VN và Indonesia được mời tham dự G7 Hiroshima; Bộ tứ họp bên lề

21 Tháng Năm 20239:50 SA(Xem: 2223)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 – CHỦ NHẬT 21 MAY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Việt Nam và Indonesia được mời tham dự G7 Hiroshima; Bộ tứ họp bên lề


'Vị thế Việt Nam' qua lần tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản


image001Việt Nam là một trong hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN - bên cạnh Indonesia - được mời tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng, diễn ra từ 19-21/5/2023 tại thành phố Hiroshima Nhật Bản.


Năm nay, Thượng đỉnh G7 có đến 16 ghế. Bên cạnh bảy cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới và Liên minh châu Âu (EU) là sự hiện diện của lãnh đạo từ tám quốc gia là Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Việt Nam, Úc, Hàn Quốc, Comoros và Quần đảo Cook.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để thuyết phục các nền kinh tế đang nổi trên thế giới như Ấn Độ và Brazil đưa ra quyết định và ủng hộ cho Ukraine.


Vì sao Việt Nam được mời?


image003Nguồn hình ảnh, Getty Images. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc gặp vào hôm 21/5/2023


Lần gần nhất Việt Nam được mời tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng là năm 2018 ở Canada. Trước đó là Thượng đỉnh G7 được tổ chức vào năm 2016 tại Nhật Bản và năm 2017 tại Ý.


Theo các chuyên gia về chính trị quốc tế nhận định với BBC, Nhật Bản muốn nhân hội nghị G7 để thuyết phục các nước đang phát triển hợp tác sâu rộng hơn với khối G7 khi những quốc gia này hiện đều tỏ ra thận trọng không chỉ trích Nga, như Việt Nam.


Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum cho rằng "cam kết và tầm nhìn của Việt Nam song trùng với tầm nhìn của các cường quốc kinh tế G7", và "rất thiết thực, phù hợp" với chủ đề 'Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng' của Thượng đỉnh G7 lần này.


Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang từ Đại học Victoria Wellington (New Zealand) đánh giá đây là "cơ hội" cho Việt Nam và Indonesia "bày tỏ những quan ngại với các lãnh đạo G7 về một loạt các vấn đề", từ cuộc chiến Ukraine đến tình hình kinh tế toàn cầu đang chững lại, từ tranh chấp Biển Đông cho đến chủ đề Đài Loan.


Ngoài ra, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng đánh giá việc Thủ tướng Kishida mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự hội nghị thượng đỉnh G7 có tính biểu tượng và giúp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai quốc gia, trong bối cảnh năm 2023 là dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật.


Một nhà nghiên cứu khác, bà Hạnh Nguyễn từ Viện Pacific Forum, đánh giá vị thế của Hà Nội và Jakarta trong khu vực khiến Nhật mời dự họp.


"Việt Nam và Indonesia đều là các nước có vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và cũng là đối tác chiến lược quan trọng của Nhật Bản," bà Hạnh Nguyễn, người cũng đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường Đại học Quốc gia Úc nói với BBC News Tiếng Việt. "Đó cũng là lý do hai quốc gia này được mời."


"Vị thế Việt Nam" cũng là quan điểm chính thức được truyền thông Việt Nam nhấn mạnh. Việc Nhật Bản mời Thủ tướng Chính "cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản, Chủ tịch G7 năm 2023 nói riêng và Nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực", trang Thông tin Chính phủ nói.


Ngoại giao 'cây tre'?


image004Nguồn hình ảnh, Getty Images. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh mở rộng G7 tại công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, Nhật Bản


Tuy nhiên, "việc Việt Nam có tận dụng được lợi thế này hay không còn tuỳ thuộc vào quyết định và hành động của giới lãnh đạo Việt Nam", bà Hạnh Nguyễn bình luận.


Cuộc chiến Ukraine là một trong những trọng tâm trong chương trình nghị sự G7 năm nay.


Hôm thứ Bảy 20/5, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố ông muốn đảm bảo "nước Nga phải trả giá" cho cuộc chiến tranh tại Ukraine, và công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào mặt hàng nhập khẩu từ Nga.


Ngoài Anh, các quốc gia đồng minh Phương Tây của Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.


Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào sáng 21/5, bên lề kỳ họp G7


Nội dung trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo đã không được báo chí Việt Nam đề cập cụ thể.


Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng cho rằng cuộc gặp này cho thấy Việt Nam vẫn tự tin vào phương châm cân bằng chiến lược trong xử lý quan hệ với các cường quốc.


"Tháng 5/2022, tại CSIS, ông Phạm Minh Chính khẳng định 'Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa'," ông Sáng nói.


"Dù nhiều lần bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc trong các nghị quyết lên án chiến tranh của Nga tại Ukraine nhưng Việt Nam vẫn đề cao tính chính nghĩa và công bằng trong quan hệ quốc tế. Việt Nam cũng hỗ trợ nhân đạo cho nhân dân Ukraine chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh."


"Cuộc gặp lần này có thể nhằm truyền thông điệp rằng Việt Nam vẫn thực hiện đúng với cam kết đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối tác trong quan hệ quốc tế, và phát triển quan hệ với các quốc gia đối tác trên tinh thần hữu nghị."


