The Vietnam War: 'Cơ hội để người Việt hiểu quá khứ'

04 Tháng Mười 20177:19 CH(Xem: 12889)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  NĂM  05  OCT  2017


The Vietnam War: 'Cơ hội để người Việt hiểu quá khứ'


BBC 04/10/17


image001Với gần 200 giờ phỏng vấn, hàng ngàn giờ tư liệu và hàng chục ngàn tấm ảnh, hai nhà đạo diễn Mỹ Lynn Novick và Ken Burns sau 10 năm nghiên cứu, sản xuất đã cho ra loạt phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam.


Bản quyền hình ảnh David Hume Kennerly Image caption Đạo diễn Lynn Novick (thứ nhì từ trái sang), đứng giữa các ông Chuck Hagel và John McCain, và đạo diễn Ken Burns ở giữa hình


Hôm 30/9, phóng viên Thùy Linh của BBC Việt Ngữ có một buổi phỏng vấn riêng với một trong hai đạo diễn của series The Vietnam War là bà Lynn Novick.


'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN


30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH


Chính phủ VN nói gì về phim 'The Vietnam War'?


BBC Tiếng Việt: Bộ phim đã được công chiếu trong vài tuần qua. Vậy bà đã nhận được những phản ứng gì từ phía khán giả?


Lynn Novick: Phản ứng mà chúng tôi nhận được thì khá là tích cực. Hầu hết đều nói họ rất trân trọng bộ phim chúng tôi làm và cách mà chúng tôi cho thấy nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc chiến.


Họ nói họ rất trân trọng tính chân thực, sự thảm khốc và đau đớn của cuộc chiến mà chúng tôi đã thể hiện được trong bộ phim.


Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ phản ứng tiêu cực nào từ phía người xem. Có vẻ như bộ phim khiến nhiều người xúc động.


image003


Bản quyền hình ảnh OTHER Image caption Phim 'The Vietnam War' (Cuộc chiến Việt Nam) - hình do đoàn làm phim cung cấp


BBC Tiếng Việt:Đây không phải là bộ phim tư liệu đầu tiên làm về Chiến tranh Việt Nam. Điều gì khiến The Vietnam War khác biệt với những bộ phim khác?


Lynn Novick: Tôi nghĩ chưa có bộ phim tài liệu nào đã có thể thể hiện được nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm từ những con người bình thường sống sót trong cuộc chiến.


Bộ phim bao gồm nhiều cá nhân khác nhau, gồm cả những người tham chiến và cả những người phản đối cuộc chiến.


Bộ phim cũng cho thấy một cái nhìn cận cảnh hơn về bối cảnh chính trị tại Washington, Sài Gòn cũng như Hà Nội.


BBC Tiếng Việt:Bà có thể chia sẻ về quá trình sản xuất bộ phim được không? Một số người phân vân về quyết định lựa chọn một số cá nhân đã xuất hiện trong bộ phim. Xin bà lý giải thêm.


image004


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Pháo cao xạ của Bắc Việt Nam trong chiến tranh - hình tư liệu


Lynn Novick: Chúng tôi đã dành suốt 10 năm để gặp gỡ làm quen với nhiều người và thu thập tư liệu. Nhiều tư liệu chưa bao giờ được trình chiếu trước công chúng.


Chúng tôi dành vài năm ở Việt Nam, tìm kiếm được hơn 1000 người, phỏng vấn 100 người và chọn được 79 người để tham gia vào bộ phim.


Những người xuất hiện trong bộ phim là những người cởi mở, những người có thể kể câu chuyện của họ và sẵn sàng kể câu chuyện của họ trước máy quay. Và chúng tôi cũng lựa chọn những người có câu chuyện phù hợp với mạch chuyện của bộ phim.


Chúng tôi may mắn gặp được nhà sản xuất tên Hồ Đăng Hòa, để giúp đỡ thu thập tư liệu từ Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Quân đội và ông cũng gặp từng nhiếp ảnh gia thời chiến, xem qua bộ ảnh của họ.


