Em ơi! Hà nội phố

23 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 12448)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 24 DEC 23014

 

 EM ƠI! HÀ NỘI PHỐ

 http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/403657/Toi-viet-bai-tho-Em-oi-Ha-Noi-pho.html

image034
 Nhà thơ Phan Vũ đọc thơ Em Ơí! Hà-Nội Phố tại Thư Viện Hà Nội Hôm 25-9-2010

 Lời Phi Lộ: Qua website của Tuổi Trẻ ở trên, tác giả Phan Vũ cho biết ông khởi đầu viết bài thơ “Em ơi! Hà nội phố”, khi B52 của Mỹ bắn phá, trải thảm bom Thủ đô Hà nội liên tiếp trong 13 ngày và đêm xuyên suốt mùa Giáng sinh năm 1972 với lời đe dọa “Đưa Hà nội trở lại thời đại đồ đá.”. Chế độ kiểm duyệt tư tưởng, văn học nghệ thuật, quá chặt chẽ của chuyên-chính vô-sản, đã xô đẩy “Em ơi! Hà Nội phố” vào số phận nghiệt ngã, trôi giạt tha phương trên mọi tỉnh thành của đất nước vào tận Saigon và Huế, sang tận Paris, Berlin, Sydney, San Jose, Khu phố Bolsa và Little Saigòn… Mãi gần đến 40 năm sau, năm 2010 “Em ơi! Hà nội phố”, mới trở về nguyên quán-Hà nội!”.

 Hôm nay, không còn mấy tháng nữa, cả nước sẽ tưởng niệm bốn mươi năm sau cuộc chiến, NhậtBáoVăn Hóa xin trân trọng giới thiệu bài thơ ‘Em ơi! Hà Nội phố”, để nhớ lại quê hương ta đã qua một thời khói lửa…Chúng tôi mạo muội minh họa những đoạn thơ của Phan Vũ bằng những bức tranh của các hoạ sĩ thời danh: Bùi Xuân Phái, Thái Tuấn, Bùi Việt Hùng và các vị khác ngay cả nhà thơ Phan Vũ, mà chúng không có cơ hội được xin phép.

“Em ơi! Hà nội phố”, Thiên Tình Sử giữa thi nhân và hoàn cảnh lịch sử đất nước.

‘Em ơi! Hà nội phố’sẽ mãi mãi sống trong lòng người Hà nội, Saigòn, Huế và trong lòng người Việt ở hải ngoại…

 

Đào Như- Chicago-Mùa Gáng Sinh 2014

 

Em Ơi!Hà-Nội Phố

Ta còn em mùi hoàng lan

Còn em mùi hoa sữa

Tiếng giầy gọi đường khuya

Cọt kẹt bước chân quen

Thang gác

Thời gian

Mòn thân gỗ…

Ta còn em màu xanh thật đêm

Ngôi sao lẻ

Xào xạc chùm cây gió

Chiếc lá lạc vào căn xếp nhỏ

Lá thư quên địa chỉ

Quay về

 

Ta còn em một gốc cây

Một cột đèn

image036

Ai đó chờ ai

Tóc cắt ngang

Xõa xõa bờ vai

Ta còn em, một ngã ba vội vã

Chiếc khăn quàng tím đỏ thoáng qua

Khuôn mặt chưa quen

Bỗng xôn xao nỗi khổ

Gốc phố ấy

Mở đầu trang tình sử

 

Ta còn em

Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ

Trên vòm cao

Đổ xuống chuông hồi

Nhà thờ Cửa Bắc

Chiều tan lễ

Chuông nguyện còn mãi ngân nga

 

Em Ơi! Hà-Nội Phố

Ta còn em đôi mắt buồn

Đôi cánh chim xa

Tháng năm dừng lại

Một ngôi nhà

Gã Trương Chi ôm ghita

Từng đêm

Hóa đá

Ta còn em chuyến tàu đêm

Về muộn

Qua cầu

Một người nào lạc giữa sân ga

 

Ta còn em những hố sâu

Trước cửa cơn mưa đầy

Chiếc thuyền giấy lang thang

Không bến đổ

Ta còn em quả bóng lăn

Một mình trên sân cỏ

Thằng bé thẩn thờ

Tuổi thơ qua cuộc chơi

Vội vã…

Ta còn em cánh cửa sắt

Lâu ngày không mở

Nhà ai qua đó bâng khuâng

Nhớ tuổi học trò

 

