Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?

22 Tháng Năm 20186:38 CH(Xem: 10643)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 23 MAY 2018


Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?


Nguyễn Hoàng BBC Vietnamese, Hà Nội


image003

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Hợp tác giữa các quốc gia ở khu vực Mekong - Lan Thương được các quốc gia hữu quan trong khu vực ngày một quan tâm


Một hội thảo tại Hà Nội mới đây cho thấy Bắc Kinh rất chủ động triển khai cái gọi là ‘Hợp tác Mekong – Lan Thương’ vì mục đích kinh tế và chính trị.


Hợp tác Mekong-Lan Thương bao gồm sáu quốc gia ven sông Mekong - Lan Thương, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.


Lan Thương là cách Trung Quốc gọi tên cho phần sông Mekong chảy trong lãnh thổ của mình.


Bước đi 'bài bản'


Mặc dù đã có tới khoảng hơn 10 cơ chế hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong với nhau và với các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ADB, World Bank, các cơ chế hợp tác này được xem là khá "rời rạc".


Thực trạng cam kết chưa rõ ràng và thiếu điểm nhấn từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là một trong các nguyên nhân khiến Trung Quốc dường như tìm được kẽ hở ở "sân sau" và đang thành công trong nỗ lực đẩy mạnh cơ chế hợp tác.


Trung Quốc từ trước tới nay chỉ tham gia ở mức cấp tỉnh trong cơ chế hợp tác tại sông Mekong.


Tuy nhiên chỉ sau hai năm thành lập, về cơ bản Bắc Kinh đã hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác cấp chính phủ và đang bắt đầu cho giai đoạn triển khai cụ thể các dự án cho Bắc Kinh cấp vốn.


Hơn phân nửa các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đã được bơm vào năm nước lưu vực sông Mekong với các dự án các cơ sở hạ tầng và công nghiệp.


Ông Nguyễn Quốc Trường, từ Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam, cho rằng Hợp tác Mekong-Lan Thương (sau đây gọi tắt là 'MLC') được triển khai mạnh như một phần của 'Sáng kiến Vành đai - Con đường' của Bắc Kinh.


'Các đề xuất MLC trùng hợp với đề xuất kết nối Vàng đai - Con đường của Trung Quốc', ông Trường nói. 'Việt Nam cũng có lợi trong việc gia tăng kết nối với các nước về hạ tầng, tuy không có lợi lắm so với Lào và Myanmar bởi Trung Quốc hiện chỉ đẩy mạnh trục Bắc - Nam'.


image003

Image caption Ông Nguyễn Quốc Trường, từ Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư


Sáng kiến Vành đai - Con đường được xem là chiến lược định hình chính sách đối ngoại mới và tạo lập phạm vi ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh.


Điểm đáng chú ý là các tất cả các dự án lớn thuộc Sáng kiến Vành đai - Con đường đều không có tên Việt Nam trong đó.


Bắc Kinh thành công trong việc đưa hợp tác MLC ở mức cấp bộ trưởng và cao hơn là họp thượng đỉnh với sự tham gia của người đứng đầu chính phủ các nước, giống như các cơ chế hợp tác của Asean, Apec…


Điều này nảy sinh quan ngại rằng Bắc Kinh đã và đang thể chế hóa cơ chế hợp tác chính thức với 5 năm nước thuộc Asean và không loại trừ khả năng bào mòn cơ chế hợp tác của Asean vốn mang nặng tính hình thức và thiếu thực chất, theo giới quan sát.


"Ý nghĩa quan trọng của MLC không chỉ là về đầu tư bởi vẫn còn nhỏ theo qui mô của Trung Quốc. MLC là cơ chế hợp tác tại Đông Nam Á đầu tiên được Trung Quốc gây dựng. Một siêu cường đang lên cần đóng vai trò áp đảo tại các cơ chế hợp tác hiện tại hoặc tự tạo ra cơ chế của mình," Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) viết trong bài 'Trung Quốc đang kết bạn ở Mekong' đăng trên eastasiaforum.


Trong khi đó ông Mark Stanitzkim từ Viện Friedrich Naumann vì Tự do nói với BBC rằng các nước tham gia MLC đều là láng giềng của Trung Quốc và cách tốt nhất là hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.


Tranh chấp Mekong có thể như Biển Đông?


image004

Image caption Hội thảo nằm trong chuỗi seminar nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc


Một diễn giả trong hội thảo mô tả điều được coi là Việt Nam đang vừa hợp tác vừa đấu tranh trên 'cả nước mặn và nước ngọt', khi nói tới tới tranh chấp trên Biển Đông và quan ngại về an ninh nguồn nước với các con đập thủy điện trên dòng Mekong.


Trung Quốc đã xây ít nhất 6 đập thủy điện ở thượng nguồn, tạo ra một số quan ngại về an ninh nguồn nước.


Trong khi đó Lào, nơi chiếm 35% nguồn nước sông Mekong, đã và đang xây dựng nhiều đập thủy điện, điển hình là đập Xayaburi gây nhiều tranh cãi.


Trong khi giới quan sát đổ lỗi cho các đập thủy điện của Trung Quốc gây ra hạn hán lớn, điển hình là trường hợp ở Việt Nam hồi năm 2016, thì một số nhà nghiên cứu Việt Nam nói tại chính lãnh thổ Việt Nam đã xây nhiều đập thủy điện.


Được biết một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam còn đầu tư sang Lào cho một dự án đập thủy điện, khiến dẫn đến việc "khó nói" khi Việt Nam muốn đấu tranh với Lào trong việc muốn Lào ngưng triển khai các dự án đập thủy điện.


Một diễn giả muốn ẩn danh nói chính phủ Việt Nam nên có cách quản lý tốt việc đầu tư ra nước ngoài để tránh điều mà ông gọi là 'chân phải giẫm vào chân trái', khi dẫn chiếu về tập đoàn kinh tế này.


Một diễn giả khác tại hội thảo mô tả các con đập thủy điện là vấn đề nhức nhối nhất và ví tranh chấp tiềm năng ở vùng Mekong với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông./ (BBC 22/5/180
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16464)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26286)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 16733)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18388)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 17257)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15334)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17755)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 16038)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15631)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16406)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16965)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17672)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 17103)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15877)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17496)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18431)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17492)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".