Vì sao Việt Nam ít đề cập đến Tết Mậu Thân 1968

22 Tháng Hai 20186:11 CH(Xem: 11598)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  SÁU 23  FEB  2018


Vì sao Việt Nam ít đề cập đến Tết Mậu Thân 1968


Thụy My 21-02-2018


 image007

Saigon ngày 31/01/1968 trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Ảnh tư liệuAFP


Theo tác giả Bennet Murray trên trang Politico, năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền cộng sản vẫn dập tắt các cuộc tranh luận về những kỷ niệm đau thương này.


Ngọc Đại là một người lính quân đội nhân dân 23 tuổi, đang chiến đấu chống lại người Mỹ gần căn cứ Khe Sanh bị bao vây, khi đơn vị ông nhận được một mệnh lệnh gây phấn khích. Họ sẽ ra khỏi rừng rậm, “giải phóng” cố đô Huế ở miền Trung và khởi động một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.


Đó là ngày 30 tháng Giêng năm 1968, ba năm sau khi tổng thống Lyndon B.Johnson ra lệnh gởi 125.000 quân Mỹ đến Việt Nam để ngăn không cho cộng sản chiếm được miền Nam, và phần còn lại của Đông Nam Á.


Đại và các đồng chí của mình nhìn sự kiện này theo kiểu khác: với lòng tự hào dân tộc, họ có sứ mệnh thống nhất Việt Nam, tung ra cuộc tấn công bất ngờ vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Mỹ, mà nay được biết đến với tên cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (Tet Offensive).


Ông Đại, năm nay 73 tuổi, khi trả lời phỏng vấn tại nhà ở Hà Nội vào tháng Giêng đã nói: “Lòng căm thù của người lính miền Bắc là rất lớn. Tất cả các chiến sĩ đều tin rằng chúng tôi sẽ giải phóng được toàn bộ đất nước”.


Nguyễn Quý Đức, năm đó mới 9 tuổi, có kỷ niệm khác hẳn về dịp đầu năm 1968. Đức về thăm gia đình nhân dịp Tết nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất của người Việt. Cha của anh là một tỉnh trưởng, đang cố gắng duy trì tình hình có vẻ bình thường, tại miền Nam đang bị chiến tranh hoành hành.


Lệnh ngưng bắn đã được thỏa thuận trong dịp Tết, với đa số quân nhân VNCH được về phép. Có nghĩa là một tuần lễ được nghỉ xả hơi trong thời chiến. Nhưng khi đang ngủ trong nhà của người ông, Đức bị những tiếng súng nổ đánh thức vào lúc một giờ sáng. Những người lính có nhiệm vụ bảo vệ gia đình đã biến đâu mất, xung quanh là những người đàn ông nói giọng miền Bắc.


“Mẹ tôi ra cửa và nói: “Tôi có hai cháu nhỏ ở đây”. Người bộ đội trả lời: “Chúng tôi sẽ bắn bất kỳ ai trông thấy, nếu bà không nói với chúng tôi về tất cả mọi người trong nhà”. Đức kể lại như thế, trong một nhà hàng hiện ông đang sở hữu ở Hà Nội. Đức nhìn thấy người cha bị dẫn đi và tin rằng ông sẽ bị sát hại, trong khi những người còn lại trong gia đình chen chúc dưới một căn hầm suốt nhiều ngày, cho đến khi được lính Mỹ và VNCH cứu thoát.
 


Tranh luận ở Mỹ, im lặng tại Việt Nam


Vào dịp kỷ niệm 50 năm, cuộc tiến công Tết Mậu Thân tại Huế và nhiều nơi khác được tranh luận và mổ xẻ trên báo chí, sách vở ; các cuộc hội nghị, chương trình truyền hình và triển lãm được tổ chức trên toàn nước Mỹ, nơi mà sự kiện này đã khiến cho dư luận trở nên chống đối chiến tranh. Nhưng tại Việt Nam, việc kỷ niệm thời điểm lịch sử - diễn ra trong dịp Tết năm nay vào ngày 16/2 - lại khác, nếu không nói là hoàn toàn khác. Và việc các ông Đại và Đức chấp nhận chia sẻ những kỷ niệm là khá hiếm hoi, trong một đất nước mà sự kiện này hiếm khi được công khai thảo luận.


Mặc cho những cải cách dần dà về thị trường của Hà Nội, và tình hữu nghị đang tăng lên với Hoa Kỳ, những chia rẽ lâu nay giữa miền Bắc và miền Nam còn khá sâu đậm ở Việt Nam. Đối với hàng triệu người miền Nam vẫn coi mình là bên thua cuộc trong chiến tranh, cùng với một số ít người miền Bắc nuối tiếc chế độ cộng sản, dịp kỷ niệm này là lời nhắc nhở đau thương về một quá khứ đau buồn.


