Hà Văn Thùy: Thư gởi Gs. Lương Đình Vọng

11 Tháng Mười 20197:18 SA(Xem: 8647)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 11 OCT 2019

 

Hà Văn Thùy: Thư gởi Gs Lương Đình Vọng


image003


Hà Văn Thùy


Đọc bài Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị *trên trang Nghiên cứu quốc tế, phê bình cuốn sách “Phương quốc Lạc Việt nghiên cứu”của Giáo sư Lương Đình Vọng, chúng tôi muốn thưa đôi điều cùng giáo sư.


Thưa Giáo sư,


Chúng tôi là người Lạc Việt, sinh ở Việt Nam. Như vậy, chúng ta cùng dòng tộc, cùng một bọc, là đồng bào. Được biết ông là sử gia tên tuổi, xin được hỏi: người Lạc Việt là ai, có nguồn gốc thế nào?


Có thể ông sẽ giở cổ thư và trưng ra những dòng mà ông được dạy từ tấm bé:“Tại thời Hạ, Thương, trong quần thể dân tộc Hoa Hạ bao hàm tổ tiên Thủy tộc”.“Nhưng sớm nhất là thời kỳ Thương Ân đã có văn tự của tộc Thủy. Kể từ đó, như một kết quả của hai hoạt động đại di cư quốc gia, khiến ngôn ngữ văn hóa của Thủy tộc xuất hiện, do phân hóa từ một nguồn chung, sau đó hấp thụ hội nhập dần dần của hiện tượng này”.(1)


Nhưng đó là sự dối trá vĩ đại của sử gia Đại Hán. Hôm nay, chúng tôi xin thưa với ông sự thực về tộc Lạc Việt, không phải lấy từ Sử ký, Hán thư mà do đọc cuốn thiên thư ĐNA được tạo hóa ghi trong máu huyết dòng tộc chúng ta.


70.000 năm trước, trong Kỷ Băng hà, hai đại chủng người Khôn ngoan Australoid và Mongoloid từ châu Phi di cư đến Việt Nam. Trên đất Việt, người tiền sử hòa huyết sinh ra bốn chủng người Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng mang mã di truyền Australoid. Trong đó người Indonesian là đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ, sau này được gọi là Lạc Việt. 40.000 năm cách nay, do khí hậu ấm lên, người Việt Nam đi lên Quảng Đông. Từ đây lan tỏa ra trở thành dân cư Hoa lục. Đất Quảng Đông trở thành nơi phát tích của người Trung Quốc.


Đấy là bức tranh chung của dân cư Đông Á. Còn người Lạc Việt thì sao? Trên Bản đồ phân bố các nhóm người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, người Lạc Việt được biểu thị bằng Haplogroup O. (2) Bốn chủng người từ Việt Nam làm nên 93% dân số Trung Quốc, trong đó người Lạc Việt chiếm 60%.


Từ 22.000 năm trước, tại Hòa Bình, người Lạc Việt sáng tạo công cụ đá mới. Tại Tiên Nhân Động tỉnh Giang Tây, 20.000 năm trước, tổ tiên chúng ta chế tác công cụ gốm và 12.400 năm cách nay thuần hóa cây lúa nước đầu tiên trên thế giới. 9000 năm trước, tại Giả Hồ, người Việt sáng tạo những ký tự đầu tiên khắc trên yếm rùa, sau này là chữ trên xẻng đá Cảm Tang…


image007

Bản đồ phân bố các nhóm người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục                                                             (O: Indonesian, C: Melaanesian, N: Mongoloid và D: Negritoid) 


(Chuan-Chao Wang, Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes,            https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11 )      


Khoảng 7000 năm trước, trên bờ Nam Hoàng Hà, người Lạc Việt sáng tạo văn hóa trồng lúa, trồng kê Ngưỡng Thiều. Tại đây tổ tiên ta gặp gỡ người du mục Mông Cổ bên bờ Bắc để trao đổi hàng hóa. Việc hôn nhân luyến ái diễn ra, lớp con lai Mông-Việt ra đời, được gọi là người Việt hiện đại, mang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng số lượng, dần thay thế người Australoid, thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà, sáng tạo văn hóa Long Sơn, xây dựng hai trung tâm văn hóa rực rỡ Thái Sơn và Trong Nguồn (đồng bằng Hán Thủy), sau này được gọi là người Hán. 


