Làng Mai 'trong lòng nước Pháp'

01 Tháng Ba 20158:30 CH(Xem: 10779)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 02 MAR 2015

Làng Mai 'trong lòng nước Pháp'

 image049

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập chính thức Làng Mai tại Pháp từ năm 1982.

Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập và phát triển pháp môn Làng Mai đã có những đóng góp rất lớn cho văn hóa ở nước Pháp, cũng như ở riêng trong vùng Tây Nam nước Pháp nơi Đạo tràng Mai Thôn của ông tọa lạc, vẫn theo ý kiến của nhà nghiên cứu này.

Mặc dù những khó khăn như từng đối diện ở Việt Nam, Làng Mai vẫn chắc chắn sẽ có tương lai với những dự án của mình và tiếp tục khẳng định được vị thế, chỗ đứng của một pháp môn thiền học có uy tín không chỉ trong lòng cộng đồng người Việt, mà còn đối với quốc tế và hải ngoại, trong đó có nước Pháp.

Đó là một số nhận xét được Tiến sỹ sử học Caroline Vion, nhà nghiên cứu từ Bordeaux và vùng Aquitaine, Pháp đưa ra với BBC trong một phỏng vấn đầu xuân Ất Mùi này tại Làng Mai.

 

TS. Caroline Vion: Làng Mai là một trung tâm Thiền học rất nổi tiếng với các pháp môn được Thiền sư Thích Nhất Hạnh trao truyền, giảng dạy ở khắp nước Pháp và trên thế giới với mục tiêu, cứu cánh xiển dương cho hòa bình trên thế giới và trái đất.

Thiền sư Nhất Hạnh đã dành cả cuộc đời của ông chiến đấu cho quyền con người và tự do của Phật giáo và người dân Việt Nam trong suốt thập niên 1960. Mọi người đến Làng Mai từ nhiều nơi trên khắp thế giới, mặc dù họ tới đây nhưng vẫn có thể lưu giữ niềm tin và kỷ cương của tôn giáo của họ.

Làng Mai trước hết là một trung tâm Phật giáo mà đồng thời với việc là một nơi tu dưỡng tinh thần, thực hành tâm linh, thì còn là một môi trường văn hóa giúp mọi người làm quen với Phật giáo Việt Nam và lớn hơn là văn hóa Việt Nam, nhất là để hiểu biết về nghệ thuật sống.

Như chúng ta đã biết, các mối quan hệ giữa nước Pháp và Việt Nam là rất mạnh mẽ về mặt lịch sử, trong suốt thời kỳ Đông Dương thuộc địa ở thế kỷ thứ 19 và Làng Mai tiếp tục là nhịp cầu.
image051

Làng Mai thu hút các thiền sinh, nhà tu hành, phật tử và du khách tới từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Làng Mai bên cạnh đó là một trung tâm xiển dương tình huynh đệ, bằng hữu về mặt tâm linh có tầm nhìn quốc tế. Tình anh em, tương thân, tương ái là một từ khóa mà theo tôi xác định rõ giá trị thực sự mà Làng mai muốn xây dựng và đề cao.

Làng Mai với nước Pháp?

BBC: Chính phủ Pháp nghĩ gì về Làng Mai, thưa Tiến sỹ?

TS. Caroline Vion: Làng Mai từng là một trung của người Việt Nam tị nạn. Sau chiến tranh bom đạn ở Việt Nam, nhiều thuyền nhân Việt đã rời bỏ đất nước ra đi.

Người Việt Nam đã tới Pháp trong nhiều làn sóng khác nhau trong thế kỷ 20, mỗi lần là một nỗ lực trong chiến tranh hoặc hậu chiến. Do đó, ngày hôm nay, lịch sử của nước Pháp có một nét văn hóa Việt Nam nói chung và Phật giáo nói riêng ở trong lòng mình.

Chính phủ Pháp đã chấp nhận vào đầu năm 1960 để Thiền sư được cư trú chính trị. Người ta biết rằng mục đích của Thích Nhất Hạnh từ ban đầu đã là một thứ Phật giáo nhập thếTS. Caroline Vion

Thích Nhất Hạnh đã lựa chọn vùng Dordogne để thành lập cộng đồng của ông, khi đó nhiều nông dân Pháp đã rời bỏ nông thôn ở trong vùng... Chính phủ Pháp trong bối cảnh đó đã cho phép hành động của ông. Thế nhưng Phật giáo khi đó chưa hoàn toàn được biết tới thật nhiều ở nước Pháp...

