Tầu khựa hung hăng tại Biển Đông vì “nắm thóp” được Mỹ

12 Tháng Chín 20176:58 CH(Xem: 10920)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  TƯ  13  SEP  2017


Tầu khựa hung hăng tại Biển Đông vì “nắm thóp” được Mỹ


08/09/2017


Trong thời gian gần đây, chính sách của Mỹ tại Biển Đông đã bộc lộ những dấu hiệu không rõ ràng, lúc thì có vẻ kiên quyết chống lại đà bành trướng của Bắc Kinh, khi thì lại có dấu hiệu thiếu dứt khoát. Trong một quan điểm đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/08/2017 mang tựa đề : « Hãy chấm dứt trò đánh đố về Biển Đông – Stop the South China Sea Charade », hai chuyên gia Mỹ về an ninh quốc tế đã cho rằng: Washington nên thừa nhận thực tế về vai trò to lớn của Trung Quốc trong vùng, để điều chỉnh chính sách theo hướng thực tiễn hơn, nếu không muốn nói là thực dụng hơn. 


Đối với hai chuyên gia – Robert A. Manning, thuộc Trung Tâm Brent Scowcroft về An Ninh Quốc Tế thuộc hội Atlantic Council (Hội Đồng Đại Tây Dương), và James Przystup, chuyên viên cao cấp tại Viện Nghiên Cứu An Ninh Quốc Gia, đại học quốc phòng Mỹ National Defense University – Mỹ đã cường điệu thái độ quan ngại của mình trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, và Bắc Kinh biết rõ điều đó.


image013


Lợi ích cốt lõi của Mỹ ở Biển Đông không hề bị đe dọa


Bài viết mở đầu bằng một nhận xét đầy tính châm biếm : Nhìn những bình luận ở Washington về chính sách đối ngoại, người ta có thể nghĩ là Biển Đông nằm ngay sát bờ biển phía đông Hoa Kỳ. Mỗi một động thái của Trung Quốc ở vùng tranh chấp đều được phân tích như một mối đe dọa cho sự tồn vong của nước Mỹ.


Quả thực là những hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở vùng biển rất xa miền duyên hải Hoa Kỳ đã làm dấy lên sự lo lắng trong khu vực. Đường “chín đoạn” mà Bắc Kinh đưa ra làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền Trung Quốc đã thâu tóm hầu như trọn Biển Đông, trong đó có cả những vùng biển chủ quyền của Việt Nam và láng giềng như Philippines.


Tuy nhiên theo hai nhà nghiên cứu Mỹ, trong thực tế, quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ thật ra không hề bị đe dọa, và Trung Quốc biết rất rõ điều này. Cuộc tranh luận sôi nổi ở Washington thể hiện không phải là tầm quan trọng của những đảo đá, mà là tâm trạng bất ổn của một nước Mỹ, đang cố suy nghĩ lại về cách duy trì thế thượng phong của mình từ sau thế chiến II đang bị một Trung Quốc tái trỗi dậy thách thức.


Đúng là tuyến lưu thông ở Biển Đông rất quan trọng, với 3,4 tỷ đô la hàng hóa qua lại hàng năm. Nhưng những tuyến đường thủy này chưa hề bị thật sự đe dọa (trong thời bình) vì Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng có quyền lợi kinh tế khi bảo đảm sao cho luồng thương mại không bị ngưng trệ.


Quyền lợi địa-chính trị bất cân xứng


Tự do hàng hải đúng là phản ánh lợi ích thiết yếu mà Mỹ có thể và phải bảo vệ kể cả một cách đơn phương nếu cần thiết. Chính vì mục tiêu này mà Hải Quân Mỹ đẩy mạnh diễn tập ở Biển Đông – và phối hợp với các đồng minh và đối tác chiến lược – để cho thấy rõ sự hiện diện và quyết tâm dấn thân của Mỹ. Chiến dịch tuần tra hải quân của Mỹ vào ngày 10/08 gần Đá Vành Khăn là một ví dụ tốt về sự hiện diện của Mỹ. Nhưng sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh đã khiến cho một chiến dịch kiểu đó chỉ ảnh hưởng rất ít đến hành động của Trung Quốc.


