Mô hình nước Việt Nam mới: Trung Lập

12 Tháng Tư 201611:47 CH(Xem: 17152)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  13  APRIL 2016

Mục DIỄ N ĐÀN CHÍNH TRỊ là mục tiếp nhận và trích các nguồn từ các nhà bỉnh bút - khảo luận đề cập đến chính trị. Mục là diễn đàn mở của nhật báo Văn Hóa-California  Online.  Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý tác giả đã rộng lượng xuất hiện trên mục này. Mục không hẳn phán ánh quan điểm - chủ trương của tờ báo. Tòa soạn xin ghi nhận bài vở gởi về: lykientrucvaama@gmail.com / Trân trọng.

_____________________________________________________________________________________

Mô hình nước Việt Nam mới: Trung Lập

image063

I.- DẪN NHẬP:

            Từ ngữ “Trung Lập”, từ lâu, đã bị hiểu lầm tai hại. Thậm chí, số đông đồng bào có những “phản ứng” khác nhau, khi nghe nhắc đến. Bởi vì, nó đã bị lợi dụng như một phương tiện lót đường hầu đạt đến cứu cánh. Thường là do phía người Cộng-sản chủ trương, dùng như một “chiêu bài” trong sách lược. Trung Lập (Neutralism) – Có nghĩa là: Đứng ngay ở giữa, không nghiêng về phía bên nào.

            Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ và Liên Sô đã chia Thế Giới ra làm hai khối, cạnh tranh ảnh hưởng ráo riết để lôi kéo đồng minh. Họ phô trương sức mạnh về mọi khía cạnh, nhất là chạy đua vũ trang v. v… Thời kỳ này còn gọi là Chiến Tranh Lạnh. Nhiều quốc gia không muốn theo khối nào, tuyên bố Trung Lập. Rồi sau đó, vì quyền lợi chính trị hay kinh tế ảnh hưởng, lại ngả sang phe này hoặc về phái khác. Trong lịch sử quốc tế cận đại là Cambodia (1954) và Lào (1962), là điển hình. Hai nước này, một phần do hoàn cảnh địa dư đặc thù, đã bị khối Cộng Sản Quốc Tế, nhất là Trung Quốc phía Bắc và Việt Nam cạnh sườn phía Đông, đã phá vỡ chủ trương ban đầu của bản quốc mà về khối Cộng Sản. Đó là một phần họ không thực hiện đúng chủ trương trung lập.

 

II. - SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA CÁC THỂ CHẾ TRUNG LẬP:

A.- Trung Lập Sách hay Chính Sách Trung Lập:

Chủ trương này do lãnh tụ Nehru của Ấn-Độ (India) đề xướng, rồi được lãnh tụ TiTo của Nam Tư (Yugoslavia) và Nasser của Ai Cập (Egypt) hưởng ứng. Kế tiếp, những quốc gia tân lập khác trên thế giới, chấp nhận chủ trương này. Nhưng chủ trương này, cũng không đạt được kết quả tốt. Để thay vào, họ biến thành chủ trương Phi-Liên-Kết (Non-alignment).

            Nếu chủ trương theo Trung-Lập-Sách, quốc gia đã chọn lựa chính thể, phải đứng hẳn ngay giữa không thiên về khối nào. Nhưng trên thực tế, nhiều nước đã làm sai lệch nguyên tắc cùng ý nghĩa ban đầu. Vì quyền lợi nhất thời của đất nước. Trung-Lập-Sách là sự tự nguyện của quốc gia, chứ không do sự ràng buộc điều kiện nào của Quốc Tế Công Pháp. Do đó, rất dễ bị các cường quốc thao túng theo quyền lợi của họ.

