Nghi lễ tốt nghiệp đại học VN “giống ai” hay “không giống ai”

01 Tháng Tám 20222:25 CH(Xem: 3825)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 01 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nghi lễ tốt nghiệp đại học VN “giống ai” hay “không giống ai”


TNO: "trường xịn xò quá", "lễ tốt nghiệp trong mơ", "trang phục đẹp quá, như quân đội hoàng gia"...


VN: Tranh cãi quanh việc hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ tốt nghiệp


BBC 01/8/2022


image015Nguồn hình ảnh, WEB NHÀ TRƯỜNG. PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội)


Việc Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên gây ra nhiều tranh cãi.


Tối 31/7, Đại học Quốc gia Hà Nội đã gửi công văn đến hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế với đề nghị báo cáo về vấn đề tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ hôm 29/7.


Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cũng yêu cầu hiệu trưởng trường này phải chỉ đạo rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.


Sự việc gây tranh cãi khi hiệu trưởng trường xuất hiện với hình ảnh mặc áo choàng, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ, dẫn đầu đoàn gồm thầy cô giáo của nhà trường. Song song đó, các thành viên trong ban nghi lễ cũng mặc áo nhung đỏ pha đen, đội mũ màu đen.


PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế - sau đó xác nhận hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội là lễ phục mới được sử dụng tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp sáng 29/7, Tuổi Trẻ đưa tin.


Theo thông báo của trường, Bộ lễ phục, bộ nghi lễ này nhằm khẳng định vị thế, thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của nhà trường. Về chi phí, lãnh đạo nhà trường khẳng định lễ phục này được trường cấp phát và sau khi sử dụng xong, sinh viên, học viên sẽ trả lại, không phải đóng tiền, trừ trường hợp làm thất lạc, hư hỏng.


'Đua đòi', 'lai căng'?


Theo ghi nhận của BBC, hiện bài đăng về lễ tốt nghiệp trên trang web chính thức của nhà trường đã bị ẩn còn bài viết trên Facebook bị khóa bình luận.


Nhiều ý kiến bày tỏ sự bất bình, cho rằng hình ảnh hiệu trưởng mặc áo nhung, cầm quyền trượng là học theo phương Tây, không theo bất cứ truyền thống nào của Việt Nam. Và rằng thầy cô quá chú trọng "hình thức" và "vẽ vời, đua đòi thậm chí lố lăng".


Nhiều người phản đối còn dùng từ ngữ rất nặng nề như 'lai căng', 'phá vỡ ngôi đền học thuật',…


Facebook tên Phan Duy Minh viết: "Tôi là một giảng viên với hơn 40 năm đứng lớp, tôi khẩn xin đề nghị các thầy cô ở tất cả các trường đại học hãy cố gắng tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tất cả các cấp học từ Cử nhân đến Tiến sỹ, làm ơn giảm hoặc bỏ (nếu được) những hình thức áo, mão... như các diễn viên tuồng này đi!"


Đồng ý kiến, Facebook Trần Ngọc Mai bình luận: "Bệnh hình thức đã "lậm" vào nội tạng rồi! Hãy dành thời gian, thì giờ để đào tạo và thay đổi chất lượng giáo dục hơn là đổ tiền vào những thứ bên ngoài, làm vẻ trịnh thượng nhưng chất lượng dạy dỗ lại không tới đâu. Mấy bộ áo quần chẳng có gì quan trọng cả!"


image016Nguồn hình ảnh, WEB NHÀ TRƯỜNG


Giáo sư Nguyễn Tuấn từ Úc viết trên trang Facebook dẫn video ví dụ một buổi lễ tốt nghiệp ở Úc, như ở Đại học New South Wales hay UNSW Sydney.


"Các bạn sẽ thấy có người vác cây trượng đi trước hiệu trưởng, và cây trượng không có vương miện (vì không liên quan gì đến Hoàng gia). Khi mọi người đã an toạ, cây trượng phải đặt ngang trên giá. Cây trượng là biểu tượng của quyền lực và nằm ngang có ý nghĩa dùng quyền lực một cách công bằng. Hiệu trưởng là người mặc áo choàng đen, nón bát giác (tức là tiến sĩ), hood màu đen, không có đeo collar.


"Trước đây tôi có nói và vẫn giữ nguyên ý kiên: nên dùng lễ phục khoa bảng của các vị tiền nhân thời phong kiến của Việt Nam. Nước mình có truyền thống khoa bảng cả ngàn năm, hà cớ gì làm theo mấy nước phương Tây. Có thể mình thay đổi màu áo, nón cánh chuồn, nhưng bản chất phải là phương Đông và Việt Nam," ông Tuấn bình luận.


image018Nguồn hình ảnh, Đại học Yale


Nhiều người đồng tình với Giáo sư Tuấn, cho rằng việc quan trọng là phải giao thoa được giữa hội nhập và gìn giữ bản sắc. Trang phục đẹp hay không còn nằm ở sự phù hợp.


