Sau 25 năm Việt Nam vẫn kém Đông Âu

12 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 19714)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ NĂM 13 NOV 2014

Sau 25 năm Việt Nam vẫn kém Đông Âu

Nguyễn Giang bbcvietnamese.com

  • 10 tháng 10 một 2014

image023

Châu Âu làm lễ kỷ niệm ngày đập tường Berlin 9/11/1989

Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.

Tôi sang Berlin hè năm 1990 từ Ba Lan bằng hộ chiếu Việt Nam với visa Đông Đức, một trong số tấm thị thực cuối cùng Đại sứ quán của họ ở Warsaw cấp cho người nước ngoài, vì đến tháng 10 năm đó, Đông Đức chấm dứt tồn tại.

Lúc tôi đến xem, Bức tường Berlin khi ấy vẫn còn dài, chạy vòng vèo qua các khu phố, bờ sông, cánh rừng của thành phố đầy ắp dấu ấn của sự chia cắt.

Nhưng cổng thành Brandenburg đã mở để ai thích thì đi xe thênh thang sang phía Tây, xem chủ nghĩa tư bản là cái gì mà sáng choang như thế.

Các bạn bè và thân nhân của tôi ở Đông Berlin vào năm 1990 thì đều băn khoăn với câu hỏi về hay ở, và ở thì làm ăn tại chỗ hay đi tiếp sang Tây Đức.

Giữa cơn sốt buôn bán, đổi tiền, mua hàng, tích trữ quà cáp, ai cũng nhớn nhác suy tính xem ở lại sẽ có một tương lai tốt hơn hay về nước.

Bao trùm lên nỗi băn khoăn đó thực ra là câu hỏi ‘Việt Nam sẽ ra sao những năm tới?’

Nhưng dù phải lo kinh tế và cuộc sống cá nhân, không phải người ta không thấy vụ kéo đổ tường Berlin báo hiệu một cơn bão chính trị.

Chủ nghĩa xã hội đã phá sản ngay trên quê hương của nó.

Nhưng Việt Nam đã không chọn con đường của các nước đầy những người bạn giàu lòng nhân hậu, tư duy thoáng đãng, bao dung, không xỏ lá, trịch thượng, không bắt nạt kẻ kém hơn mình.

Giờ nhìn lại, theo cảm quan của riêng tôi, một người bám sát các biến đổi ở Đông Âu từ đó đến nay, thì sự lựa chọn của các vị thế hệ cha anh của tôi về đường hướng cho Việt Nam là hoàn toàn thông cảm được vào thời điểm đó nhưng là quyết định chỉ đạt điểm trung bình kém.

Nhiều tác giả đã phân tích về sự nghiệp Đổi Mới ở Việt Nam và nói về lựa chọn của lãnh đạo nước này khi Đông Âu chuyển mình.

Nỗi sợ đổ vỡ, sợ bị ‘bọn tư bản’ lấn chiếm, lật đổ...là điều hoàn toàn hiểu được bởi các lãnh đạo quá nửa đời sống trong cuộc chiến mà kẻ thù chính là Phương Tây.

image024

Bức tường Berlin một thời chia cắt Đông và Tây Âu

Không chỉ bác bỏ mô hình mà Ba Lan, Hungary, CH Czech...chọn lựa, báo chí ở Hà Nội từng có lúc tự hào là không cần thay đổi thể chế mà vẫn phát triển được kinh tế, vẫn hội nhập quốc tế thành công.

Ta hãy so sánh tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và mức độ hội nhập để xem lựa chọn của Việt Nam và Đông Âu cũ hơn kém ra sao, chưa nói đến nhân quyền, dân chủ.

Đầu tiên là về thu nhập bình quân đầu dân.

Theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc, GNI năm 2012 thì không tính vùng Đông Đức nay thuộc Cộng hòa Liên bang Đức giàu mạnh nhất châu Âu, dân các nước Ba Lan (12 nghìn USD), Hungary (12 nghìn USD), Lithuania (11 nghìn USD), Slovakia (8600 USD), Romania (7700 USD), Bulgaria (6000 USD), đều nhiều tiền hơn dân Việt Nam.

Thậm chí dân Albania, quốc gia nghèo nàn lạc hậu nhất châu Âu từ thời cộng sản đến nay, và chưa là thành viên EU vẫn có thu nhập 3800 USD, bỏ xa Việt Nam ở mức 1600 USD.

Cuộc chiến khốc liệt sau khi Nam Tư tan rã từng làm nhiều người Việt Nam lo sợ.

Nhưng nay các nước đó đều ổn định, phát triển và giàu có hơn Việt Nam.