            B.- Trung-Lập-Chế hay Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý:

            Chủ trương này khác biệt với chủ trương Trung-Lập-Sách. Trung-Lập-Chế hay Qui-Chế- Trung-Lập (Neutrality), là một nền Trung Lập có điều kiện cùng tiêu chuẩn rõ ràng. Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 16, ở Âu Châu. Các điều kiện và biện pháp của chính sách này được thế giới nghiên cứu và hệ-thống-hóa. Nó phát triển song song với sự nảy sinh của Công-Pháp-Quốc-Tế. Thế kỷ thứ 17, Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý được hình thành với cơ sở ban đầu. Nó được các nước Phương Tây công nhận vào thế kỷ 19 và được áp dụng vào thế kỷ 20. Nó được ấn định trong hai Qui-Ước số 5 và 13 của Hội Nghị Quốc Tế La Haye, Hà Lan, năm 1907.

            Song song các qui tắc khác của Công-Pháp-Quốc-Tế, Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý không có tính cách cưỡng chế tuyệt đối như chính sách đối nội của một quốc gia. Bởi vậy, quốc gia có thể giải thích khác nhau về nghĩa vụ và quyền lợi hợp với chính sách quốc gia mình. Những nghĩa vụ và quyền lợi chính yếu mà mọi quốc gia trên thế giới phải công nhận là hai lãnh vực: QUÂN SỰ và KINH TẾ.

            C.- Những Hình Thức của Trung-Lập-Pháp-Lý:

            a./ Bình Thường:

            Quốc gia mang Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý, phải giữ thái độ vô tư giữa các quốc gia lâm chiến. Phải bảo vệ lãnh thổ mình bằng cách tuyệt đối, không để quốc gia tham chiến nào có căn cứ quân sự hay dùng không hải phận, hải lộ, biên giới quốc gia để chuyển vận dụng cụ hoặc nhu yếu phẩm dùng cho mục đích chiến tranh. Tuy nhiên, quốc gia theo Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý có quyền duy trì sự trao đổi kinh tế, mua bán bình thường với các quốc gia đang lâm chiến. Các quốc gia đang lâm chiến phải tôn trọng sự toàn vẹn chủ quyền của quốc gia theo qui chế trung lập pháp lý. Không được trưng dụng công dân của quốc gia theo qui chế trung lập pháp lý cư ngụ ở nước sở tại; cũng không được tịch thu tài sản của những công dân ấy. Nếu vì nhu cầu cấp bách của quốc gia tham chiến, phải bồi thường theo giá tài sản hiện hành của thị trường. Các quốc gia tham chiến có quyền kiểm tra các thương thuyền, xe cộ, phương tiện vận chuyển của nước theo qui chế trung lập pháp lý, nếu có sự buôn lậu, làm lợi cho phe nào của các quốc gia tham chiến, các phương tiện sẽ bị tịch thu. Nguyên tắc này được thế giới công nhận.

            b./ Vĩnh Viễn hay Thường Trực:

            Thụy Sĩ, Thụy Điển và Áo là điển hình của các quốc gia theo Trung-Lập-Pháp-Lý-Vĩnh-Viễn. Các nước này cam kết không bao giờ gây chiến với bất cứ quốc gia nào trên thế giới để bảo vệ nền Độc-Lập và Trung-Lập của mình. Ngay trong thời bình, quốc gia theo Trung-Lập-Pháp-Lý-Vĩnh-Viễn hay Thường-Trực, cũng không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào khác. Về Kinh-Tế, nó cũng tránh biện pháp nhằm giúp đỡ các quốc gia khác tăng cường lực lượng quân sự. Nhưng quốc gia theo Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý-Vĩnh-Viễn có quyền củng cố QUỐC PHÒNG về mặt QUÂN SỰ để bảo vệ đất nước.

            c./ Tự Nguyện và Giao Ước:

            Theo nguyên tắc. Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý-Vĩnh-Viễn hay Thường-Trực, phải được quốc gia đó TỰ NGUYỆN chấp nhận. Sau đó, tuyên bố lập-trường quốc gia mình cho thế giới, để được một Hiệp-Ước Quốc-Tế  ấn định. Thụy Sĩ, ban đầu do sự chọn lựa, ấn định của quốc gia. Sau đó, được các nước trong khối Âu Châu công nhận. Được đặc biệt xác nhận trong Hiệp-Ước tại Hội Nghị Vienna, năm 1815, công nhận Thụy Sĩ theo Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý-Vĩnh-Viễn.