Politico nhận định, những ai đã từng sống qua Tết Mậu Thân đều e ngại nói ra, trong một đất nước mà điều luật mơ hồ về tuyên truyền chống Nhà nước có khung hình phạt đến 20 năm tù. Hàng loạt vụ thanh trừng đã xảy ra tại Huế -thành phố nằm trong số những chiến trường đẫm máu nhất - nhưng chính quyền tránh không đề cập đến : chủ đề người Việt giết người Việt quá nhạy cảm.


Khởi đầu cho dịp kỷ niệm 50 năm tổng tấn công Tết Mậu Thân, có rất ít dấu hiệu được tuyên truyền rộng rãi. Thay vào đó, các áp-phích ở Hà Nội, vốn là nét đặc trưng trên khắp các đường phố, lại chào mừng 88 năm ngày thành lập Đảng 3/2. Lễ kỷ niệm chính thức Tết Mậu Thân 1968 diễn ra dưới dạng một bữa tiệc linh đình dành cho các cán bộ cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, với các màn trình diễn văn nghệ.


Theo ông Nguyễn Quang A, 72 tuổi, một doanh nhân về hưu và cựu đảng viên đã trở thành một nhà ly khai ở Hà Nội, ký ức về Tết Mậu Thân chỉ được công khai nói đến bằng những từ ngữ mơ hồ. “Tôi nghĩ rằng Đảng muốn chôn vùi mọi kỷ niệm cũ, vì nó làm suy yếu tính chính danh của họ”.


Còn ông Đức, mà người cha là viên chức dân sự đã bị cầm tù 12 năm và không hề được xét xử, nói rằng thảm kịch không được biết đến rộng rãi này là hết sức đáng đau buồn. “Thật đau khổ khi đi một vòng, gặp gỡ nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, mà họ không hề hay biết về những gì đã xảy ra”.


Hầu hết những câu chuyện về trận đánh và các vụ thanh trừng ở Huế, chỉ được chia sẻ một cách an toàn bên ngoài Việt Nam. Nhưng trong những tuần lễ gần đây, tác giả bài viết đã tìm được một ít nhân chứng lớn tuổi, chấp nhận kể lại một cách thẳng thắn. Đặc biệt là họ chưa bao giờ thổ lộ về những kỷ niệm đẫm máu năm 1968.


Trận đánh Huế, rất dữ dội từ ngày 30 tháng Giêng cho đến tận đầu tháng Ba, là trung tâm của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Trong khi những thành phố khác được tái chiếm sau vài ngày, Huế lại bị chiếm đóng hầu như toàn bộ, chỉ có những nhóm nhỏ thủy quân lục chiến Mỹ và lính VNCH chống chọi với quân Bắc Việt trong trận chiến khốc liệt kéo dài cả tháng trời.


Huế và khói nhang Mậu Thân


Trong trận tiến công Huế, có 216 quân nhân Mỹ, hầu hết là thủy quân lục chiến, đã bị tử trận khi giành giật từng căn nhà một. Quân cộng sản chiến đấu kịch liệt, theo chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh”, tức tiến sát phòng tuyến của Mỹ để tránh bị dội pháo. Quân Bắc Việt có 2.400 người chết, còn phía VNCH có 452 quân nhân tử trận. Dù quân cộng sản buộc phải rút khỏi Huế, nhưng khả năng giữ được thành phố lâu như thế đã ảnh hưởng đến tuyên bố của chính quyền Johnson là chiến thắng sắp đến gần.


Ông Đức nhắc nhở rằng dù nhiều người Huế không hài lòng về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam, nhưng đã hoan nghênh việc quân Mỹ tham dự vào trận đánh và truy quét quân Bắc Việt, cho đến khi họ quay lại vào năm 1975.


Các vụ quân cộng sản giết hại hàng loạt thường dân Huế bị che giấu tại Việt Nam. Chính quyền chỉ mơ hồ nhìn nhận một số “sai lầm” trong trận chiến, và nhất quyết không chịu công nhận tính chất “thảm sát” như bên ngoài đều gọi. Những tin tức đầu tiên về các vụ sát hại này là từ các nghiên cứu của Mỹ, được tiến hành ngay sau trận chiến. Các hố chôn tập thể được phát hiện xung quanh thành phố. Nhiều người bị trúng đạn hoặc là nạn nhân của những quả bom đã san bằng Huế, những người khác bị trói và bị hành quyết, và một số trường hợp rõ ràng là bị chôn sống. Theo ước tính chính thức của VNCH, có 4.856 người bị sát hại tùy tiện ; còn theo Douglas Pike, một viên chức ngoại giao Mỹ nghiên cứu về trận đánh Huế, thì con số này là 2.800 người.


