Điều 4 Hiến pháp

23 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 22180)

Hội nghị TW khẳng định Điều 4 Hiến pháp

“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền.

Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập.

Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.

BBC - Cập nhật: 14:52 GMT - thứ ba, 15 tháng 5, 2012 

quoc_hoi_vn 

Đảng cộng sản quyết tâm giữ quyền thống trị thông qua điều 4 Hiến pháp

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 của Đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc vào hôm thứ Ba ngày 15/5/2012 tại Hà Nội sau 9 ngày họp kín mà giới truyền thông không được phép tiếp cận.

Chủ đề chính lấy ý kiến của các ủy viên trung ương tại hội nghị lần này là sửa đổi Hiến pháp, một ‘nội dung rất lớn và đặc biệt quan trọng’, theo lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị.

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được đưa vào sử dụng từ năm 1992. Sau 20 năm hiệu lực, bản Hiến pháp này có một số điểm bị đánh giá là đã lỗi thời vì ‘đã bị thực tiễn vượt qua’ và cần phải được sửa đổi.

Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.

Tuy nhiên, diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định lại: “Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Tuy nhiên ông Trọng cũng nói thêm rằng Đảng ‘hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật’.

Bên cạnh đó, ông cũng lặp lại những điều xưa nay, như chế độ ở Việt Nam là ‘dân chủ xã hội chủ nghĩa’.

“Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân... Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân,” ông nói.

‘Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân’ nhưng ‘do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo’.

Về tổ chức quyền lực, ông cho rằng “quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

Tại phiên khai mạc trước đó, ông Trọng cũng đã thẳng thừng bác bỏ nguyên tắc ‘tam quyền phân lập’ vốn là nền tảng chính trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Về chế độ kinh tế, ông khẳng định mô hình ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ của Việt Nam.

"Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý."

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ông cho biết Đảng thừa nhận ‘nhiều hình thức sở hữu’ và ‘nhiều thành phần kinh tế’.

Trong đó, ông Trọng nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể – ‘nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân’ – nhưng không hề nhắc gì đến khu vực kinh tế tư nhân vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

“Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý,” ông phát biểu.

Ý nguyện người dân

Trong khi đó ông Nguyễn Lân Dũng, nguyên đại biểu Quốc hội liên tục ba khóa và hiện nay là ủy viên của Trung ương Mặt trận Tổ quốc, cho biết ông rất lạc quan về việc sửa đổi Hiến pháp lần này.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ông Dũng nói ông tin rằng Hiến pháp sẽ có nhiều thay đổi và ‘chắc chắn sẽ thể hiện được tinh thần dân chủ’.

Là thành viên của Mặt trận tổ quốc, ông Dũng cho biết ông đã tham gia nhiều cuộc họp lấy ý kiến của các đoàn thể về sửa đổi Hiến pháp và theo như ông nhận thấy thì ‘người dân rất tâm huyết’ và ‘đóng góp ý kiến rất nhiều’.

Do đó ông nói bản Hiến pháp sắp tới ‘chắc rằng sẽ có nhiều thay đổi lớn’ và ông hy vọng ‘nhân dân sẽ thỏa mãn’.

“Những gì nhân dân thấy chưa hài lòng thì phải thảo luận,” ông nói và cho biết ông tin rằng Hiến pháp sửa đổi sẽ thể hiện ‘tinh thần lấy dân làm gốc’

“Nguyện vọng của người dân là được sống trong không khí dân chủ, bình đẳng và thực hiện đúng tiêu chí dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

“Cứ đúng tiêu chí đó mà thực hiện. Những gì đi ngược lại thì không phù hợp với Hiến pháp,” ông giải thích.

 quyen_luc

Quyền lực ở Việt Nam nằm trong tay Đảng Cộng sản

Ông lấy ví dụ là sửa đổi Hiến pháp phải làm sao khắc phục tình trạng tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền vốn là những điều mà người dân không mong muốn bằng cách tạo ra những ràng buộc về pháp lý.

Ông cũng lấy Hiến pháp 1946 do cố Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì để làm chuẩn mực sửa đổi Hiến pháp hiện nay.

