Xin trả lại vinh quang cho người Lạc Việt

26 Tháng Hai 20247:00 SA(Xem: 3091)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 - THỨ HAI 26 FEB 2024


Xin trả lại vinh quang cho người Lạc Việt

image010

Hà Văn Thùy


Từ đầu thế kỷ, với bài viết Out of Eden - The Peopling of the World, khoa học đã khám phá, 70.000 năm trước, người di cư châu Phi tới Việt Nam.


Tại Việt Nam, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết sinh ra 4 chủng người Việt cổ, trong đó chủng Indonesian (Lạc Việt) chiếm 60% nhân số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Sau đó, từ Việt Nam, người Việt cổ đi ra làm nên tổ tiên người Châu Úc, Đông Nam Á, Ấn Độ. 40.000 năm trước chiếm lĩnh Hoa lục, trở thành tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và thủy tổ người bản địa châu Mỹ. Một dòng đi về phía Tây, vào châu Âu, hòa huyết với người Europid từ Trung Đông sang, làm nên tổ tiên người châu Âu. Nhưng năm 2012, Stephen Oppenhaimer rút lại nhận định này và đề xuất phương án khác. Từ đó nhiều học giả cho rằng người Proto-Indo-European (PIE) là tổ tiên dân cư châu Âu rồi tập trung tìm kiếm mà không thấy. Từ khảo của của mình, chúng tôi khám phá, không hề có cái gọi là PIE mà chính người Indonesian (Lạc Việt) là tổ tiên dân cư châu Âu.


Cho đến nay vấn đề nguồn gốc dân cư và ngôn ngữ châu Âu vẫn chưa được giải quyết mà lâm vào cuộc tranh cãi không hồi kết. Mới nhất là bài"NGÔN NGỮ ẤN-ÂU CÓ PHÁT TRIỂN TỪ NGÔN NGỮ GỐC XUYÊN CHÂU Á? PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH 01-24" của Xavier Rouard. Một chuyên luận dài kinh hoàng, tới 55 trang với 38.740 từ. Vậy nhưng, ở phần kết luận, tác giả vẫn khiêm tốn nói: “Tất cả những nghiên cứu gần đây này khiến tôi kết luận, trên cơ sở nghiên cứu liên ngành dựa trên các nghiên cứu về ngôn ngữ, di truyền, lịch sử, khảo cổ, nông nghiệp và tôn giáo rằng các ngôn ngữ Ấn-Âu có nguồn gốc từ một ngôn ngữ gốc xuyên Á-Âu có nguồn gốc từ Trung Á và được mở rộng từ khu vực này với nông nghiệp và chủ nghĩa chăn nuôi. Tôi biết rằng nghiên cứu này sẽ không kết thúc cuộc tranh cãi không hồi kết về quê hương nguyên thủy của người Ấn-Âu nhưng hy vọng nó sẽ mang lại những đóng góp hữu ích cho cuộc tranh luận.” (1)


Trong khi đó, tôi thấy đây là vấn đề đơn giản, đã được giải quyết từ 20 năm trước. Trong bài Out of Eden - The Peopling of the World (2) Stephen Oppenheimer công bố: “40.000 trước, nhờ khí hậu ấm lên, người từ Việt Nam đi lên Hoa lục. Một nhánh từ Tây Hoa lục tới Trung Á. Dừng lại đây một thời gian để tăng nhân số rồi họ tiến vào Nam Âu. Tại đây, họ gặp gỡ người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus tới. Hai dòng người hòa huyết, sinh ra người Europen là tổ tiên người châu Âu. “Phải nói bài viết quá tuyệt vời, tôi đọc mà như nghe chuyện huyền thoại. Bái phục Oppenheimer tôi càng thấy sự kỳ diệu của di truyền học như một phép thần. Tôi đã dùng nghiên cứu này trong nhiều bài viết của mình.