Ông Mark Bowden, tác giả cuốn “Huế 1968: Bước ngoặt cho cuộc chiến Mỹ tại Việt Nam” xuất bản năm 2017, cho Politico biết ông ước tính khoảng 2.000 người đã bị sát hại trong một kế hoạch “thanh trừng” đã được định sẵn đối với những người làm việc cho chế độ miền Nam, cho dù ông tin rằng con số thực sự sẽ không bao giờ được biết đến. Bowden nói: “Chắc chắn là mỗi người mà tôi phỏng vấn, từ Việt Cộng, bộ đội Bắc Việt cho đến dân sự, không ai chối cãi những gì đã diễn ra. Điểm tranh cãi duy nhất là có bao nhiêu người đã chết”.


Ông Trương Văn Quý, một người dân Huế 74 tuổi, sống bằng nghề dạy đàn ghi-ta, là một phóng viên trẻ của báo VNCH trong trận chiến Tết Mậu Thân. Khi tin tức về vụ tấn công lan ra, ông đã từ Saigon ra Huế, và tận mắt thấy thảm cảnh. Trong khi gia đình ông vốn làm việc cho người Mỹ, đã chạy trốn được an toàn, nhiều người láng giềng không có được cái may mắn ấy. Ông Quý nhớ lại: “Tôi thấy những xác người được đưa ra khỏi hố chôn tập thể, họ đã bị chôn sống”.


Ông Đại, người bộ đội miền Bắc, nay là nhà soạn nhạc và nằm trong số tương đối ít các công dân Việt Nam công khai kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng, nhớ lại đã thấy có những người bị bắt và đẩy lên xe. Cấp trên nói với ông là những người này làm việc cho chính phủ VNCH, còn những người đi lùng bắt thuộc một “đơn vị bí mật”. Đại không biết số phận những người tù này ra sao, nhưng các đồng đội ông được lệnh: “Đưa ra xe, những người này cần phải được đưa đi cải tạo”… “Tôi nghe sơ qua từ những bộ đội khác là họ có nhiệm vụ đào một hố chôn tập thể”.


Ông Đức, đã di tản sang California năm 1975 và nhập quốc tịch Mỹ, trở về Việt Nam năm 2006, cố tránh đến Huế trong những ngày này. Nêu ra thuật ngữ trong văn hóa Việt, vốn tin tưởng sâu sắc vào những hiện tượng siêu nhiên, ông nói rằng các “hồn ma” vẫn vất vưởng trên thành phố. “Bạn đến một góc nào đó trên đường phố, và bạn nhớ ra rằng có một ngôi mộ ở đây vào năm 1968”.


Nhà sư Trần Viết Mẫn, 54 tuổi, trụ trì chùa Viên Quang ở Huế nói, những ký ức về Huế vẫn sống động, tục lệ thờ cúng tổ tiên thấm đẫm trong xã hội Việt Nam. Các thành viên trong gia đình của người quá cố hiện vẫn yên lặng cúng bái người thân tại nhà. Ông Mẫn nói rằng người dân Huế đã có được “hòa bình”, nhưng vẫn chưa đạt được “thái bình” trong tâm tưởng. “Chiến tranh đã kết thúc, nhưng hòa bình vẫn chưa hoàn toàn đến”.


Nhà ly khai Nguyễn Quang A so sánh sự e dè của chính quyền Việt Nam trong việc nhìn nhận quá khứ, với thời kỳ hòa giải kéo dài sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh, việc hàn gắn vết thương cần có thời gian, ngay cả trong các xã hội dân chủ “vẫn còn là vấn đề” giữa các tiểu bang miền Bắc và miền Nam nước Mỹ.


Theo Politico, các nỗ lực hòa giải hầu như không hiện hữu tại Việt Nam. Nửa thế kỷ sau tổng tiến công Tết Mậu Thân, đảng Cộng Sản vẫn khăng khăng là không có nội chiến. Bày tỏ quan điểm khác dễ bị chụp mũ là “phản động”, với hậu quả là từ thất nghiệp cho đến những bản án tù lâu dài.


Ông Đức giải thích: “ Theo quan điểm chính thống thì đảng đã lãnh đạo cuộc chiến chống Mỹ, không có bên Việt Nam nào không tin vào chủ nghĩa cộng sản. Nhưng nói rằng không có nội chiến, là làm ngơ việc ba triệu người Việt đã ngã xuống khi cầm súng bắn lẫn nhau, điều đó làm tôi đau khổ và phẫn nộ”.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17578)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15129)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16896)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18161)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17076)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16486)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16421)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15381)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16706)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15876)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17435)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19981)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15781)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15050)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15266)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14639)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16425)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26245)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."