Bosnia nghèo cũng có GNI 4500 USD, còn Croatia không chỉ giàu hơn (13 nghìn USD) mà còn là điểm du lịch nổi tiếng với bờ biển đẹp, các di tích cổ và cả bảo tàng về cuộc chiến 1991, thu hút đông đảo du khách châu Âu.

Như thế, không thể nói mô hình Việt Nam chọn 25 năm qua là điều gì kỳ diệu vì nó mới chỉ giúp nước này thoát nghèo mà thôi.

Thứ nhì là về công bằng và an sinh xã hội.

Sau chừng 15 năm chuyển đổi cơ chế, từ 2004 đến 2013, một loạt quốc gia Đông Âu đã gia nhập ngôi nhà chung EU.

image025

Biểu tượng Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan ở Berlin trong lòng châu Âu thống nhất

Công dân họ ở lại hay sang Đức, Hà Lan, Anh, Pháp... đều được hưởng các quyền lợi như các nước dân chủ tư bản lâu đời, từ an sinh xã hội đến quyền giáo dục, y tế, bầu cử...

Nếu không thỏa mãn với toà án nước mình, họ có thể kiện lên các toà nhân quyền châu Âu để đòi công lý.

Việt Nam cũng tiến triển trong hội nhập quốc tế và công dân đã có thể sang ASEAN không cần thị thực nhưng không được hưởng quyền gì hết, đôi khi còn bị kỳ thị như ở Thái Lan, Singapore gần đây.

Và để tìm vận hội, người Việt nghèo lại tìm đến vùng Đông Âu cũ nay thuộc EU.

Ở Việt Nam, ai có thu nhập cao hơn mức trung bình 1300 USD một năm đó thì cũng nên thận trọng vì điều đó có nghĩa là còn một số rất đông sống dưới mức đó.

Mất cân bằng thu nhập và thiếu cơ hội vươn lên trong một bộ phận dân cư đông đảo đang là quả bom nổ chậm cả về an ninh lẫn kinh tế.

Thứ ba là về chính cơ chế kinh tế và tốc độ hội nhập.

Cải cách, ‘cải nhiều mà vẫn cách đó’, ở Việt Nam đã ngày càng lộ ra tính nửa vời vì không tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng của thị trường.

Vốn liếng của quốc gia thường bị dồn vào cho các tập đoàn nhà nước làm ăn yếu kém, lãng phí.

Khối tư nhân đóng thuế cao, tạo nhiều công ăn việc làm hơn thì bị kỳ thị, bóp nặn.

Tư duy chính trị độc tôn ‘Đảng và Nhà nước trên hết’ vì không bị kiềm chế nên các quán tính xấu của nó như dùng quyền lực can thiệp vào kinh tế không hề giảm đi mà còn ngày càng mạnh lên.

Các sự kiện như gia nhập WTO được báo chí nhà nước ở Việt Nam đề cao như một thành tích về tiến bộ của cải cách.

Đa số các nước Đông Âu cũng đã vào WTO và còn vào sớm hơn Việt Nam.

Ví dụ như Romania vào năm 1995 khi Việt Nam mới bắt đầu đàm phán để gia nhập chính thức năm 2007.

Nghèo như Albania và vừa thoát khỏi nội chiến như Croatia cũng đã vào WTO từ năm 2000.

image026

Các nước gốc Đông Âu cộng sản như Romania vẫn có thu nhập cao hơn Việt Nam

Điều này cho thấy sức ì của cải tổ cơ chế chính trị nói chung đã khiến Việt Nam chậm chân hơn nhiều so với các nước Đông Âu trong việc hội nhập kinh tế thế giới, bất kể tuyên truyền nói gì.

Điều cần nói nữa là di sản rất đặc thù, khủng khiếp hơn ta vẫn tưởng của mô hình Liên Xô.

Một khi đã dính vào mô hình này, quốc gia nào cũng sẽ phải trả giá, trả giá rất cao, rất lâu dài.

Nhiều lần quay lại các bang thuộc Đông Đức cũ cho tôi cảm nhận rất rõ rệt về điều này.

Cùng một dân tộc thuộc hàng văn minh nhất của nhân loại, người Đông Đức chỉ phải chịu đựng mô hình Liên Xô trong 40 năm mà ngày nay các bang phía Đông vẫn chưa thực sự hồi sinh.

Đến thăm một số bạn Việt Nam ở Chemnitz, thành phố từng mang tên Karl Marx, tôi thấy chỉ có mấy hộ gia đình ở cả một toà nhà nhiều tầng, phần còn lại bỏ hoang.