Sau tài liệu của Oppenheimer, tôi còn gặp nhiều nghiên cứu khác nói về đề tài này mà thú vị nhất là “lời thủ thỉ” của những mảnh xương chân người đàn ông Hang Điền Nguyên trong bài báo của Svante Pääbo: “Từ Hòa Bình Việt Nam đi lên 40.000 năm trước, ông là tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và là thủy tổ người Mỹ bản địa.” Bài báo không nhắc gì tới mối liên quan của ông với người châu Âu. Không phải vậy tôi thầm nghĩ rồi truy cập tiếp thì gặp Sergio Prostak với bài DNA Analysis Reveals Common Origin of Tianyuan Humans and Native Americans, Asians. Jan 24, 2013 (3); và Qiaomei Fu et al. với bài DNA analysis of an early modern human from Tianyuan Cave, China (4) Các bài này đều nói về mối liên quan của người đàn ông Điền Nguyên với con cháu ở châu Âu. Vậy mới phải chứ. Tôi mỉm cười trong im lặng. Kỳ diệu thay, khoa học đã nói lên sự thật: “Từ 40.000 năm trước, người Việt Nam đã đi ra thế giới, làm nên tổ tiên toàn nhân loại ngoài châu Phi.”


Sau này, có thêm thông tin, tôi tra cứu tiếp thì biết rằng, sau khi đoàn di cư rời Bán đảo A Rập, haplogroup N ở lại đã quần tụ trên đất Yemen. Sau đó họ sinh ra dòng con R được gọi là Europid. 52.000 năm trước, khi trời ấm lên, haplogroup N và nhánh con R của nó đi sang Trung Đông. 40.000 năm trước, từ Trung Đông họ qua eo Bosphorus sang vùng đất ngày nay là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng là lúc người Indonesian từ Đông Á sang. Hai dòng người gặp gỡ hòa huyết sinh ra người Europen da ngăm đen, là tổ tiên người châu Âu.


Lúc này tôi cũng có thêm thông tin về người Indonesian tổ tiên tôi. Được sinh ra tại Hòa Bình Việt Nam 70.000 năm trước, người Indonesian chiếm 60% dân cư Việt Nam, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ (6).


Khi khảo sát di chỉ văn hóa thế giới Lương Chử miền Thái Hồ 4300 năm trước, tôi được biết, người Indonesian còn được gọi là Lạc Việt, có tục danh “Vũ nhân hay Vũ dân”, thờ vật tổ kép chim và thú, chủ nhân nền văn hóa rực rỡ bậc nhất phương Đông cổ. Những chứng cứ xác thực nhất nói rằng chúng tôi là con rồng cháu tiên! Vậy là trong buổi sơ khai của nhân loại, tổ tiên Lạc Việt của tôi đã làm được những kỳ tích!


Khoa học còn phát hiện, 40.000 năm trước, tổ tiên tôi từ Hòa Bình đi lên hang Điền Nguyên, tiếp đó tới di chỉ văn hóa Chu Khẩu Điếm 27.000 năm trước. Khoảng 8000 năm trước, người Indonesian đã sống đông đảo trên lưu vực Hoàng Hà. 7000 năm trước, nhờ kết hợp với người North Mongoloid trồng kê và du mục trên bờ Bắc Hoàng Hà, chủng Việt mới South Mongoloid được sinh ra. Sau này được gọi là người Việt hiện đại.


Sống tại Đông Á, người Việt cổ nói ngôn ngữ đất mẹ châu Phi đa âm, không thanh điệu. Nhưng tổ tiên Lạc Việt của tôi từ 10.000 năm trước đã trì chí sáng tạo chữ tượng hình. Năm 1400 TCN, vào thời nhà Ân, chữ Nho ra đời, đưa phương Đông vào thời có sử. Từ khi chữ Nho tượng hình xuất hiện, người Đông Á chuyển sang nói ngôn ngữ đơn âm, hữu thanh. Vậy là con người Đông Á hoàn toàn được lột xác: vốn là người mang mã di truyền Australoid với sắc da đen của tổ tiên châu Phi nay chuyển thành South Mongoloid nước da nhạt hơn. Trong khi tiếng nói chuyển sang đơn âm, hữu thanh.