Nhận xét của hai tác giả Mỹ về tham vọng của Bắc Kinh rất rõ ràng: Trung Quốc có quyết tâm và có khả năng đi xa hơn Hoa Kỳ và cũng đã chứng minh qua hành động trên thực địa.


Các nước trong vùng đang nhìn Trung Quốc đòi chủ quyền trên các đảo đá ở Biển Đông không hề có ảo tưởng là Trung Quốc đang bị Mỹ làm nhụt chí. Họ đã bắt đầu hiểu ra thực trạng quyền lợi địa chính trí bất cân xứng giữa Trung Quốc và Mỹ. Quyền lợi của Bắc Kinh ở Biển Đông là chính trị và chiến lược về bản chất.


Về chính trị, việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông là để xác định chủ quyền và đảo ngược lại cái “thế kỷ ô nhục” thời nước Trung Hoa bị chèn ép, một yếu tố đã trở thành nền tảng cho tính chính đáng của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Về mặt chiến lược, các đảo này sẽ giúp Trung Quốc mở rộng chu vi phòng thủ, tăng cường quyền thống trị các đường biển trong khu vực.


Còn đối với Mỹ, Biển Đông chỉ là một phần trong quan hệ rộng lớn hơn với Trung Quốc. Trong chính sách của cựu tổng thống Barack Obama trước đây, ưu tiên trong quan hệ với Trung Quốc là thúc đẩy hiệp định khí hậu Paris và xử lý ổn thỏa hồ sơ hạt nhân Iran, còn ưu tiên đối với Donald Trump trong quan hệ với Trung Quốc là Bắc Triều Tiên và thương mại.


Để chứng minh cho lập luận nói trên, hai tác giả đã nêu bật những gì ngoại trưởng Mỹ Tillerson vừa làm trong cuộc họp Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF) vừa qua : Dù cuộc họp diễn ra chỉ một năm sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc theo đường lưỡi bò ở Biển Đông, chủ đề nổi cộm tại diễn đàn lại là Bắc Triều Tiên. Tranh chấp Biển Đông chỉ là đề tài thứ yếu, và trong bản thông cáo chung của chủ tịch hội nghị, chỉ có “một vài nước thành viên” nêu lên “mối quan ngại” liên quan đến Biển Đông mà thôi.


Chỗ yếu của Donald Trump : thiếu chiến lược toàn diện cho khu vực


Đối với hai nhà nghiên cứu trên tờ Foreign Policy, Trung Quốc biết rõ chỗ yếu của chính quyền Donald Trump: Đó là thiếu một chiến lược toàn diện cho vùng Châu Á-Thái Bình Dương.


Theo hai tác giả, cho dù có thiếu sót trong việc thực hiện, nhưng chính sách “xoay trục” sang châu Á của cựu tổng thống Mỹ Obama có đủ các yếu tố ngoại giao, quân sự và kinh tế, các nhân tố của một chiến lược toàn diện cho khu vực. Ngược lại việc chính quyền Trump bãi bỏ hiệp định TPP, rất khó khăn mới hình thành, là một cú sốc và tác hại đến sự tin tưởng vào Hoa Kỳ. Đồng thời việc đó cũng để cho các đề án của Trung Quốc như Con Đường Tơ Lụa Mới, hay Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở AIIB, không có đối thủ. Và cũng giống như thời khủng hoảng tài chính năm 2008, chỗ yếu thấy được của Mỹ làm cho Trung Quốc mạnh dạn lên.


Ngay cả dưới thời Obama, bất chấp những lời cảnh báo từ phía Mỹ là không được đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông, và phải hậu thuẫn cho một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, Bắc Kinh đã xem thường ngoại giao của Mỹ, vứt vào xọt rác phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và ngang nhiên tiến hành thay đổi nguyên trạng của Biển Đông.


Trung Quốc cho rằng Mỹ không vì các đảo đá nhỏ mà gây chiến


Trung Quốc đã đánh cược một cách chính xác là chừng nào mà các tuyến đường hàng hải không bị đe dọa, thì Hoa Kỳ sẽ không mạo hiểm gây chiến với một quốc gia có vũ khí hạt nhân chỉ vì những đảo đá mà Hoa Kỳ không có tranh chấp gì, và chỉ để bảo vệ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà Mỹ cũng không hề phê chuẩn.Việc Washington vắng mặt trong hội đồng điều hành UNCLOS khiến Bắc Kinh được thuận lợi hơn khi đưa ra những diễn giải rất hoang đường về công ước này.