Trong sách của mình ông viết: “Người Lạc Việt từng giương buồm đi đến tận châu Mỹ và là chủ lực khai phá ‘con đường tơ lụa trên biển’ đi về phía tây. Trạm dừng đầu tiên của họ là đông bắc đảo Sumatra (Indonesia). Trạm thứ 2 ở gần Bago (Myanmar). Trạm thứ 3 ở ven sông Ayeyarwady (Myanmar). Trạm thứ 4 và 5 tại Ấn Độ, Malacca, Sri Lanka. Con đường này kéo dài tới Tanzania ở châu Phi.”


Điều này hoàn toàn đúng. Không chỉ có vậy. Khoảng 7500 năm trước, trong đại hồng thủy, người Lạc Việt tổ tiên chúng ta từng mang giống vật nuôi, cây trồng và tư tưởng về nông nghiệp tới Cận Đông và Madagasca, gây mầm cho văn minh nông nghiệp ở phương Tây. Còn sự thật này có lẽ ông chưa bao giờ ngờ tới: Do người Việt là tổ tiên của người Trung Hoa nên tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng nói Trung Hoa, chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa và văn hóa Việt là chủ thể làm nên văn hóa Trung Hoa. Người Trung Hoa là lứa con sinh sau đẻ muộn của người Lạc Việt khoảng 7000 năm trước!


Điều ông viết: “Ngay từ thời Thương-Chu (khoảng năm 1300 TCN)… tuân theo lệnh của các vương triều trung ương, ‘Phương quốc’ này đã khai phá và quản lý vùng Lĩnh Nam và Nam Hải” thì không phải là sự thật.


Sử cũ không hề nhắc đến Phương Quốc Lạc Việt mà chỉ nói thoáng qua về Việt Thường thị. Cuốn sách sớm nhất nhắc tới Việt Thường thị là Thượng Thư đại truyện được viết đầu thời Hán: “Năm Tân Mão đời Chu Thành Vương (1063 – 1026 TCN) có Việt Thường thị phía nam Giao Chỉ đến kinh đô nhà Chu giao hảo, tặng chim bạch Trĩ.” Muộn hơn là Thông chí của Trịnh Tiều thời Tống (1127-1279): “Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn Khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch.”


Tuy Việt Thường không phải là Phương quốc nhưng tư liệu trên cũng cho thấy, liên hệ của người Lạc Việt với nhà Chu rất hạn chế, khiến hoàng đế nhà Chu, là người trọng danh dự và sự thật đã nói: “Chính lệnh không tới thì không coi người ta là bề tôi của mình!” Sau lần cống chim trĩ, sử không nhắc gì tới Việt Thường hay quốc gia nào của người Lạc Việt nữa. Do vậy, hoàn toàn không có chuyện “triều đình trung ương quản lý”một quốc gia của người Lạc Việt!


Có điều chắc chắn rằng, tổ tiên chúng ta cùng là dân của nhà nước có kinh đô Lương Chử, được tổ Thần Nông thành lập 5300 năm trước. Khảo cổ khám phá, người Lương Chử là người Lạc Việt, là Vũ nhân hay Vũ dân, thờ vật tổ kép chim và thú. Từ đó ta biết, tổ tiên chúng ta là Hồng Bàng thị và chúng ta thuộc nòi giống Tiên Rồng.


Khi 50 vạn quân Tần xuống Lĩnh Nam, người Lạc Việt trong đó có dân Quảng Tây tổ tiên ông chiến đấu kiên cường, giết tướng Đồ Thư góp phần làm nhà Tần sụp đổ. Nhưng rồi khi những đội quân Hán tàn bạo tràn tới, giang sơn bị chiếm đoạt, người Lạc Việt bị biến thành nô lệ. Năm 39, khi Vua Bà phất cờ khởi nghĩa thì 60 thành trì trên đất Lĩnh Nam hưởng ứng, đập tan ách đô hộ của nhà Hán. Đến nay, khắp Giang Nam còn hàng trăm nơi thờ Vua Bà.