Cây bút Lưu Trọng Văn viết trên Facebook cá nhân:


"Ts Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cầm quyền trượng màu mè, khoác áo thụng như cha đạo La Mã dẫn đầu các sinh viên tốt nghiệp trong Lễ trao bằng các cử nhân "kinh bang tế thế" tương lai.


"Là một tiến sĩ tốt nghiệp ở Anh, từng giảng dạy kinh tế tại Anh và VN, từng tốt nghiệp các chứng chỉ chính trị cao cấp, mới hay kiến thức giỏi giang về kinh tế, chính trị của thầy Trúc Lê chưa đủ độ tin cậy về thước đo tầm cao văn hoá.


"Nếu thực sự đạt cái tầm ấy thầy Trúc Lê phải thấy bộ đồ mình khoác, tràng hạt mình đeo, quyền trượng mình cầm là thứ hình thức lai căng?


"Tại sao không nghĩ ra nghi thức tốt nghiệp khác sinh động, bình dị mà có ý nghĩa hơn?"


'Tôn trọng sự đổi mới, khác biệt'?


Bên cạnh những ý kiến phản đối, nhiều người cho rằng dư luận quá khắt khe, không đón nhận những đổi mới.


Ngọc An, sinh viên năm tư trường Đại học KHXH và NV nói với BBC News Tiếng Việt:


"Chuyện hiệu trưởng cầm quyền trượng nó không phải là hiếm hoi, các quy định này xuất phát ở Vương Quốc Anh - từ hai đại học Oxford và Cambridge từ xưa và có mặt ở Mỹ hay Úc...


"Quyền trượng trong lễ tốt nghiệp là biểu tượng học vấn, được sử dụng trong các buổi lễ, đặc biệt là lễ tốt nghiệp của các nước này. Tuy nhiên, một bộ đồ mà người ngoài nhìn vô không biết theo kiểu các trường đại học ở các nước tiến bộ, theo kiểu Hoàng Gia Anh hay theo Đường Tăng thì cần phải xem lại, nghiên cứu kĩ để tránh gây phản cảm.


"Nhưng tôi thấy vấn đề là người ta không góp ý, tranh luận để làm cho mọi thứ tốt hơn mà muốn triệt tiêu những ý tưởng lạ. Người ngoài nhìn vậy thôi chứ sinh viên chúng tôi cũng thích buổi lễ tốt nghiệp có áo đẹp, hình đẹp. Quan trọng cái đẹp phải đúng chuẩn, đừng lấy râu ông này cắm cằm bà nọ,"


Facebook tên Hoàng Tư Giang cho rằng việc chỉ trích trang phục của vị hiệu trưởng trong lễ tốt nghiệp trên là "không tôn trọng sự khác biệt".


Ông Giang cho rằng vụ việc gợi nhớ trường hợp của Hiệu phó trường Đại học Văn Lang, GS Trương Nguyện Thành vì những lần mặc "quần đùi" lên giảng đường. Ông Giang nhấn mạnh xã hội thường nói tôn trọng sự khác biệt, nhưng khi có khác biệt xảy ra thì luôn có xu hướng vùi dập.


"Hồi đó, GS Thành cũng gặp nhiều phê phán, chỉ trích. Sao không hỏi xem các bạn sinh viên có thích hay không; họ có tôn trọng và quý mến các thầy giáo của mình vì kiến thức đã dạy? Sự khác biệt được tôn trọng mới may ra lót đường cho tự do và đa dạng," ông Giang kết luận.


Đồng ý kiến trên, ông Võ Đức Phúc tranh luận trên Facebook cá nhân:


"Các bạn chuộng dân chủ, yêu tự do, lúc nào cũng cảm giác như bị đè nén đến ẩn ức. Nhưng khi một trường đại học tự do mặc lễ phục tại buổi tốt nghiệp thì các bạn lại chửi bới, bắt ép phải mặc thế này, thế kia mới phù hợp.


"Trong khuôn khổ nội bộ một trường đại học, mặc thứ gì kệ người ta đi. Đừng dạy người khác phải ăn như nào, mặc như nào để tốt như mình. "Tự do" - thứ mà hàng ngày các bạn nỗ lực chứng minh hạn hẹp lại cũng chính là điều mà các bạn đang đè nén để áp đặt người khác,"


BBC cũng ghi nhận không ít sinh viên bình luận trực tiếp vào trang Facebook của trường với các ý kiến tích cực như so sánh buổi lễ tốt nghiệp như trường Hogwarts trong truyện Harry Potter hay những bình luận khen trang phục đẹp như quân đội hoàng gia.


image020Nguồn hình ảnh, Getty Images. Hình ảnh Hiệu trưởng tay cầm quyền trượng từ lâu đã trở nên quen thuộc trong lễ tốt nghiệp tại các trường đại học ở Anh, Mỹ và một số nước khác


Facebooker tên Mạnh Quân viết:


"Cái bộ trang phục lễ tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội có thể chưa quen mắt thì dân tình nhiều người chê chứ công bằng mà nói, cá nhân tôi cho là nó trông còn đẹp hơn đa số bộ trang phục tốt nghiệp các trường ĐH hiện nay- > đa phần giống như kiểu khăn gấm, áo the của các cụ đi lễ hội làng.


