Ý kiến về việc xây dựng Cộng đồng Việt Nam hải ngoại vững mạnh

09 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 17077)

Cần xây dựng một cộng đồng vững mạnh
Nguyễn Chính Kết

image059-content
Gs Nguyễn Chính Kết (góc phải) trong một buổi sinh hoạt cộng đồng tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam.
Ảnh VN

 

Muốn ra trận để chiến đấu với quân địch, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chứ không phải là bắt đầu xung trận ngay. Điều cần thiết trước tiên là phải có nhân sự, hay có quân trước đã. Mà quân đó phải được huấn luyện kỹ càng để chiến đấu. Và điều quan trọng thứ hai là phải có vũ khí. Nếu không đủ những điều kiện nền tảng đó mà cứ xông ra trận thì chỉ là hy sinh nhân mạng một cách uổng phí, đừng nói gì đến chiến thắng.

Cũng tương tự như thế, muốn kinh doanh buôn bán, việc đầu tiên là phải có vốn, không vốn lớn thì vốn nhỏ, chứ không phải là chính việc buôn bán. Ngoài ra còn phải có người cộng tác, những người này cũng phải có kinh nghiệm và tài năng, rồi phải kiếm được thị trường, v.v... Không có đủ những điều kiện ấy thì chẳng mấy ai dám kinh doanh để chuốc lấy thất bại.

Cuộc đấu tranh chống độc tài hiện nay cũng không ngoài quy luật ấy. Muốn đấu tranh, cần phải tạo nền tảng cho cuộc đấu tranh, chứ không phải cứ xông vào cuộc mà đấu rồi hy vọng chiến thắng. Cuộc chiến đấu nào cũng cần có nhân sự, sách lược.

− Nhân sự thì cần phải có kỷ luật, tính can trường, sẵn sàng hy sinh khi cần thiết. Ngoài ra, người lãnh đạo phải có đạo đức, có khả năng, quy tụ được những người tài giỏi, mưu lược, quả cảm, trung thành và hết lòng cộng tác với mình. Còn một điều kiện nữa là phải được quần chúng ủng hộ.

− Sách lược là phải có kế hoạch, đường lối sáng suốt, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước và tình hình chung của thế giới. Cổ nhân nói: “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nếu đấu tranh mà chỉ biết nghĩ đến mục tiêu của mình, không ý thức được mình là ai, khả năng và vị thế của mình thế nào, không biết địch có những năng lực hay lợi thế nào, cũng không quan tâm tới những thế lực nào đang chi phối mình và đối phương, thì cuộc đấu tranh cuối cùng chỉ là “dã tràng xe cát biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”.

Cuộc đấu tranh hiện nay của người Việt tại hải ngoại muốn có kết quả, cần phải xác định nền tảng của cuộc đấu tranh là gì và quyết tâm xây dựng nền tảng ấy. Nền tảng đó chính là phải có những cộng đồng vững mạnh, đoàn kết, có thực lực, sẵn sàng hy sinh tiền bạc, thì giờ, năng lực cho cuộc đấu tranh. Nếu người trong các cộng đồng không đoàn kết, luôn luôn có những xung đột nội bộ tạo nên tình trạng chia rẽ, các thành viên sẵn sàng đánh phá lẫn nhau, thì việc chiến thắng chỉ giống như “chờ sung rụng”. Chúng ta có thể vẫn đạt được một số thành quả nào đó tùy theo sự cố gắng của mình, nhưng thành quả cuối cùng là chiến thắng thì quả là rất khó.

***

Sau nhiều năm đấu tranh mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thiết tưởng chúng ta cũng cần xét lại xem cuộc đấu tranh của chúng ta còn thiếu những yếu tố nào và cần phải cải tiến những gì.

Trước hết, cần phải xác định rõ rệt rằng cộng đồng Người Việt Hải ngoại không thể chiến đấu trực diện với chế độ độc tài cộng sản, mà khả năng chính yếu của chúng ta là hỗ trợ cho cuộc chiến đấu trực diện ở trong nước. Chúng ta nên tập trung năng lực, thì giờ của mình vào công việc chính yếu này.

Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ trong nước ngày càng khởi sắc. Những điều mà người Việt hải ngoại mong ước từ lâu là số người đấu tranh trong nước phải càng ngày càng đông lên, nhất là có sự tham gia của giới trẻ và của những người đã từ bỏ hàng ngũ cộng sản để gia nhập hàng ngũ đấu tranh dân chủ. Điều đó quả là đã bắt đầu và đang tiến triển ngày càng tốt đẹp. Thật vậy, cách đây khoảng 10 năm, số người đấu tranh công khai trong nước chỉ được khoảng 50 người, trong đó hầu hết là người từ 45-50 tuổi trở lên. Thế mà bây giờ, sau 10 năm, số người công khai đấu tranh trong nước đã lên đến con số ngàn, trong đó đa số là giới trẻ tuổi từ 20 đến 50, và chủ yếu là các blogger.

Tuy nhiên, song song với sự gia tăng số người đấu tranh, thì chế độ cộng sản cũng gia tăng số công an lên, kể cả thu nhận thành phần xã hội đen. Phía đấu tranh dân chủ gia tăng một, thì phía công an dường như gia tăng gấp đôi, gấp ba. Các nhà đấu tranh trong nước đấu tranh càng mạnh, thì sự đàn áp của công an cũng càng thô bạo và tàn ác hơn. Cụ thể nhất là ngày 17/12/2013 vừa qua, thủ tướng CSVN vừa ký nghị định cho phép công an bắn những ai chống người thi hành công vụ. Điều này cho thấy sự tàn ác và quyết tâm tận dụng bạo lực của chế độ. Với tình hình ấy, đương nhiên số tù nhân lương tâm cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Hiện nay, số tù nhân lương tâm đã lên tới khoảng 200.

Do đó, việc yểm trợ mọi mặt của người Việt hải ngoại cho các nhà đấu tranh trong nước và những tù nhân lương tâm cũng phải tăng lên theo tỷ lệ gia tăng trong nước. Chúng ta không thể giữ mãi mức độ yểm trợ của mình như cũ cho trong nước, mà phải gia tăng mức độ đó lên gấp đôi gấp ba trước đây.

Việc yểm trợ bằng lời luôn luôn là điều cần thiết, nhưng yểm trợ bằng hành động, bằng những hy sinh cụ thể còn cần thiết gấp nhiều lần.

Trước đây, chúng ta phản đối Cộng sản, tố cáo tội ác cộng sản, chửi cộng sản không tiếc lời trên các trang mạng, trong những diễn đàn paltalk, email, facebook, twitter, v.v... Điều đó có tác dụng làm cho người dân trong nước ngày càng ý thức được tội ác tày trời của cộng sản để họ vùng dậy. Người dân trong nước đã từng bị cộng sản kìm kẹp chặt chẽ, nay nhờ cuộc đấu tranh nhân quyền ngày càng mạnh cộng thêm với áp lực quốc tế, chế độ đã phải nới lỏng sự kìm kẹp đó. Điều đó khiến người dân cảm thấy dễ thở hơn và rất nhiều người đã hài lòng với sự dễ thở đó (*). Họ không ý thức được rằng so với các dân tộc khác, họ vẫn bị tước đoạt rất nhiều quyền và lợi mà người dân trong những quốc gia khác được hưởng rất đầy đủ. Việc tố cáo tội ác cộng sản giúp người dân ý thức được sự cần thiết của đấu tranh và có động lực đấu tranh.

Tuy nhiên, đấu tranh bằng lời, bằng việc tố cáo tội ác cộng sản hay chửi cộng sản thậm tệ chưa phải là đấu tranh tích cực. Hiện nay, ngay cả các cán bộ cộng sản trong nước khi nói chuyện riêng tư với nhau, nhất là trong các bàn nhậu, họ cũng chửi chế độ không kém gì chúng ta. Cách đây khoảng 10 năm, khi tôi −người viết bài này− mới bắt đầu lên tiếng đấu tranh, chưa bị công an theo dõi chặt chẽ, đã được một người bạn mời đến dự một buổi nhậu nhẹt của một số cán bộ nhà nước và bộ đội mà anh ta quen. Chính tôi đã chứng kiến cảnh họ biểu lộ sự bất mãn cao độ của họ đối với chế độ, trong đó có người là đại úy, trung úy. Họ chửi chế độ một cách thậm tệ và công khai, ở mức độ mà những người dân bình thường không dám chửi. Tuy nhiên, anh bạn của tôi bảo tôi đừng thấy thế mà mừng, vì họ chỉ chửi cho sướng miệng thôi, chứ nếu cấp trên ra lệnh cho họ đàn áp dân thì họ cũng sẵn sàng tuân lệnh, dù họ biết lệnh ấy là sai trái. Lý do rất đơn giản là vì họ không muốn hy sinh nồi cơm của họ, họ không muốn mất địa vị đang có, không muốn bị chế độ gây phiền phức…