            D.- Sự Trung-Lập-Hóa:

            Qui-Chế Trung-Lập-Pháp-Lý-Vĩnh-Viễn và Giao Ước, là sự Trung-Lập-Hóa một vùng đất, vùng biển … Để tránh các cưòng quốc đều muốn chiếm lĩnh, để độc chiếm quyền lợi hay thuộc địa riêng. Nhưng không một cường quốc nào có khả năng thực hiện. Để tránh chiến tranh xâu xé, tranh giành nhau quyền lợi vùng tranh chấp ấy. Họ sẽ thỏa thuận nhau Trung-Lập-Hóa vùng lãnh thổ, lãnh hải hoặc trục lộ giao thông, hầu san bằng quyền lợi. Ví dụ: Kinh đào Suez, bởi Hiệp-Ước-Quốc-Tế đã ký năm 1888.

            E.- Giải Pháp Trung-Lập-Hóa các nước Đông Dương trước năm 1975:

            Trước năm 1975, có một số nước đề ra chủ trương Trung-Lập-Hóa Đông Dương. Đó là Pháp, Tổng Thống de Gaule, ngày 31 tháng 1 năm 1964, đã đề nghị bán đảo Đông Dương Trung Lập. Đồng thời, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, cũng lên tiếng đòi Thế Giới chia ba, theo hệ thống Chân-Vạc, để chống lại hệ thống lưỡng-cưc giữa Hoa Kỳ và Liên Sô. Hoa Kỳ và các nước cận đông đã thực hiện giải pháp Trung-Lập Lào, năm 1962. Sau Hiệp Định Geneve về Việt Nam, 1954, Cambodia cũng tuyên bố Trung-Lập.

            Lược qua những chủ thuyết Trung-Lập trên. Trong hoàn cảnh hiện tại, Việt Nam có thể áp dụng được không?

 

            F.- Bối Cảnh Chung:

            1./ Hiện tình Thế Giới :

            Dân số đông đảo và sự vươn lên về Kinh Tế và Quân Sự theo sách lược Hiện-Đại-Hóa của Trung Quốc ngày càng mạnh. Nuôi dưỡng tham vọng bành trướng, Trung Quốc luôn dòm ngó và tìm mọi cách để xâm chiếm các nước láng giềng. Điều này, qua lịch sử, người Việt Nam biết rõ hơn ai hết. Bản đồ được in trong cuốn sách, gọi là “Sơ Lược Lịch Sử Trung Quốc Hiện Đại”, xuất bản tại Bắc Kinh, năm 1954, Trung Quốc liệt kê các quốc gia vùng Đông-Nam-Á, nói chung, là “lãnh thổ bị các nước ngoài chiếm đóng”. Trong đó, Việt Nam, nói riêng, theo thứ tự là 11. Điều này, đưa đến vấn nạn quốc gia từ việc Trung Quốc ra sức ép với Chính Phủ Việt Nam để ký Hiệp-Ước về lãnh thổ và lãnh hải theo điều kiện của họ. Việt Nam bị mất hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, cùng số vùng đất đai dọc theo biên giới đất liền và vùng lãnh hải Vịnh Bắc Bộ. Sự kiện này, đã mang đến tai họa thảm thương cho ngư dân đánh cá trên vùng biển. ngày 8 tháng 1 năm 2005, tàu chiến Trung Quốc đã xả sung bắn chết 9, bị thương 7 và còn bắt 8 người khác cùng toàn bộ ghe tàu, dụng cụ hành nghề của họ. Và, gán ghép cho họ là “hải tặc”. Trong qua khứ, hiện tại và chắc chắn nhân dân Việt Nam còn tiếp tục bị xâm lấn cách công khai của Trung Quốc, nếu không nói thảm họa mất nước sẽ dẫn đến trong tương lai gần.