"Có quái gì đâu mà mạng xã hội ầm ầm chửi, báo chí chửi ròng rã mấy hôm rồi để cấp trên của cái trường đó cũng lại yêu cầu báo cáo, rồi báo chí giật tút hả hê cứ như là chiến công, sắp bắt người ta xử phạt, no đòn đến nơi?" ông Quân nêu quan điểm.


Nhà báo Hoàng Hải Vân cho rằng, dù không thích những lễ phục này thì cũng là ý kiến cá nhân, không nên chửi bới hay nhục mạ người khác: "Xã hội vận hành trong sự đa dạng về xu hướng và sở thích. Tự đặt ra những chuẩn mực rồi huy động đám đông buộc người khác phải tuân theo hoặc chống lại những người không tuân thủ chuẩn mực của mình, đó là mầm mống của chủ nghĩa toàn trị, nếu những người này lên cầm quyền."


Facebooker Tran Tinh Hien viết:


"Tham khảo tài liệu về "lễ phục hàn lâm" thì thấy các quy định này xuất phát ở Vương Quốc Anh - từ hai đại học Oxford và Cambridge từ xưa và lan qua Mỹ hay Úc...


"Các bộ lễ phục này ban đầu có áo thụng (gown) đen hoặc xanh đậm và các phụ kiện như nón và các giải băng choàng (hat, hood) nhiều màu khác nhau tuỳ theo trường và chuyên ngành.


"Lần này thấy hiệu trưởng (nghe nói học ở Anh về) gây tranh luận vì thêm dây choàng và quyền trượng (mace). Quyền trượng là biểu hiện uy quyền của người đứng đầu (hiệu trưởng) và người cấp phát văn bằng từ thế kỷ 14 ở các buổi lễ. Cả bộ màu đỏ bán trên Amazon chỉ có USD 25 nhưng nếu bằng chất liệu tốt có thể lên đến USD 400.


"Mới đưa ra lần đầu đã bị phản ứng bất lợi dù trước đó các bộ lễ phục hàn lâm đã được sử dụng nhiều lần từ trường mẫu giáo đến đại học và hậu đại học. Bệnh hình thức đã "lậm" vào nội tạng rồi!


"Vấn đề là làm sao chất lượng đào tạo bằng khoảng 1/4 của Oxford hay Cambridge là mừng rồi...


"Mấy bộ áo quần chẳng có gì quan trọng cả!"


Quyền trượng hiệu trưởng bắt nguồn từ đâu?


Theo Oxford Brookes University, quyền trượng là một vật trang trí tượng trưng cho uy quyền của một tổ chức hoặc một người. Quyền trượng có thể được thấy trong các quốc hội và cung điện hoàng gia trên khắp thế giới.


Nhiều trường đại học, ở Anh và trên thế giới sở hữu một quyền trượng - nó là một phần thiết yếu của các nghi lễ chính thức, đóng vai trò như một vật đại diện cho quyền lực của tổ chức.


Theo The University of Bath, Anh Quốc, nhiều trường đại học có quyền trượng riêng, tượng trưng cho quyền lực và sự độc lập của họ. Chiếc quyền trượng hiệu trưởng sớm nhất có từ thế kỷ 15.


Tại Mỹ, có hẳn các công ty chuyên thiết kế và sản xuất quyền trượng cho các trường đại học để dùng trong lễ tốt nghiệp. Mẫu mã tùy chọn.


Chẳng hạn, trên website của công ty có tên Medalcraft Mint ở Mỹ, bên cạnh dòng quảng cáo "là nhà cung cấp quyền trượng 'hàng đầu' cho các lễ tốt nghiệp", viết:


"Lịch sử phong phú của quyền trượng có thể được gợi lên từ các bức họa các trận chiến trong thời Trung cổ. Quyền trượng ngày nay trở thành biểu tượng của uy quyền và phẩm giá trong các nghi lễ cấp cao, và trong các sự kiện như tốt nghiệp đại học.


"Trong khi một số trường cao đẳng và đại học đã sử dụng quyền trượng tốt nghiệp trong nhiều thập kỷ, những trường khác vẫn chưa quen với truyền thống này và lần đầu tiên đặt hàng."
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15769)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17894)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16985)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18520)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23157)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20618)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20075)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18858)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18669)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17003)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26239)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17433)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22624)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21475)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18562)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19989)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21075)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19449)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18247)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.