BBC Tiếng Việt:Bà có gặp khó khăn hay nhận được sự giúp đỡ gì từ phía chính phủ Việt Nam?


image005


Bản quyền hình ảnh PBS/2017 Vietnam Film Project Image caption Bộ phim cũng cho thấy một cái nhìn cận cảnh hơn về bối cảnh chính trị tại Washington, Sài Gòn cũng như Hà Nội, đạo diễn Lynn Novick nói.


Lynn Novick: Chúng tôi không gặp bất cứ khó khăn gì từ phía chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đơn giản chỉ giải thích là chúng tôi muốn làm một bộ phim về những câu chuyện về các cá nhân từ mọi phía của cuộc chiến và muốn được tiếp xúc với những người muốn nói lên câu chuyện của mình. Họ hỗ trợ chúng tôi với vấn đề hậu cần, xe cộ…


Chính quyền Việt Nam đã giúp đỡ nhưng không can thiệp.


BBC Tiếng Việt:Có một số người thắc mắc vì sao bộ phim không được công chiếu ở Việt Nam. Có phải vì lý do gì nhạy cảm?


Lynn Novick: Chúng tôi đã có một số buổi công chiếu nhỏ ở Hà Nội và Sài Gòn.


Chúng tôi cũng không cần hay xin phép chính phủ để được chiếu ở Việt Nam.


Bộ phim này không phải là loại phim để chiếu ở rạp chiếu, mà phù hợp trên tivi và xem trực tuyến. Chúng tôi đang có hàng triệu khán giả theo dõi bộ phim từ Việt Nam trên trang PBS.


BBC Tiếng Việt:Rất nhiều nhà làm phim đã làm phim về Chiến tranh Việt Nam, lý do gì mà bà và ông Ken Burns lại tiếp tục sản xuất một bộ phim khác về chủ đề này?


Lynn Novick: Rất nhiều người Mỹ vẫn không hiểu về cuộc chiến, đây là một phần quan trọng của lịch sử Hoa Kỳ, và chúng tôi cảm thấy nước Mỹ cần biết điều gì đã xảy ra.


Với lý do khác với người Mỹ, nhưng tôi nhận ra nhiều người Việt cũng không biết nhiều về cuộc chiến, họ cũng không nói nhiều về nó.


Nhiều người trẻ sau khi xem phim nói họ không biết nhiều về cuộc chiến, và rằng họ rất tò mò về những gì đã xảy ra. Tôi nghĩ bộ phim này cũng đóng một vài trò quan trọng với người Việt.


Ở Mỹ cũng vậy, rất nhiều người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi cũng muốn xem nó và nói chuyện với cha mẹ lần đầu tiên về cuộc chiến… Tôi nghĩ nhiều người Nam Việt Nam cảm thấy họ bị lãng quên. Vì hầu hết các bộ phim mà người Mỹ làm tập chung vào những người dành chiến thắng, họ không đề cập nhiều đến cộng đồng người tỵ nạn Việt Nam… Cho nên có một sự trân trọng rằng chúng tôi đã chia sẻ những câu chuyện của họ. Chúng tôi nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng này.


image006


Bản quyền hình ảnh PBS/2017 Vietnam Film Project Image caption "Nhiều người đã cống hiến cuộc đời họ vào cái họ tin là thống nhất và giải phóng đất nước," đạo diễn Lynn Novick nói. Hình ảnh từ bộ phim.


Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War?


Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi'


Tổng thống Diệm: Độc tài hay nhân trị?


BBC Tiếng Việt:Trong suốt quá trình làm phim, điều gì để lại ấn tượng với bà nhất?


Lynn Novick: Điều tuyệt vời nhất mà tôi học được từ bộ phim này là một sự thấu hiểu sâu sắc về sức chịu đựng của con người.


Tôi đã lắng nghe một người phụ nữ kể lại việc bà đã mất hai con trai và cả tám người anh em trai trong cuộc chiến. Người phụ nữ nhỏ bé 90 tuổi này đã làm sống lại những khoảnh khắc đau đớn nhất của bà. Trải nghiệm đó thực sự thay đổi tôi. Thật không thể diễn tả thành lời. Thật sự rất đáng ngưỡng mộ và cũng rất đau lòng. Tất nhiều người kể lại cách họ vượt qua nỗi đau và điều đó sẽ đeo bám tôi mãi.