Ngày 26/4, Việt Nam, Trung Quốc bất ngờ bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó có đoạn về 'hành động xâm lược quân sự' của Nga đối với Ukraine.


Tuy nhiên, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng nhấn mạnh "Việt Nam vẫn xem trọng mối quan hệ 'đối tác chiến lược toàn diện' với Nga, và cuộc gặp giữa ông Phạm Minh Chính và ông Zelensky chỉ là cuộc gặp 'bên lề', thay vì được lên kế hoạch và có sự chủ động từ phía Việt Nam.


Do đó, ông Sáng nói, sẽ là vội vàng nếu xem cuộc gặp là minh chứng cho 'sự đảo chiều' hay 'quay xe' của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của mình.


Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang nhận xét, Hà Nội vẫn cần lựa thế trong việc nêu quan điểm về cuộc chiến Ukraine, bởi nếu công khai ủng hộ có thêm các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga, thì kết quả thu được của Việt Nam sẽ "hại nhiều hơn lợi".


"Việt Nam có mối quan hệ lịch sử gần gũi với Nga, vốn là quốc gia cung cấp ít nhất 60% nguồn vũ khí và 11% sản lượng phân bón,' ông nói với BBC. "Vì những lý do này, tôi không nghĩ Hà Nội sẽ công khai bày tỏ sự phản đối, hoặc ủng hộ, các lệnh trừng phạt quốc tế thêm nhằm vào Nga. Điều này sẽ tạo các rủi ro chính trị và kinh tế, và cũng không mang lại ích lợi gì."


+++++++++++++++++++++++++++


Bên lề hội nghị G7, Bộ Tứ gián tiếp tố cáo Trung Quốc gây rối ở Ấn Độ-Thái Bình Dương


RFI 21/05/2023


image005Tổng thống Mỹ Joe Biden, thủ tướng Anthony Albanese của Úc, Fumio Kishida của Nhật Bản và Narendra Modi của Ấn Độ - lãnh đạo bốn nước Bộ Tứ QUAD - họp bên lề thượng đỉnh G7, Hiroshima, Nhật Bản, ngày 20/05/2023. REUTERS - JONATHAN ERNST


Trọng Nghĩa


Bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima (Nhật Bản), vào hôm qua 20/05/2023, lãnh đạo 4 nước trong nhóm Bộ Tứ QUAD, một liên minh không chính thức giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đã họp bàn về hợp tác trong nhóm. Trong một bản thông cáo công bố sau cuộc họp, nhóm Bộ Tứ đã chỉ trích Trung Quốc nhưng không nêu đích danh.


Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, tổng thống Mỹ Joe Biden và các thủ tướng Fumio Kishida của Nhật Bản, Narendra Modi của Ấn Độ, và Anthony Albanese của Úc không không đề cập rõ ràng đến Trung Quốc, nhưng quốc gia khổng lồ vùng châu Á rõ ràng là mục tiêu của bản tuyên bố kêu gọi “hòa bình và ổn định ở khu vực hàng hải Ấn Độ - Thái Bình Dương”.


Văn kiện này ghi rõ: “Chúng tôi kiên quyết phản đối các hành động gây bất ổn hoặc đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc biện pháp ép buộc”, một ám chỉ rõ ràng về các hành động mà Trung Quốc tiến hành ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bị các nước phương Tây coi là nguồn gốc gây bất ổn.


Tuyên bố nói thêm: “Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc quân sự hóa các khu vực tranh chấp, việc sử dụng tàu ​​quân sự hoặc tàu cảnh sát biển một cách nguy hiểm và nỗ lực gây bất ổn cho các hoạt động khai thác tài nguyên ngoài khơi của các nước khác”. Đoạn tuyên bố này rõ ràng chỉ trích các hành vi của Bắc Kinh như bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và biến những nơi đó thành tiền đồn quân sự, và quấy nhiều tàu thuyền nước khác hay các hoạt động thăm dò khai thác của nước khác trong các vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của mình, nhất là ở Biển Đông.


Các nước QUAD cũng tuyên bố ủng hộ việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với điều kiện là các dự án này không áp đặt các khoản nợ quá nặng đối với các quốc gia thụ hưởng. Tuyên bố này cũng gợi lại những lời chỉ trích nhắm vào các dự án phát triển do Trung Quốc tài trợ ở châu Á hoặc Thái Bình Dương.


Trong số các dự án được nhóm QUAD bảo vệ có việc phát triển mạng lưới cáp ngầm ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hoặc hỗ trợ cuộc chiến chống đánh bắt cá bất hợp pháp.


Các nhà lãnh đạo QUAD cũng cho biết "quan ngại sâu sắc" về các hành vi đàn áp của tập đoàn quân sự cầm quyền Miến Điện, và lên án các vụ phóng tên lửa và tiếp tục chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 16974)
Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18503)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23141)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20602)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20063)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18836)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18660)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16983)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26224)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17417)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22613)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21461)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 18539)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19969)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 21052)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 19434)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
07 Tháng Mười 2013(Xem: 18214)
Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 22198)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18539)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.