            Hơn nữa, để thực hiện mộng bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc tìm mọi cách liên kết,  hòa hoãn với các cường quốc, để rảnh tay xâm chiếm chủ quyền đất đai nước kém mở mang, chưa đủ sức mạnh và tiềm lực quốc gia để đương đầu với họ.

            Địa dư Việt Nam nằm trên vị thế trải dài theo Biển Đông là thủy lộ quốc tế trọng yếu mà các cường quốc thế giới đều mong khống chế, nhất là Trung Quốc. Muốn dung hòa quyền lợi quốc tế, Việt Nam phải Trung-Lập, nói riêng, bán đảo Đông Dương phải Trung-Lập-Hóa, nói chung. Xa hơn nữa, vùng Đông Nam Á. Đây là sách lược “ mãnh hổ nan địch quần hồ “ để chống Trung Quốc.

            2./ Hiện Tình Việt Nam:

            Sau 30 năm, đất nước thống nhất về mặt địa lý. Sự đoàn kết dân tộc vẫn còn xa vời. Dân Tộc bị chia rẽ từ trong ra ngoài. Tình trạng xã hội bất công, nghèo nàn, lạc hậu, băng hoại từ tinh thần đến vật chất. Lịch sử đang chịu thời kỳ đen tối nhất. Sự thực này không thể chối cải và bưng bít, che đậy được, nó hiển hiện trước mắt thế giới.

            Lối Thoát:

            Biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ, nhưng không về tình đoàn kết dân tộc. Người Việt Nam ở hải ngoại với lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của sự Tự Do Dân Chủ, là một thực thể chính trị bền vững, đã 30 năm và còn kéo dài bất tận… là bằng chứng hiển nhiên. Người Cộng Sản đã nghiên cứu bằng mọi “chiêu bài”, mong lôi cuốn Việt kiều về một mối. Nhưng càng dùng mọi “thủ đoạn” thì càng bị xa rời quần chúng, nói chung. Thực thể kinh tế Việt kiều bằng tổng sản lượng quốc gia cả nước, không kể cái gọi là “chất xám”, nhân tố chính yếu cho sự xây dựng đất nước cách nhanh chóng. Nếu xưa kia, dòng sông Bến Hải chia cách đất nước đôi miền, thì hiện tại là màu cờ, chia rẽ dân tộc. Chúng ta hãy thử vạch một hướng đi mới cho cả Dân Tộc bằng MỘT QUỐC KỲ và QUỐC CA  mới của nước Việt Nam mới. Đó là, Quốc Hội Lập Pháp sẽ đề nghị ra mẫu Quốc Kỳ và bài Quốc Ca mới. Tổ chức Trưng Cầu Dân Ý:  Hiến Pháp - Quốc Kỳ và Quốc Ca, đồng thời. Hai lá cờ của hai miền NAM-BẮC, đã đẫm máu đồng bào cả nước, trong cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt, cốt nhục tương tàn”,  hãy đưa chúng vào  dĩ vãng đau thương của dân tộc. Thủ Đô của nước Việt Nam tương lai là: HUẾ. Hà-Nội và Sài-Gòn là hai thành phố lớn của hai đầu đất nước.

            Trước hiện tình đất nước, Việt Nam không còn con đường nào khác để chọn lựa. Nếu theo Cộng Sản Trung Quốc, đã bị mất đất và mất biển… sẽ dẫn đến mất nước. Nếu theo Tư Bản, kinh nghiệm bài học “đồng minh” của Việt Nam Cộng Hòa, nói riêng và các nước nhỏ khác, nói chung. Điển hình là  Đài Loan, đã bị bỏ rơi khi Hoa Kỳ nhìn nhận chỉ một nước Trung Hoa lục địa: Trung Quốc.

