Ông Tập Cận Bình: không ai thắng trong cuộc chiến thương mại

17 Tháng Giêng 20175:52 CH(Xem: 11790)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 18   JAN  2017


Ông Tập Cận Bình: không ai thắng trong cuộc chiến thương mại


17/01/2017


TTO - Theo hãng tin Reuters, bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, thể hiện rõ mong muốn đóng một vai trò lớn hơn trên toàn cầu của Bắc Kinh, lấp vào chỗ trống của Mỹ.


image014

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên tham gia Diễn đàn kinh tế thế giới - Ảnh: Reuters


Là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên xuất hiện tại WEF, ông Tập cảnh báo các nước không nên mù quáng chạy theo lợi ích quốc gia của riêng mình, ám chỉ đến chính sách “nước Mỹ trước hết” của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã tuyên bố sẽ rút khỏi hoặc đàm phán lại các thỏa thuận thương mại đa phương để bảo vệ các ngành công nghiệp của Mỹ và có nhiều phát ngôn đe dọa gây ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.


Ông Tập ví chủ nghĩa bảo hộ như “tự nhốt mình trong căn phòng tối” để bảo vệ mình khỏi nguy hiểm. “Sẽ không có nước nào chiến thắng trong cuộc chiến thương mại", ông Tập phát biểu. Bên dưới khán đài là phó tổng thống Mỹ Joe Biden.


Nhận định về bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc, cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cho biết kinh tế thế giới đang trống một vị trí lãnh đạo. “Rõ ràng ông Tập Cận Bình đang muốn lấp đầy nó” - ông Bildt viết trên mạng Twitter.


Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh rằng xu thế toàn cầu hóa là không thể đảo ngược bất chấp sự phản đối dữ dội của những người theo chủ nghĩa dân túy ở phương Tây. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho rằng sự toàn cầu hóa nên "bao quát hơn và bền vững hơn", nhấn mạnh các thể chế toàn cầu đang tồn tại hiện nay là "chưa đủ mạnh" và nên tăng cường sự hiện diện hơn nữa.


Ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ không tăng tính cạnh tranh bằng cách hạ giá đồng tiền như cáo buộc của ông Trump. Kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn ổn định và tiếp tục tăng trưởng bền vững mặc dù phải chống lại chủ nghĩa bảo hộ.  


Theo ông Tập, bất chấp kinh tế toàn cầu đang trì trệ, kinh tế Trung Quốc dự báo đạt mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 - mức tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế hàng đầu thế giới.


Diễn đàn WEF lần này thu hút sự tham gia của gần 3.000 đại biểu từ khắp các châu lục, trong đó có các đoàn đại biểu chính phủ của hơn 70 quốc gia, với sự tham gia của gần 50 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, 40 người đứng đầu các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, WTO, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế…; lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới, các học giả uy tín, các nhà hoạt động xã hội, đại diện các tổ chức phi chính phủ.


TRẦN PHƯƠNG
03 Tháng Ba 2016(Xem: 15842)
XEM THÊM: - Nguồn gốc đình Làng VN
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 13792)
"Tài sản của các nhà “tư bản đỏ” và các quan chức ở Trung Quốc thường bị che giấu hoặc phân tán cho nhiều thành viên trong gia đình. Chính tờ Economist trong bài báo đã dẫn cũng thừa nhận rằng Trung Quốc là “nơi mà các bài báo phanh phui gần đây cho thấy nhiều chính trị gia có thế lực đã ngụy trang tài sản của họ bằng cách thuyết phục các bạn bè và gia đình giữ tài sản nhân danh họ” và “các ghi chép tài sản không đáng tin cậy cũng giúp che giấu ai sở hữu cái gì”.
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 14393)
"Những nhận thức bảo thủ có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng một con người hủ bại do tham nhũng, do chuyên quyền... thì không thể thay đổi được. Nếu lãnh đạo sắp tới có quyết tâm diệt tham nhũng, Việt Nam đã hội đủ điều kiện ban đầu để phát triển. Nếu các đảng viên hiện đang tham dự Đại hội 12 đặt quyền lợi và tương lai đất nước lên trên thì sẽ phải biết mình bầu cho ai".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 14387)
- "Nhiều người đang trông chờ “Luật về hội”, một đạo luật mà “Quốc hội của Đảng” (chứ không phải của Dân) hứa sẽ ban hành và chưa biết ngày nào sẽ ban hành. Tuy nhiên, nếu cứ trông chờ vào một đạo luật để có thể hội họp và lập hội thì đó có thể chỉ là một giấc mơ hay một ảo tưởng ...". - Xem lại bài 1: Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? http://www.nhatbaovanhoa.com Mục TIN NÓNG.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 15774)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 14832)
"Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15416)
- Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng chống cho bằng được TT Nguyễn Tấn Dũng? - TT Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối trên hai vấn đề: - Thứ nhất là đổi mới thể chế cho phù hợp với nền kinh tế mà nhà nước VN luôn luôn công khai xin các nước phát triển công nhận đó là nền kinh tế thị trường đích thực; - Thứ hai là không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy "hữu nghị viển vông" với Trung Quốc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 14096)
"Phải chăng Thủ tướng Dũng đang quyết định việc “thay đổi thể chế cho bằng được”, từ mô hình Nhà nước lãnh đạo toàn diện dịch chuyển sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển? Liệu những đề xuất trên của Thủ tướng Dũng có khả năng phủ bóng trên Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam?"