Vào thế kỷ XVI, người châu Âu đi đến tiểu lục địa Ấn Độ đã nhận ra những nét giống nhau giữa các ngôn ngữ Ấn-Arya, Iran và châu Âu. Năm 1585 Filippo Sassetti, một thương nhân Florence, ghi nhận một số từ vựng tương đồng giữa tiếng Phạn và tiếng Ý. Năm 1647, nhà ngôn ngữ học người Hà Lan Marcus Zuerius van Boxhorn chú ý đến nét tương tự ở một số ngôn ngữ châu Á và châu Âu. Năm 1813 Thomas Young lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Indo-European, dựa trên phân bố địa lý của hệ này. Từ hơn 200 năm nay, nguồn gốc con người cũng như ngôn ngữ Ấn-Âu được quan tâm nghiên cứu dựa trên cơ sở ngôn ngữ học và khảo cổ học với mục tiêu khám phá ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu (Proto-Indo-Europien PIE). Hàng thế kỷ, mọi con mắt cùng chú mục vào con người và ngôn ngữ Dravidian, đối tượng có triển vọng nhất ẩn chứa PIE nhưng đã không thành công.


Trước hết cần khẳng định rằng việc tìm kiếm của học giả phương Tây 200 năm qua thất bại vì thực tế, người Dravidian không hề tham gia chút nào vào việc làm nên cái gọi là Indo-European. Di truyền học khẳng định, người Dravidian chính là người Indonesian từ Việt Nam sang Ấn Độ 50.000 năm trước. Sống tại Ấn, họ được mang tên mới Dravidian. Trong khi mải mê chinh phục vùng đất mênh mông, họ hoàn toàn không có điều kiện vươn tới châu Âu. Họ cũng không thể biết những công việc mà đồng tộc đã làm trên vùng đất phía Tây. Màu da và tiếng nói Dravidian của họ tồn tại ở phía Bắc Ấn Độ, trở thành một dấu ấn, một thứ proxy để sau này người phương Tây tìm tổ tiên mình. Nhưng Dravidian không phải là tổ tiên người châu Âu thực mà chỉ là cái bóng trong gương của một tổ tiên đã mất khiến cho suốt 200 năm kẻ đi tìm thất vọng. Hai thế kỷ họ đã đi tìm vô vọng trên đất Ấn, nay theo “khám phá mới” của học giả Xiavier Rouard chắc sẽ có từng đàn người lang thang hàng thế kỷ tiếp tục đào xới trên cánh đồng vô định Trung Á!


Chỉ sang thế kỷ mới, với những cống hiến kỳ diệu của di truyền, khảo cổ và ngôn ngữ học, hành trạng bí ẩn của người Lạc Việt trên đất Đông Á mới được hiển lộ. Sự thật được hiển lộ, 40.000 năm trước, người Lạc Việt đi lên Hoa lục rồi từ đây sang châu Âu. Có mặt trên đất Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, người Lạc Việt kết hợp với người Europid sinh ra người Europian tổ tiên người châu Âu. Khi đội ngũ tiên phong sang phương Tây hoàn thành nhiệm vụ của mình thì người Lạc Việt trên đất Đông Á sáng tạo những thành tựu văn hóa khác. Hai cú biến đổi ngoạn mục được thực hiện: biến đổi di truyền thành chủng Mongoloid phương Nam và biến đổi ngôn ngữ từ tiếng nói của đất mẹ châu Phi thành tiếng nói đơn âm, hữu thanh. Một cuộc biến đối kinh hồn khiến cho người Lạc Việt chìm trong chiều sâu lịch sử. Chỉ tới hôm nay, thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, bằng những thành tựu thần kỳ của di truyền học, khảo cổ học và ngôn ngữ học, khoa học mới khám phá sự biến đổi lạ lùng này.


Như lẽ thường, chân lý một khi được khám phá sẽ trở thành đơn giản. 40.000 năm trước, khoảng 10.000 người Lạc Việt Indonesian và 4000 người Europid cùng đến đất Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ hòa huyết với nhau, cho ra người European mã di truyền Mongoloid mà 80% dân cư châu Âu mang tới hôm nay. Đó là máu huyết. Còn ngôn ngữ?