Tới nay, Làng Mai đã trở thành một địa điểm mở ra tiếp đón và thu hút đông đảo người dân Pháp, là nơi mọi người tới để quan sát, học tập, thực hành pháp môn 'chánh niệm' của Thiền học Phật giáo Làng Mai và dần dần những thông điệp hòa bình đã được chia sẻ trong cộng đồng.

Cũng cần nói thêm là nhiều nhà tâm lý trị liệu, nhiều người trong giới nghiên cứu, trong giới làm công tác xã hội cũng tìm tới Làng Mai, gặp Thiền sư Nhất Hạnh để học hỏi.

Chính phủ Pháp đã chấp nhận vào đầu những năm 1960 để Thiền sư được cư trú chính trị. Người ta biết rằng mục đích của Thích Nhất Hạnh từ ban đầu đã là một thứ Phật giáo nhập thế, và với việc rời Việt Nam tới Pháp, ông đã phát triển các dự án cộng đồng Phật giáo của ông và tiếp tục một cuộc đấu tranh bất bạo động vì hòa bình, chống lại chiến tranh ở Việt Nam.

Hành động và phương pháp bất bạo động của ông đã tạo tiếng vang vào năm 1966, ở Hoa Kỳ, quốc gia mà ông đã tới để học tập, nghiên cứu từ năm 1961-1963, và nhờ đường lối này, ông đã được Mục sư Martin Luther King đề cử ứng viên cho giải thưởng Nobel Hòa Bình.

Đóng góp cho địa phương

Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai muốn giúp đỡ giới trẻ Việt Nam và thế giới tìm được 'hạnh phúc ngay trong thực tại'.

BBC: Liệu Thiền sư Nhất Hạnh và cộng đồng của ông ở Làng Mai đã được hưởng tự do tôn giáo tại Pháp tốt hơn là ở Việt Nam?

TS. Caroline Vion: Thích Nhất Hạnh là một nhà khởi xướng và Phật giáo của ông gắn liền với một sự nhập thế mạnh cùng tư tưởng hòa bình chống chiến tranh ở Việt Nam...

Nước Pháp tiếp nhận ông và các môn đệ của ông dễ dàng tiếp nhận ông và ông cũng đã thiết lập nên thứ hòa bình ở nơi mà ông được tiếp nhận và triển khai tự do tư tưởng. Cùng với các vụ tấn công hôm 7 tháng Giêng mới đây tại Pháp, chống lại tờ báo Charlie Hebdo, biến cố nhắc nhở rằng tự do tư tưởng và tự do báo chí có vai trò rất quan trọng ở nước Pháp, nơi mà quyền tự do được hiến định trong Hiến pháp.

Cộng đồng Làng Mai xiển dương một tôn giáo tự do, và điều này cũng được thể hiện trên khắp thế giới như từ Miến Điện cho tới Iraq.

Có thể nói rằng, Phật giáo của Thích Nhất Hạnh đã có được quyền tồn tại chính đáng ở Pháp, nhưng điều này lại chưa phải là thực tế ở Việt Nam.

Thích Nhất Hạnh là một trường hợp đặc biệt. Ông đã cung cấp một bài học mới về sự minh triết mà có thể áp dụng trong đời sống thường nhật với tất cả mọi người, dù nguồn gốc, niềm tin xuất phát điểm là gì.TS. Caroline Vion

BBC: Đâu là đóng góp quan trọng nhất của Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai với nước Pháp, đặc biệt với cộng đồng địa phương ở vùng Tây Nam?

TS. Caroline Vion: Với Làng Mai được thành lập từ năm 1982, từ các xóm trong vùng, nay pháp môn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phát triển ra nhiều trung tâm trên thế giới. Làng Mai nay có hàng trăm tu sỹ tới từ tất cả các quốc gia khác nhau và hàng năm tiếp đón hàng ngàn thiền sinh, người tới tu tập pháp môn thiền học.

Thích Nhất Hạnh là một trường hợp đặc biệt. Ông đã cung cấp một bài học mới về sự minh triết mà có thể áp dụng trong đời sống thường nhật với tất cả mọi người, dù nguồn gốc, niềm tin xuất phát điểm là gì.

BBC: Từ khi thành lập ở vùng, Làng Mai có tạo ra thay đổi gì cho khu vực?