Trong khi Việt Nam bị chiếm đóng thì tổ tiên của ông do không chịu làm tôi mọi cho ngoại bang, đã lui vào sống trong rừng núi. Thế là bi kịch xảy ra: từ cộng đồng đa số làm chủ giang sơn gấm vóc rộng lớn thì bất hạnh thay, đất nước chúng tôi thành thuộc địa, tổ tiên chúng tôi bị biến thành nô lệ. Còn tổ tiên của ông trở thành di, mọi, phải trốn vào rừng sâu, trở thành sắc dân thiểu số… Tuy có như vậy thì gần 2000 năm dưới các triều đại quân chủ, người Lạc Việt trên đất Trung Hoa vẫn giữ được văn hóa cùng tiếng nói của mình.


Nhưng chỉ từ khi cộng sản nắm quyền, bằng chính sách đồng hóa khắc nghiệt, tiếng Lạc Việt bị cấm, thế hệ các ông cùng con cháu buộc phải nói quan thoại. Ông có biết rằng, do quan thoại nghèo nàn nên dân Việt ở Nam Dương Tử dần bỏ mất khoảng 30% tiếng nói quý giá của tổ tiên Lạc Việt? Với thời gian, các ông đã thành người Hán, nhưng là Hán hạng hai dưới sự giám sát của những quan chức từ phương Bắc xuống. Họ dùng các ông nhưng không tin vì dòng máu lạc Việt vẫn chảy trong huyết quản các ông… Trong khi đó, bằng sự quật cường của dòng máu Lạc Việt, Việt Nam chúng tôi đã tự giải phóng, giữ được mảnh đất hương hỏa cuối cùng cho nòi giống.


Thưa ông Vương, phẩm chất đầu tiên của con người là trung thực. Là người viết sử, trung thực càng phải đặt lên hàng đầu. Trong cuốn sách của ông, việc một “Phương quốc Lạc Việt” từ 1300 năm TCN chịu sự “quản lý của vương triều trung ương” là sự dối trá tệ hại, là sự xúc phạm đối với tổ tiên Lạc Việt, những người từ xa xưa phải bỏ vào sống trong rừng để “bất cộng đái thiên” với kẻ thù.


Nay là người Trung Quốc, viết điều gì là quyền của ông. Là người Lạc Việt nên chúng tôi rất trân trọng văn hóa Lạc Việt. Cuối năm 2011, khi đồng bào Lạc Việt Quảng Tây khám phá ra chữ trên xẻng đá Cảm Tang, chúng tôi mừng muốn khóc, vội vã công bố trên các phương tiện truyền thông và sử dụng ngay thành tựu đó cho nghiên cứu. Chúng tôi đã từng nói một cách hình tượng: Nếu ví con người cùng văn hóa phương Đông như một đại thụ thì gốc rễ của nó ở Việt Nam, còn cành nhánh cùng hoa thơm trái ngọt lại nảy nở trên đất Trung Hoa.


Chúng tôi mong muốn học hỏi, hiểu biết những khám phá về văn hóa Lạc Việt trên đó để hiểu thêm về dòng tộc của mình. Do vậy, những khảo cứu và khám phá của ông về văn hóa Lạc Việt rất quý giá. Nhưng những cái viết ra chỉ thực sự giá trị khi là chân, thiện, mỹ. Mong rằng dòng máu Lạc Việt đang chảy trong huyết quản sẽ luôn nhắc ông nhớ tới cội nguồn.


Chúc ông sức khỏe và gia tăng tuổi thọ.


Kính thư


Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Hà Văn Thùy


Sài Gòn, 25.8.2019


*Nguyễn Hải Hoành:


Lương Đình Vọng (Liang Tingwang 梁庭望) sinh 1937, dân tộc Tráng, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Dân tộc trung ương, giáo sư, sử gia nổi tiếng chuyên về văn hóa lịch sử các dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng,[2] tức ngữ tộc của tộc Lạc Việt.


 http://nghiencuuquocte.org/2019/08/16/trung-quoc-nghien-cuu-lich-su-phuc-vu-muu-do-chinh-tri/


Tài liệu tham khảo                                                            


  1. 水书 http://baike.baidu.com/view/95537.htm
  2. Chuan-Chao Wang, Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes,            https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11

++++++++++++++++++++++++++++++++++


CÙNG MỘT TÁC GIẢ:


(Bài vở, góp ý gởi về VĂN HÓA ONLINE - CALIFORNIA: Email: vaamacali@gmail.com)


Hà Văn Thùy: Góp phần giải mã di cảo của Sử gia Tạ Chí Đại Trường

Hà Văn Thùy: Trao đổi với Gs Phan Huy Lê về Sử Việt

Hà Văn Thùy: Trao đổi tiếp với Gs Phan Huy Lê về Sử Việt

Hà Văn Thùy: Triết lý Giáo dục cho Việt Nam

Hà văn Thùy: Đã tới lúc khẳng định nguồn gốc của An Dương Vương

Hà Văn Thùy: Tìm hiểu nguồn gốc của quan niệm Đồng Bào

Hà Văn Thùy: "Nhìn lại việc đánh giá Triệu Đà..."