Lý do là người dân Đức cứ còn sức, còn tuổi trẻ là bỏ đi sang phía Tây, để lại những khu phố gió lùa vắng lặng, công viên lá vàng đẹp rực rỡ nhưng thiếu bóng người.

Về đêm, Đông Berlin vẫn ít ánh đèn, tối hơn hẳn Tây Berlin sau 25 năm thống nhất.

Bạo lực chuyên chính do mô hình Liên Xô tích tụ, ép xuống, dồn nén vào dân đã gây ra các xung lực đa chiều phá tung các tế bào xã hội, bẻ cong nhiều chuẩn mực, làm biến dạng nhân cách

Việt Nam từng tự hào là tránh được nội chiến, xung đột sắc tộc như ở Nam Tư một thời.

image028

Nhưng bạo lực chuyên chính do mô hình Liên Xô tích tụ, ép xuống, dồn nén vào dân đã gây ra các xung lực đa chiều phá tung các tế bào xã hội, bẻ cong nhiều chuẩn mực, làm biến dạng nhân cách.

Y tế và giáo dục tiếp tục trên đà xuống dốc, giao thông thì kinh khủng hơn và hệ thống công quyền tham nhũng, tư pháp hà khắc chính là ‘món quà từ mối tình Liên Xô’ còn gây di hại.

Việt Nam ngày hôm nay đã khác nhiều.

Hiển nhiên, Việt Nam hôm nay không phải là những ngày tháng u ám của thập niên trước Đổi Mới.

Xã hội và con người đã tiến bộ lên rất nhiều, tự do cũng tăng và tư duy từ quan chức đến người dân đều cởi mở hơn trước vượt bậc.

Điều này một phần nhờ làn sóng giao lưu con người, thông tin tăng cao trên toàn thế giới, nhờ sự hỗ trợ tài chính, khuyến khích kiên trì không ngừng nghỉ của các cường nước có trách nhiệm toàn cầu.

Nhưng cũng phải ghi nhận đóng góp của nhiều vị lãnh đạo, các nhà hoạch định kinh tế, giới ngoại giao, doanh nghiệp, văn nghệ sỹ, giới vận động dân chủ, nhân quyền và người dân nói chung cho sự biến đổi dần nhận thức, thúc đẩy các xu hướng mới.

Việt Nam cũng nhanh chóng nối lại quan hệ thân thiện với toàn bộ các nước Đông Âu cũ và tỏ quyết tâm làm bạn, làm đối tác chiến lược với Đức, Anh, Pháp trong EU.

Xã hội Việt Nam cần xây dựng chung một tương lai dựa trên những điều tiến bộ chính mình đạt được.

Tuy thế, trong nhận thức mới này vẫn cần một đánh giá công minh về thành quả của Đông Âu và lòng dũng cảm để nói rằng lựa chọn của Việt Nam 25 năm qua còn nhiều thiếu hụt.

image029

Ngày nay người Việt lại tiếp tục trở lại Đông Âu làm ăn

Bài học cho Việt Nam vì thế là bài học của các nước nhỏ vùng Đông Âu đã thành công trong cả cải cách chính trị và kinh tế, không chạy theo đại cường hạt nhân như Trung Quốc và Nga vốn luôn có tính toán của họ.

Vào những đêm sôi động đập tường Berlin 25 năm về trước, nhiều bạn tôi đã ‘chui nách’ các công dân Đức to cao để sang xem phía Tây có gì lạ.

Ngày nay, hàng triệu người Việt, từ quan chức đến người dân đã đi nước ngoài, đã biết rõ những điều hay dở của thế giới ngày nay.

Để bước hẳn sang miền văn minh, tiến bộ, cần dỡ bỏ nốt những bức tường lo sợ trong tư duy và nghiệm lại bài học của các nước Đông Âu một thời là đồng minh đồng chí.

Bài đã đăng trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt và của tác giả.

13 Tháng Tám 2015(Xem: 15495)
- Công đoàn là của ai? - Tuyên bố của 21 tổ chức Xã hội Dân sự độc lập ở VN.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 14305)
"Trang web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì." "Ông Hiebert là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014 của CSIS có tựa “Một Kỷ nguyên Mới trong quan hệ Mỹ-Việt”. Vậy ai có thể đã trả tiền để làm nghiên cứu này?" “Ông Hiebert — sau khi tôi hỏi tới hai lần — đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả tiền cho nghiên cứu này. Ông nói rằng không có việc chính phủ Hoa Kỳ cấp vốn cho nghiên cứu đó,” tác giả viết."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 16600)
"Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17594)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15150)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16916)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18182)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17095)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16527)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16486)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15444)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16764)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15932)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17496)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 20030)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15802)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15075)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15292)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.