Em Ơi!Hà-Nội Phố

Ta còn em giàn thiên lý

image038

Năm xưa

Thơm mùi hò hẹn

Cuộc tình đầu ngọt lịm

Những nụ hôn xanh ngắt trên cành

Ta còn em chuổi cười vừa dứt

Nắng chiều vàng ngọn cỏ

Vườn hoang

Ngày cũ vui tàn theo mùa hạ

Ta còn em tiếng ghita

Bập bùng

Tự sự

Châm lửa điếu thuốc cuối cùng

Xập xòe

Kỷ niệm

Đêm kinh kỳ thuở ấy

Xanh lơ

 

Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc

Già nua

Đếm thời gian

Theo nhịp đong đưa

Trước ngỏ phố

Sót cây hoa gạo

Buổi chơ chiều họp giữa kinh đô

 

Ta còn em những ngọn đèn mờ

Trên nóc phố

Mùa trăng không tỏ

Tiếng rao đêm

Lạc giọng

Thờ ơ

 

Em Ơi! Hà-Nội Phố

Ta còn em bảy nốt cù cưa

Lão Mozart hàng xóm

Từng đêm quên ngủ

Cô gái áo đỏ Venise

Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ

Những mảnh vỡ trên thềm

Beethoven và Sonate Ánh Trăng

Nốt nhạc thiên tài bay lã tả

Một kiếp người

Một phiếm đàn long

image040

Ta còn em ngọn đèn khuya

Vùng sáng nhỏ

Bà quán mãi mê câu chuyện nàng Kiều

Rượu làng Vân lung linh men ngọt

Mắt cô nàng lúng liếng

Đong đưa

Những chàng trai say suốt mùa

 

Ta còn em tiếng hàng ngày

Vang âm đường phố

Tia hồ quang chớp xanh

Toa xe điện cuối ngày

Người soát vé

Áo bành tô cũ nát

Lanh canh! Lanh Canh!

Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ

Bó gạo mớ rau

Mẹ về buổi chợ

Lanh canh! Lanh canh!

Lá bánh củ khoai

Đàn con trên bến đợi

Cuối ngày

 

Em Ơi! Hà-nội Phố

Ta còn em con đê lộng gió

Dòng sông chảy mang theo hình phố

Cô gái dựa lưng vào gốc me già

Ngọn đèn đường lặng thinh

Soi bờ đá…

Ta còn em một con tàu

Giả biệt bến sông

Mảnh trăng vỡ

Tiển người bỏ xứ

Dãy phố buồn nghìn năm mắt nhớ

 

Ta còn em ráng đỏ chiều hôm

Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ

Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá

Gã đầu trần đi dưới trời mưa

Ta còn em con đường tên cũ

Cổ Ngư

Cành phượng vĩ là đà

Chiều phai nắng

Bông hoa muộn in hình ngọn lửa

Ta còn em, chiếc lá rụng

Khởi đầu nguồn gió

Lao xao cơn sóng biếc

Gió Tây hồ

Hoàng hôn xa đến tư bao giờ

Nhưng bước chân tìm nhau vội..vội…

Cuộc tình hờ bổng chồc nghiêm trang

Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm

Thóang mùi sen nở muộn

Gió Nhật Tân

Gợi

Mùa hoa năm ấy

Cánh đào phai

 

Em Ơi! Hà-Nội Phố

Ta còn em cơn mưa rào

Đi nhanh qua phố

Chiếc lá bàng đầu tiên

Nhuộm đỏ

Cô gái gặp nắng hanh

Chợt hồng đôi má

Một chút xanh hơn

Trời Hà nội hôm qua

 

Ta còn em cô hàng hoa

Gánh mùa Thu

Qua cổng chợ

Những chùm hoa tím

Ngát mùa Thu.

 

Ta còn em một Hàng Đào

Không bán đào

Một Hàng Bạc

Không còn thợ bạc

Đường Trường Thi

Không chổng, không lều

Không ông nghè bái tổ vinh quy

Ta còn em tiếng gọi trong đêm

Người đi xa trở về

Căn nhà không biển số

Ngày đi mõi mòn nỗi nhớ

Ngày về phố cũ quên tên

 

Em Ơi! Hà-Nội Phố

Ta còn em chiếc xe hoa

Qua hàng liễu rũ

Điệp vàng rực rở

image042

 

Cánh tay trần trên gát cao khép cửa

Những gót son dập dìu đại lộ

Bờ môi ai đậm đỏ bích đào…

 

Ta còn em tà áo nhung huyết dụ

Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa

Phường cũ lưu danh người đẹp lụa

Ngõ phố nào in dấu hài hoa

 