TS. Caroline Vion: Theo quan sát của chúng tôi, mọi người đổ tới đây từ khắp nơi trên thế giới. Cộng đồng Làng Mai đã hòa trộn hoàn toàn vào vùng đất này, vào thiên nhiên và trong cộng đồng dân cư địa phương.

'Vấn đề với Việt Nam'

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một đại lễ 'Trai đàn bình đẳng chẩn tế' ở Chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh năm 2007.

BBC: Nếu có thể nêu một di sản hay đóng góp lớn nhất của Thiền sư và Làng Mai, thì đó là gì?

TS. Caroline Vion: Đó là tình bằng hữu, hòa bình, hạnh phúc ngay trong hiện tại. Đó là an lạc trong Tâm, là hòa bình trên thế giới với mọi người và ngay trong hiện tại.

BBC: Thiền sư Thích Nhật Hạnh, tuy thế, có giới hạn, hạn chế nào không?

TS. Caroline Vion: Tôi nghĩ rằng sự tỉnh thức, giác ngộ luôn giúp người ta nhận thức được bản thân và do đó tự biết được những giới hạn của mình và do đó sẽ biết đối xử với những hạn chế ấy một cách minh triết, khôn ngoan.

BBC: Liệu Làng Mai có tương lai ở Pháp và trong thế giới Phương Tây? Những người đến với Làng Mai có thỏa mãn không?

Tôn giáo nói chung và Phật giáo, Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác nói riêng, vẫn còn là một vấn đề đối với chính quyền Việt Nam. Phật giáo ở Việt Nam cũng còn nằm trong tầm ngắm mục tiêu của thể chế độc đảngTS. Caroline Vion

TS. Caroline Vion: Tư tưởng phương Đông ngày càng thu hút, hấp dẫn phương Tây. Việc phương Đông cung cấp được những minh triết sâu xa để giúp điều chỉnh thái độ của người Pháp, mà thường được cho là 'quá phương Tây', quá nhấn mạnh vào sức mạnh, là một điều tốt.

BBC: Làng Mai thành công như vậy theo bà, nhưng dường như chưa được chính quyền ở Việt Nam hiện nay chấp nhận, tại sao?

TS. Caroline Vion: Tôn giáo nói chung và Phật giáo, Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác nói riêng, vẫn còn là một vấn đề đối với chính quyền Việt Nam. Phật giáo ở Việt Nam cũng còn nằm trong tầm ngắm mục tiêu của thể chế độc đảng.

Trong thể chế ấy, có vẻ như tín ngưỡng tôn giáo được coi là thế lực có thể chống lại quyền lực độc đảng vốn chủ trương độc quyền các hoạt động chính trị và quyền lực nhà nước. Và câu hỏi đặt ra là liệu thể chế ấy có luôn chắc chắn sẽ nắm giữ được mọi quyền lực mãi mãi, vĩnh viễn hay đến một lúc nào đó sẽ phải thay đổi và làm khác đi.

Tiến sỹ Caroline Vion là nhà nghiên cứu địa phương về di sản và lịch sử, tôn giáo cũng như các thể chế cổ xưa. Bà cũng là thành viên của Hội đồng giáo dục, văn hóa và truyền thông ở Pessac, địa phương, thuộc vùng Tây Nam nước Pháp.

BBC 1 tháng 3 2015

23 Tháng Hai 2014(Xem: 10050)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15110)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14084)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12069)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12747)
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11768)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10776)
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế: Thái Hậu Ỷ Lan.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 13561)
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10615)
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người . Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng học.Tuy nhiên đến nay , các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghĩa chung của văn hóa .
01 Tháng Mười 2013(Xem: 12220)
Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 11015)
Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2013 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu.-- Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13661)
Non nước hữu tình với cảnh ngư dân và bầy trâu, bãi biển thơ mộng với làn nước trong xanh như ngọc đổ ra biển Đông đã tạo cho phố cổ Hội An một nét đẹp yên bình quyến rũ du khách.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 15194)
Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng nhà Quốc Hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình - một di tích không thể thiếu của bề dày di tích lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án:
16 Tháng Năm 2013(Xem: 14711)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 12640)
Đối với ai quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16120)
Một triển lãm ảnh mang tên "Hanoi: Spirit of Place", với bộ ảnh do một nhà cựu ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, chụp trong thời gian ông làm việc ở Hà Nội từ năm 1980-83 vừa được khai trương tại London nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Anh Việt.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12375)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.