Tôi cũng nhận ra rằng tất cả những cựu chiến binh khi nói về trải nghiệm của họ và nếu họ nói cùng một ngôn ngữ, thì khi bạn nhắm mắt lại... bạn nhận ra không có chút sự khác biệt gì giữa những người lính Việt Nam và Hoa Kỳ… về những gì họ trải qua như một người lính, giữa những giết chóc và sống còn.


image007


quyền hình ảnh Bettmann Image caption Tổng thống JF Kennedy (bìa phải) bàn tình hình Việt Nam với quan chức quốc phòng Hoa Kỳ


Tôi nhớ sau một buổi công chiếu nhỏ, tôi hỏi một cựu chiến binh là ông học được gì sau khi xem xong bộ phim, thì người cựu chiến binh này nói: "Đây là lần đầu tiên sau hàng chục năm trời, tôi nhận ra sự nhân đạo từ trong chính những người mà tôi từng muốn giết chết."


Tôi nghĩ đây là bài học lớn cho chúng ta, rằng luôn có sự nhân đạo và vô nhân đạo từ mọi phía của cuộc chiến.


BBC Tiếng Việt:Thách thức lớn nhất của bà khi làm bộ phim này là gì?


Lynn Novick: Thách thức lớn nhất đối với chúng tôi là làm sao để thống nhất những bất đồng giữa các học giả và nhân chứng về những gì đã thực sự xảy ra. Chúng tôi rất chú trọng đến sự thật. Cố gắng tập trung vào điều đã thực sự diễn ra. Chúng tôi biết vẫn còn có rất nhiều câu hỏi về cuộc chiến mà đến giờ vẫn chưa có lời giải, thật sự khó khăn khi cố gắng muốn hiểu một cuộc chiến phức tạp như chiến tranh Việt Nam.


Và thật dễ dàng để gọi tên cuộc chiến này là một cuộc giải phóng, một cuộc xâm lăng, một cuộc nội chiến hay một cuộc chiến chống đế quốc. Tôi nghĩ nó phụ thuộc vào việc bạn là ai. Chúng tôi nghĩ đó không phải là việc của chúng tôi để gọi tên. Rất nhiều gia đình bị chia rẽ bởi cuộc chiến này. Ở cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam. Nhiều người đã cống hiến cuộc đời họ vào cái họ tin là thống nhất và giải phóng đất nước…


Chúng tôi rất công bằng. Tôi nghĩ không ai trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ, miền Bắc hay miền Nam Việt Nam thực sự thẳng thắn với người dân của mình, cho họ biết chuyện gì thực sự diễn ra…

 

image008


Bản quyền hình ảnh Keystone/Getty Images Image caption Ông Ngô Đình Diệm, tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, xuất hiện tại một hội chợ ở Sài Gòn năm 1957


BBC Tiếng Việt:Nhiều người cho rằng bộ phim có mang tư tưởng chống chiến tranh, thiên tả. Có người thấy bộ phim có vẻ như ca ngợi Hồ Chí Minh, và xây dựng hình tượng Ngô Đình Diệm một cách khá tiêu cực. Bà nghĩ như thế nào về ý kiến này?


Lynn Novick: Chúng tôi không hề có động cơ chính trị nào, hay cố gắng thuyết phục người xem thiên về bên nào. Chúng tôi chỉ lắng nghe các chuyên gia và cố gắng xây dựng một bộ phim mà chúng tôi nghĩ là chính xác nhất có thể. Một nơi mà những con người với những quan điểm khác nhau có thể chia sẻ.


Chúng tôi sẽ để khán giả tự quyết định thông điệp của bộ phim là gì. Và chúng tôi rất muốn nghe xem những cuộc thảo luận, trao đổi được nảy sinh từ bộ phim này.

09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15847)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15123)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15338)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14732)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16487)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26315)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 16754)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18411)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 17275)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15358)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17789)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 16063)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15660)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16429)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16988)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17703)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 17119)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15906)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."