Ta còn em đường lượn mái cong

Ngôi chùa cỗ

Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương

Ai đó ngồi bên gốc đại

Chợt quên ai kia dưới đường đứng đợi

Cuộc đời có lẽ nào

Là một thoáng

Bâng quơ

 

Em Ơi! Hà-Nội Phố

Ta còn em

Những cuộc tình

Như một bài thơ

Những nỗi đau gậm mòn số phận

Nhật ký sang trang

Ghi thêm nỗi khổ

 

Ta còn em đống kim ngân

Đổ đầy Hàng Mã

Ngưa, xe,võng, lọng

Những hình nhân nuối tiếc vàng son

Khi phố phường là miền loạn gió

Làm sao tìm được mớ tro than

 

Em Ơi! Hà-Nội Phố 

image044

Ta còn em, nóc phố lô xô

Màu ngói cũ

Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa…

Con đường đá lát bao nhiêu niên kỷ

Qua song nhớ mẹ tuổi già

 

 

Ta còn em mảnh đại bác

Ghi trên thành cũ

Một thời thịnh

Môt thời suy

Hưng vong là thường

Người qua đó

Hững hờ bài học sử

Ta còn em dãy bia đá

Nhân hình hội tụ

Rêu phong gìn giữ nét tài hoa

Ly rượu đầy xin rót cúng cha

Nghìn lạy cúi đầu thương đất tổ

Bến nước nào đã neo thuyền ngự

Đám mây nào in bóng rồng bay

 

Em Ởi! Hà-Nội Phố

Ta còn em tháng chạp

Những hàng cây óng ả sợi hồng

Tháng chạp

Trên giường trải chiếu hoa

Tháng chạp

Mùi hương dài theo phố

Một tháng chạp

Mẹ

Nửa đêm thức

Hóa vàng

 

Ta còn em, năm cửa ô

Năm cửa gió

Cơn bão thường niên qua đò

Ba mươi sáu phố

Bao nhiêu mảnh vỡ

Ta còn một màu xanh thời gian

Một màu xanh hư vô

Chợt nhòe

Chợt hiên

Chợt lung linh ngọn nến

Chợt mong manh một dáng

Một mình

Nhợt nhạt vàng son

Đậm đầy cay đắng

 

Em Ơi!Hà-Nội Phố

Ta còn em,những ngõ cụt bất ngờ

Ô cửa ngẩn ngơ

Ngôi nhà không người ở

Khung trời nỗi buồn

Vô cớ

Người nghệ sĩ lang thang

Hoài

Trên phố

Bổng thấy mình không nhớ nỗi con đường

Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha

 

Ta còn em những giọt sương

Nhòe nhòe bóng điện

Mặt Hồ Gươm

Một đêm trở lạnh

Tháp Rùa ngả bóng lung linh

Cánh nhạn chao nghiêng chiều cuối

Người ra đi mang theo buốt giá

Áo chòang không ấm thân gầy

Cầm bằng như cánh chim bay

 

 

 

Em Ơi!Hà-Nội Phố

Ta còn em cây bàng

Mồ côi mùa Đông

Ta còn em nóc phố

Mồ côi mùa Đông

Ta còn em mảnh trăng

Mồ côi mùa đông./.

image046

 

PHAN VŨ

Hà nội Tháng 12/1972 

23 Tháng Hai 2014(Xem: 10040)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15106)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14078)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12058)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12743)
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11764)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10775)
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế: Thái Hậu Ỷ Lan.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 13556)
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10609)
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người . Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng học.Tuy nhiên đến nay , các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghĩa chung của văn hóa .
01 Tháng Mười 2013(Xem: 12215)
Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 11012)
Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2013 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu.-- Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13653)
Non nước hữu tình với cảnh ngư dân và bầy trâu, bãi biển thơ mộng với làn nước trong xanh như ngọc đổ ra biển Đông đã tạo cho phố cổ Hội An một nét đẹp yên bình quyến rũ du khách.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 15191)
Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng nhà Quốc Hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình - một di tích không thể thiếu của bề dày di tích lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án:
16 Tháng Năm 2013(Xem: 14709)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 12638)
Đối với ai quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16113)
Một triển lãm ảnh mang tên "Hanoi: Spirit of Place", với bộ ảnh do một nhà cựu ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, chụp trong thời gian ông làm việc ở Hà Nội từ năm 1980-83 vừa được khai trương tại London nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Anh Việt.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12374)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.