Bắc Kinh cũng đã đi trước Mỹ nhiều bước trong việc củng cố các yếu tố mới trên hiện trường Biển Đông do chính Trung Quốc đã tạo ra. Bắc Kinh đã thương lượng với ASEAN một quy tắc ứng xử trên Biển Đông, đã thông báo đề án đầu tư hàng tỷ đô la vào Philippines, và bây giờ đồng ý cùng Manila khai thác, sản xuất năng lượng, qua đó khống chế một đồng minh của Mỹ. Cũng như thế Bắc Kinh thông báo hơn 30 tỷ đô la tín dụng và đầu tư ở Malaysia, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quân sự với Kuala Lumpur và Thái Lan. Nếu Trung Quốc và ASEAN đạt được một quy tắc ứng xử yếu ớt và không ràng buộc để xác định những thực tế mới do chính Bắc Kinh tạo ra, Hoa Kỳ không có chọn lựa nào khác là hậu thuẫn cho việc này.


Quan điểm nước lớn


Trung Quốc dường như học được từ sự quan sát của sử gia Hy Lạp Thucydides (thế kỷ thứ 5 trước công nguyên) là những cường quốc “cứ việc làm những gì họ có thể làm”.


Trong cuộc họp ASEAN 2010, ngoại trưởng Trung Quốc thời ấy, Dương Khiết Trì nói với các lãnh đạo có mặt là “Trung Quốc là một nước lớn, những nước khác là những nước bé và đó là một thực tế”. Các nước lớn có thể bẻ cong hay phớt lờ quy tắc vì quyền lợi riêng tư, và cũng như các cường quốc khác, Bắc Kinh đang tiếp cận trật tự dựa trên luật pháp tùy theo quyền lợi của mình.


Trong phần kết luận, hai chuyên gia nhận định : Chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ nhân danh lịch sử của Trung Quốc rất đáng ngại, nhưng dù thích hay không thì Trung Quốc vẫn sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn trong khu vực. Hoa Kỳ cần có lời giải đáp cho câu hỏi chiến lược lớn của thời đại : Có thể sống với một vai trò như thế nào của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương ? Và cũng như vậy, Bắc Kinh cũng cần quên đi hy vọng là Hoa Kỳ lu mờ đi, và giải đáp câu hỏi then chốt là : Trung Quốc có thể sống với vị thế nào của Mỹ trong khu vực ? (Theo RFI)

09 Tháng Mười 2014(Xem: 18605)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22807)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27812)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21808)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
23 Tháng Chín 2014(Xem: 22231)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24853)
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 22087)
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại thì Việt Nam hủy bỏ các Hiệp ước Bảo hộ trước kia với Pháp.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 20480)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet, cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 19900)
Trái với dự đoán của người quan tâm, nhận định các cuộc biểu tình của phe ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bùng phát trên cả nước sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014 do quân đội Hoàng Gia Thái Lan thực hiện, nhưng cho đến nay, khi thủ lĩnh đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha lên làm thủ tướng, đất nước Thái vẫn khá bình yên.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 20209)
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”. Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
25 Tháng Tám 2014(Xem: 21137)
Sách Cổ Học Tinh Hoa kể chuyện: “Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ nói : ‘Chẳng khi nào con ta lại giết người’. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
21 Tháng Tám 2014(Xem: 19112)
Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 20318)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai và một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 17431)
Sự kiện hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam một cách khá bất ngờ, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 19380)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47. Đề nghị của phía Mỹ là phải ngưng tất cả mọi hoạt động, mọi leo thang trên Biển Đông.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 17531)
Trong một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến tối khuya Chủ Nhật hôm trước, Hội Đồng này đã thông qua một lời nhận định mạnh mẽ nhất về cuộc chiến này, dưới hình thức “một bản thông báo cấp tổng thống” (presidential statement) lên tiếng yêu cầu đôi bên hãy tức thời ngưng bắn để có thể thực hiện được một cuộc trợ giúp và cứu trợ cần thiết cho khối dân Palestine khốn khổ đang nằm trong hai lằn lửa đạn.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 19721)
Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp. Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19647)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20676)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17802)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.