“Làm thế nào để phù hợp với nguyên tắc của Hiến pháp 1946... Nói chung Hiến pháp làm sao phải dân chủ hơn để người dân có quyền làm chủ,” ông nói.

Trả lời câu hỏi nên sửa thế nào để Hiến pháp dân chủ hơn, ông Dũng cho rằng ‘mọi người đều được nói lên ý kiến của mình miễn ý kiến đó là xây dựng’ và dù ý kiến ‘có tính chất khác nhau cũng lắng nghe để nghiên cứu mà sửa đổi’.

Tuy nhiên, ông cũng nói là ‘không thể để mọi người nói lung tung’ và ‘nước nào cũng thế thôi’.

Một đảng hay nhiều đảng?

Ông cho biết qua các hội nghị lấy ý kiến mà Mặt trận tổ quốc tổ chức thì Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ‘đều tiếp thu’ và ‘các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận’.

“Cái gì đúng thì tiếp thu còn cái gì chưa tiếp thu được thì chắc là chưa chấp nhận được,” ông nói.

Vấn đề mà Đảng chưa thể tiếp thu được, ông cho biết, là sửa Điều 4 Hiến pháp. Ông cho rằng sửa điều này là ‘rất khó’.

“Không phải một đảng là thiếu dân chủ,” ông giải thích tại sao không cần sửa điều 4, “Dân yêu cầu một đảng cũng được nhưng đảng đó phải trong sạch và làm đúng với quyền lợi của người dân,” ông nói

“Khi mà đảng viên đều là những người tốt và đảng có đường lối đúng thì một đảng chẳng có hại gì.”.

“Nhiều đảng có khi cũng phức tạp. Trước kia cũng có Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ rồi nhưng sau nhận thấy chẳng cần thiết phải có nhiều đảng,” ông nói thêm.

"Tôi không nhìn thấy dấu hiệu nào cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam sẽ chịu từ bỏ quyền lực."

Carlyle Thayer, Học viện quốc phòng Úc

Về việc để người dân phúc đáp Hiến pháp, ông Dũng cho rằng không thể và không cần thiết miễn là các vị đại biểu Quốc hội phải làm sao ‘thể hiện đúng ý chí nguyện vọng của người dân khi biểu quyết thông qua Hiến pháp.’

“Đưa ra cho dân (phúc đáp Hiến pháp) cũng không phải chuyện dễ,” ông nói, “87 triệu dân thì làm sao mà đưa ra được.”

Ông Lê Hồng Hà, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, trong khi đó nói với BBC rằng đợt tu chính lần này sẽ ‘chẳng sửa cái gì đáng lưu ý’.

“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền.

Trao đổi với BBC, GS Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện quốc phòng Australia, cũng cho rằng ông ‘không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu gì’ về việc sửa đổi điều 4 Hiến pháp.

“Tôi không nhìn thấy dấu hiệu nào cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam sẽ chịu từ bỏ quyền lực,” ông nói.

Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập.

“Nhiệm kỳ thứ hai của ông Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn đàn áp tàn khốc hơn trước đây,” ông nói./

Tại sao VN "không tam quyền phân lập?"

BBC - Cập nhật: 16:47 GMT - thứ ba, 8 tháng 5, 2012

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội bình luận với BBC Việt ngữ về quan điểm "Nhà nước ta không tam quyền phân lập" của Tổng Bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XI, Ban Chấp hành TW Đảng nhóm ở Hà Nội.

Luật sư Thuận cũng giải thích dự đoán của mình về hiệu quả của lần tu chính Hiến pháp này mà theo ông là sẽ vẫn còn nhiều hạn chế và "không đáp ứng" được những kỳ vọng và nhu cầu cơ bản về cải tổ, đổi mới Hiến pháp thực sự của nhân dân và nhiều tầng lớp trong xã hội./

21 Tháng Bảy 2014(Xem: 19024)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18398)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17849)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21804)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18183)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19140)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18058)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20144)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18425)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16830)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16509)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16183)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20885)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18629)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21468)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20718)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31125)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22263)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17254)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.