Điều đó cho thấy chửi cộng sản và đấu tranh vẫn là hai việc rất khác nhau. Khác nhau ở yếu tố căn bản này: đấu tranh là phải chấp nhận hy sinh, thiệt thòi, mất mát hầu đạt mục đích của đấu tranh. Sự hy sinh mất mát đó có thể là thì giờ, công sức, quyền lợi, tiền bạc, của cải, sức khỏe, uy tín, tình cảm, sở thích, thú vui, v.v... Nếu chửi cộng sản cho sướng miệng, cho thỏa lòng hận thù, mà không có sự hy sinh cụ thể, thì chưa phải là đấu tranh đích thực.

Cũng vậy, ở hải ngoại, chúng ta không thể tự hào rằng mình đang tranh đấu cho tự do dân chủ, nếu chúng ta không thật sự yểm trợ cho cuộc đấu tranh trong nước bằng sự hy sinh của chúng ta cách này hay cách khác.

Cuộc đấu tranh trong nước đang rất cần sự yểm trợ của người Việt hải ngoại, cụ thể và cần thiết nhất là yểm trợ tài chánh. Bất kỳ ai lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do dân chủ là đều bị bao vây kinh tế: bị mất việc làm và không kiếm được việc nào khác. Những người phải thuê nhà hay phải ở trọ nhà người khác thì chủ nhà bị công an đến áp lực buộc phải đuổi họ đi. Những tù nhân lương tâm thì cần được gia đình thăm nuôi. Ngay cả gia đình của những tù nhân cũng có thể bị bao vây kinh tế, khiến gia đình rất vất vả trong việc kiếm tiền để mua đồ thăm nuôi và đi xe đến nơi thăm nuôi, nhất là khi trại tù ở quá xa nhà mình. Nếu không yểm trợ tài chánh cho họ, làm sao họ đấu tranh?

Chúng ta mong cho người trong nước đấu tranh ngày càng đông, và đương nhiên số tù nhân yêu nước cũng phải gia tăng theo. Nay họ đông lên như ý chúng ta thì chúng ta cũng cần gia tăng sự yểm trợ cho họ, đặc biệt về mặt tài chánh. Tài chánh cũng là một trong những yếu tố nền tảng cho cá nhân và gia đình của các nhà đấu tranh để họ có thể tiếp tục đấu tranh. Họ không thể đấu tranh khi họ không có gì để sống, hay khi họ nhìn thấy vợ con họ nheo nhóc, không đủ những nhu cầu tối cần thiết cho cuộc sống.

Ngoài việc yểm trợ tài chánh, chúng ta cũng cần yểm trợ họ về mặt chính trị (như vận động chính giới áp lực CSVN tôn trọng nhân quyền, chùn tay đàn áp, trả tự do cho các tù nhân lương tâm…), mặt thông tin (phá tan sự bưng bít thông tin của cộng sản, cung cấp thông tin đầy đủ, giúp người dân trong nước ý thức về quyền làm người của họ…).

***

Trở lại vấn đề nền tảng cho cuộc đấu tranh tại hải ngoại. Đấu tranh ở hải ngoại chủ yếu là yểm trợ. Nhưng làm sao yểm trợ nếu chúng ta không phải là những cộng đồng vững mạnh, đoàn kết, có khả năng yểm trợ tài chánh, yểm trợ chính trị, yểm trợ thông tin cho cuộc đấu tranh trong nước. Trong cuộc vận động chính giới, nếu chúng ta không phải là một lực lượng có sức mạnh thì chẳng có chính giới nào sẵn sàng làm những điều chúng ta yêu cầu cả. Họ chỉ sẵn sàng lắng nghe chúng ta vì lịch sự ngoại giao, chứ không làm những điều chúng ta yêu cầu. Nhưng nhiều người đã cảm thấy hài lòng khi thấy họ đã lắng nghe. Họ chỉ sẵn sàng làm những gì chúng ta yêu cầu khi cộng đồng của chúng ta có thực lực. Chúng ta chỉ có thực lực và vững mạnh nếu chúng ta đoàn kết, thống nhất được đường lối, và có chung một tiếng nói.

