Antony Blinken tố cáo « vụ tấn công này gây nghi ngờ nghiêm trọng về độ tin cậy về cam kết của Nga đối với thỏa thuận ký kết và làm suy yếu công việc của Liên Hiệp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina nhằm cung cấp lương thực - thực phẩm thiết yếu cho thị trường thế giới ».

Thổ Nhĩ Kỳ bối rối

Tuy nhiên, vụ việc đang đặt Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia bảo trợ cho thỏa thuận này cùng với Liên Hiệp Quốc - dưới một áp lực lớn. Ankara hôm qua đã lên tiếng bày tỏ mối bận tâm của mình.  


Từ Istanbul, thông tín viên đài RFI, Anne Andlauer tường thuật : 


« Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thống Recep Tayyip Erdogan nếu như trước đó cho biết "tự hào vì cảm thấy có ích trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu" thì nay đang tự hỏi liệu họ có vui mừng thắng lợi quá sớm.  


Bộ trưởng Quốc Phòng Hulusi Akar, đại diện đất nước tham gia ký kết thỏa thuận, là người đầu tiên có phản ứng trước vụ bắn tên lửa vào cảng Odessa. Ông Hulusi Akar tỏ ra "lo lắng" và "phật lòng" về vụ tấn công, xảy ra ngay ngày hôm sau của thỏa thuận, đồng thời cho biết thêm là đã có cuộc trao đổi với đồng nhiệm Ukraina và với các quan chức Nga mà ông không nêu tên.  


Theo ông, các quan chức Nga dường như "đã dứt khoát phủ nhận mọi liên can với cuộc tấn công". Vị bộ trưởng này nêu rõ là Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục "phối hợp" với Kiev và Matxcơva. Ông thông báo rằng trung tâm điều phối đóng trụ sở ở Istanbul, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho hành lang xuất khẩu ngũ cốc, đã bắt đầu vận hành dưới sự giám sát từ các đại diện Nga và Ukraina. 


Cuối cùng, ông Hulusi Akar khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đảm đương "trách nhiệm", một tuyên bố rất có ý nghĩa vì nếu như việc ký kết thỏa thuận này là một thắng lợi ngoại giao cho Ankara, thì đây cũng là một sứ mệnh nặng nề cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các bên liên quan, sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp thất bại ».


image039Khu căn hộ bị trúng pháo kích Nga ở Odessa hôm 1/7/2022. Rueters


image041Ngũ cốc được chuyển lên sà lan tại cảng Reni, tỉnh Odessa, Ukraine ngày 21/7. Ảnh: Reuters


image043Cảng Odesa của Ukraine bên bờ Biển Đen. Ảnh: TÂN HOA XÃ


image023Cảng Mariupol, ngày 29/4/2022 (Ảnh tài liệu)


image045Lính cứu hỏa Ukraina chữa cháy tại cảng Odessa, miền nam Ukraina, sau khi bị tên lửa Nga tấn công, ngày 23/07/2022.
© REUTERS - UKRAINIAN ARMED FORCES
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16438)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26262)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 16658)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18307)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 17187)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15265)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17685)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 15979)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15567)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16334)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16898)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17646)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 17039)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15827)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17461)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18401)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17424)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".