Hà Văn Thùy: Con người rời khỏi Châu Phi khi nào?

Hà Văn Thùy: "Về hiện tượng Keith Weller Taylor"

Hà Văn Thùy: Kiến nghị nghiên cứu và viết lại lịch sử Việt Nam

Hà Văn Thùy: Việt Nam có bị Hán hóa?

Hà Văn Thùy: THÊM MỘT LẦN BUỘC PHẢI TRANH BIỆN VỚI GS KELLEY

Hà Văn Thùy: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

Hà Văn Thùy: "BA LẦN ĐAU ĐẺ CỦA CHÚA"

Hà Văn Thùy: Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam

Hà Văn Thùy - Tao Babe: Khám phá chữ Lạc Việt tại Quảng Tây

Hà Văn Thùy: Thư gửi Tao Babe

Hà Văn Thùy: Chữ Nôm sáng tạo hay tối tạo?

Hà Văn Thùy: Bài thơ "Người chăn vịt"

Hà Văn Thùy: Tranh luận với Triết gia François Jullien

Hà Văn Thùy: Người Lạc Việt là chủ nhân Kinh Dịch

Hà Văn Thùy: Lời ai điếu cho một thời "Tứ Trụ"

Hà Văn Thùy: Phê bình Học gỉa Phan Khôi

Hà Văn Thùy: Cần viết lại lịch sử phương Đông và Việt Nam?

Hà Văn Thùy: Những vấn đề của Phật giáo VN

Hà Văn Thùy: Những vấn đề nền tảng của Lịch sử Việt Nam

Hà Văn Thùy: Việt cổ: Cái Nôi Của Văn Minh Châu Á

Hà Văn Thùy: Sách Nhà Triệu - Mấy vấn đề lịch sử

Kỷ niệm lên Mười - Trung tâm Minh Triết (2007-2017)

Hà Văn Thùy: VỀ CUỐN SÁCH “THE GENESESIS OF EAST ASIA, 221 BC. – AD. 907”

Hà Văn Thùy: Thêm một lần buộc phải tranh biện với Gs. Kelley

Hà Văn Thùy: Thư gởi GS. Nguyễn Minh Thuyết hai chữ "tích hợp"

Hà Văn Thùy phản biện các tác giả khẳng định người Việt bị Hán hóa từ 800 năm trước

Hà Văn Thùy: Phê bình bài "Đôi điều về Văn Hóa VN" của Sử gia Trần Quốc Vượng

Hà Văn Thùy: Vì sao Học giả phương Tây nói tiếng Việt mượn 70% ngôn ngữ Hán

Đọc Sách Nhà Nước Xích Quỷ Từ Huyền Thoại Tới Hiện Thực

Lần Thứ Ba Thưa Chuyện Với Ông Tạ Chí Đại Trường

Ra khỏi Việt Nam chiếm lĩnh thế giới

Phải Chăng Di Truyền Học Bất Lực Trước Việc Khám Phá Lịch Sử Dân Cư Đông Á?

“Trần Ngọc Thêm và điều kiện tệ hại của học giới Việt Nam”

Bộ Giáo dục không hiểu chức năng của môn Sử

Về pho tượng nàng Mỵ Châu cụt đầu

Bản Đồ Gen Về Sự Đa Dạng Sinh Học Dân Cư Châu Á*

Di Cốt Người Hiện Đại Homo Sapiens Ở Maroc Nói Lên Điều Gì?

Sự kiện chùa Ba Vàng

Tranh luận học thuật:Tộc Việt và tộc Hán khác nhau hay giống nhau?

17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18400)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17849)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 21808)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 18183)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 19142)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 18060)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 20145)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 18426)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16831)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16509)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16184)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 20888)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 18629)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 21469)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 20725)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 31129)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 22266)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 17256)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17614)
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.