            Không một quốc gia nào thương yêu quốc gia nào, chỉ quyền lợi đất nước mà thôi. Đã đến lúc, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải phản tỉnh, đặt quyền lợi tối thượng và tiền đồ Tổ Quốc trên hết, trở về với dân tộc bằng cách tổ chức Tổng Tuyển Cử Tự Do, không phân biệt khuynh hướng chính trị, Đảng phái, Tôn giáo… Để thành lập Tân Hiến Pháp, tân Chính Phủ Dân Cử cho nước Việt Nam mới được ổn định vĩnh viễn: Độc-Lập – Dân-Chủ - Tự Do – Hòa-Bình – Trung-Lập. Nước Việt Nam mới thực sự dân chủ. Quốc dân ứng sử quyền Nhân Bản và Nhân Quyền bằng lá phiếu của mình, tuyệt đối phải được tôn trọng. Các thành phần chính trị, đảng phái; kể cả Đảng Cộng Sản, tự do sinh hoạt trong Cộng Đồng Dân Tộc trên tinh thần thượng tôn luật tối thượng: HIẾN PHÁP. Nền dân chủ pháp trị, sẽ đưa đất nước vào ổn định xã hội. Việt Nam phải chọn con đường “Chiết trung” để xây dựng đất nước: gạn lọc tinh hoa giữa mọi khuynh hướng xã hội trên thế giới để hướng xã hội nước nhà đến Chân-Thiện-Mỹ. Chỉ có con đường Chính Nghĩa Dân Tộc là vĩnh cửu.

            Vấn đề lảnh thổ và lãnh hải đã bị mất, Việt Nam sẽ đòi lại chủ quyền khi thực lực quốc gia đủ mạnh. Nghĩa là, chúng ta phải thực sự đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất từ trong ra ngoài, cùng nhau xây dựng đất nước trở nên giàu mạnh trong tinh thần tự lực, tự cường, không vọng ngoại. Muốn đạt đến mục đích này, Việt Nam phải thay đổi chế độ, là điều kiện tất yếu, để đối ngoại về mặt Công Pháp Quốc Tế và vận động quốc tế ủng hộ. Và, muốn được sự hưởng ứng và ủng hộ của Quốc Tế, Việt Nam phải dung hòa quyền lợi  mà không phân biệt chủ nghĩa trong Công Đồng Quốc Tế. Đó là mô hình mới : VIỆT NAM TRUNG-LẬP-PHÁP-LÝ-VĨNH-VIỄN.

            Nếu lịch sử lập lại, ngọn đuốc Hội Nghị Diên Hồng được đốt lên, đó là ánh sáng rạng ngời cho nước Việt Nam tương lai.

            Trên đây là phương thức căn bản tìm một giải pháp cho đất nước. Ẩn số bài toán Việt Nam, phải do đồng bào trong, ngoài nước giải đáp. Nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Hải ngoại, mùa Đông năm Ất Dậu,  2005.

MẠC THÚY HỒNG

Tạp Chí LẠC VIỆT

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 15079)
"Trong sự bi phẫn có chen vào cảm hứng bi hùng từ tứ thơ tuyệt đẹp của người tráng sĩ thời tao loạn ở buổi mạt kỳ vương triều Trần thế kỷ XIV chuyển sang XV trong cuộc chiến không cân sức chống quân xâm lược nhà Minh. Đẹp với hình tượng trong câu thơ mà người đời gọi là “thi trung hữu hoạ”: Thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 14372)
"... nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc Hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. "The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm,” cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng.”
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14089)
" vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN". "Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:"
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14161)
"Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14085)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18125)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14377)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13468)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14014)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16505)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13771)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15237)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13367)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13573)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32393)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 37022)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".