Như đã nói trên, đấu tranh đòi hỏi chúng ta phải hy sinh, phải chấp nhận thiệt thòi mất mát. Để cộng đồng người Việt chúng ta vững mạnh, đoàn kết, chúng ta cũng phải hy sinh, chấp nhận mất mát, thiệt thòi, chịu đựng. Hiện nay, cộng đồng của chúng ta bị chia rẽ, chưa đoàn kết nên chưa có sức mạnh, là vì chúng ta chưa hy sinh, chưa từ bỏ “cái tôi” của mình, vẫn coi “cái tôi” cá nhân cũng như “cái tôi” phe phái của mình quá nặng.

 Chúng ta vẫn đặt nặng vấn đề chỉ trích, nhất là chỉ trích cá nhân, sẵn sàng bêu lên những cái xấu của người khác với hy vọng họ sẽ sửa. Nhưng sửa đổi bằng cách chỉ trích, mạt sát họ là hoàn toàn thất sách, lợi bất cập hại. Chỉ trích chỉ gây chia rẽ chứ không sửa đổi được ai. Theo Dale Carnegie, tác giả cuốn “Đắc Nhân Tâm”, thì “Chỉ trích là vô ích (nó làm cho kẻ bị chỉ trích phải chống cự lại và tự bào chữa) mà còn nguy hiểm, oán thù. Hơn nữa, kẻ ta chỉ trích tự nhiên sẽ hằn học chỉ trích lại ta”. Tóm lại, chỉ trích chẳng có tác dụng gì cả, kết cuộc chỉ sinh thù oán, chia rẽ. Để sửa những lầm lỗi cá nhân, thiết tưởng có nhiều cách tốt và hữu hiệu hơn là chỉ trích. Trong cuộc đấu tranh, cần áp dụng nghệ thuật đắc nhân tâm.

Để tránh chia rẽ, tốt nhất, đừng quan tâm quá nhiều đến những lầm lỗi hay khuyết điểm cá nhân, vì nói chung, ai cũng có những sai lầm hay lầm lỗi. Hãy chú trọng nhiều hơn đến phần tích cực mà các cá nhân hay đoàn thể đã làm hay đạt được. Quá chú trọng tới việc chỉ trích thì lợi bất cập hại. Đấu tranh hay làm chính trị thì việc quan trọng là phải cân nhắc lợi hại, chứ không phải là cứ thấy điều gì xấu thì phản đối, bất chấp việc phản đối ấy không đúng lúc, không đúng cách, có thể có hại cho việc chung.

Để xây dựng một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết, thiết tưởng chúng ta có thể bắt đầu bằng việc dễ nhất và căn bản nhất, đó là ngưng tất cả mọi chỉ trích cá nhân công khai trên mạng. Dường như tất cả mọi chỉ trích đều gây tổn thương cho sự đoàn kết của cộng đồng, và làm cộng đồng suy yếu.

Houston, ngày 3/1/20014

Nguyễn Chính Kết

_______________________

(*) Một đằng cộng sản phải nới lỏng sự kìm kẹp đối với người dân bình thường, nhưng đằng khác bù lại họ kìm kẹp chặt chẽ hơn rất nhiều

đối với những người đấu tranh dân chủ, những người bị xét là nguy hại cho chế độ./

13 Tháng Hai 2014(Xem: 17230)
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17817)
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'
05 Tháng Hai 2014(Xem: 16301)
Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17684)
Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 19544)
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 17275)
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“ của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 15851)
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 17982)
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1, 1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của Hải Quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 18594)
Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 23245)
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20695)
Chủ Nhật 22 tháng 12, 2013, tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã có một buổi tiếp tân đánh dấu 35 năm hoạt động tại khách sạn Sheraton, Garden Grove với hơn 200 quan khách trong đó bao gồm các tàhnh viên và lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh, các hội ái hữu đoàn thể tại nam Cali, ban tù ca Xuân Điềm và đông đảo giới truyền thông báo chí Việt ngữ như nhật báo Việt Báo, nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, đài VNA TV, đài Freevn.net, đài Hồn Việt TV, …
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20127)
Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18943)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18723)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17031)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 26295)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17482)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 22688)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21527)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.