Cho tới 40.000 năm trước, ngôn ngữ của người Europid hầu như vẫn là tiếng nói mang tới từ đất mẹ châu Phi. Bởi lẽ, từ khi ra ngoài châu Phi, phạm vi hoạt động của họ chỉ quanh quẩn trên Bán đảo A Rập nên nói chung ngôn ngữ không thay đổi nhiều. Trong khi đó, dòng người tới Việt Nam, trải qua cuộc du hành từ Bán đảo A Rập tới Đông Nam Á. Tiếp tục cuộc sống sôi động ở Việt Nam, con cháu họ lập nên bao kỳ tích, trong suốt 30.000 năm rồi tiếp đó đi sang phương Tây. Riêng về tiếng nói, người Lạc Việt đã sáng tạo lượng từ vựng phong phú nhất thế giới. Khi hòa huyết với người Europid để sinh ra tổ tiên người châu Âu European, hai cộng đồng cha mẹ đã cho con cái họ một ngôn ngữ trưởng thành và giầu có. Ngôn ngữ đó, người săn hái mang đi phổ biến khắp châu Âu. Khoảng 25.000 năm trước, một bộ phận trở lại con đường xưa rồi định cư tại Nam Nga và Ucraina. Khi trở thành chiến binh du mục, họ bổ sung một số từ mới: ngựa, xe ngựa, dệt, len… Chỉ dựa vào một vài từ mới với bề dày thời gian tồn tại mong manh 4000 năm mà gọi họ là lớp người làm nên ngôn ngữ tiền Ấn Âu là nhận định vội vàng…


Với bài viết này, tôi tin rằng, những vấn đề về cội nguồn và ngôn ngữ dân cư châu Âu đã trở nên rõ ràng và sáng tỏ. Niềm tin 200 năm nay của người châu Âu về một tổ tiên Ấn-Âu đã sụp đổ. Đã tới lúc châu Âu từ bỏ cái gọi là “Indo-European” ảo tưởng để nhận tổ tiên thực của mình là người Lạc Việt Indonesian. Và cũng tới lúc dùng một danh xưng chính xác để gọi chủng tộc của mình là Viet-European mà không phải Indo-Europian.


Gần đây tôi mới học được rằng, mọi việc trên đời đều do duyên khởi. Không phải ngẫu nhiên hôm nay ta bàn về người Indonesian chủ nhân văn hóa Hòa Bình. Ba năm nữa thôi, 2027 là chẵn trăm năm khám phá và nghiên cứu văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa khảo cổ duy nhất trên thế giới. Đó là đất lành nơi đầu tiên tổ tiên từ châu Phi chọn để sinh sống. Rồi từ đây con người lan tỏa khắp địa cầu. Đây là nơi đất thiêng tụ hội linh hồn nhân loại. Mong rằng trong dịp kỷ niệm trăm năm này, nhà nước Việt Nam cùng với các quốc gia khác có hành động tưởng nhớ xứng đáng với tổ tiên và kết nối tình anh em đồng bào.


Với khám phá này, câu chuyện về cội nguồn dân cư và tiếng nói châu Âu đã tới lúc khép lại.


Sài Gòn, 24/2/2024


XEM THÊM:


Hà Văn Thùy: Văn hóa Hòa Bình, cội nguồn Văn minh nhân loại

https://www.nhatbaovanhoa.com/p186a12163/ha-van-thuy-van-hoa-hoa-binh-coi-nguon-van-minh-nhan-loai

https://www.nhatbaovanhoa.com/a9202/phat-hien-di-vat-van-hoa-luong-chu-tai-viet-nam


Tài liệu tham khảo:


1.Xavier ROUARD. DID INDO-EUROPEAN LANGUAGES STEM FROM A TRANS-EURASIAN ORIGINAL LANGUAGE? AN INTERDISCIPLINARY APPROACH


www.sci-cult.com SCIENTIFIC CULTURE, Vol. 8, No. 1, (2022), pp. 15-49 Open Access.


2.Stephen Oppenheimer. Out of Eden - The Peopling of the World - Bradshaw Foundation https://www.bradshawfoundation.com/books/out_of_eden.php


3. Sergio Prostak. DNA Analysis Reveals Common Origin of Tianyuan Humans and Native Americans, Asians. Jan 24, 2013.   http://www.sci-news.com/othersciences/anthropology/article00842.html


5.Qiaomei Fu et al. DNA analysis of an early modern human from Tianyuan Cave, China. PNAS, published online before print January 22, 2013; doi: 10.1073/pnas.1221359110


 http://www.sci-news.com/othersciences/anthropology/article00842.html


6. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H, 1983.