Sách Sử thế này, học sinh hãi Lịch sử là đúng!

02 Tháng Giêng 20176:19 CH(Xem: 8218)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  02   JAN 2017


Sách Sử thế này, học sinh hãi Lịch sử là đúng!


Tùng Sơn


31/12/16


 (GDVN) - Chuyện dạy sử và học sử còn nhiều vấn đề. Nhưng, để học sinh thích học sử thì chúng ta cần có bộ sách sử “có đầu có cuối” ngay từ cấp Tiểu học.


LTS: Cách dạy sử trong chương trình bậc Tiểu học hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm còn bất cập khiến học sinh khó tiếp thu và yêu mến môn Lịch sử.


Thầy giáo Tùng Sơn chỉ ra những bài học sử quá hàn lâm hoặc được đưa ra thiếu hệ thống trong sách giáo khoa Sử lớp 4 và lớp 5.


Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!


Đáng lẽ ra môn Lịch sử là môn học hấp dẫn với các diễn biến, các trận đánh cùng chiến công hiển hách trước kẻ thù xâm lược.


Càng học sinh bé càng cần dạy theo cách đó. Nhưng không, hiện nay dạy sử ở Tiểu học nặng nề vì sách giáo khoa Lịch sử đã hàn lâm lại thiếu tính hệ thống.


Tính hàn lâm của sách sử lớp 4 và lớp 5 thể hiện qua hàng loạt bài


Trang 32 sách Lịch sử lớp 4 các tác giả viết bài 10 “Chùa thời Lý”. Tại bài học này, học sinh phải tiếp thu tại sao thời Lý đạo Phật rất thịnh hành và chùa được xây dựng với quy mô lớn.

Tiếp đến trang 47 có bài 17 “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”. Bài này, học sinh phải hiểu bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua cai quản đất nước có các bộ, viện.


Để làm rõ hơn, sách viết “Tuy vua Lê Thái Tông đã chú ý đến việc định ra pháp luật, song phải đến đời vua Lê Thánh Tông, một bộ luật mới ra đời, có tên là bộ luật Hồng Đức…


image075

Một số bài học môn Sử trong sách giáo khoa bậc Tiểu học còn mang tính hàn lâm.

Tiếp theo bài 17 là bài 18 “Trường học thời Lê” cũng hàn lâm không kém…


Cứ lần giờ theo thứ tự, sách sử lớp 4 còn nhiều bài hàn lâm kém hấp dẫn như “Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”, “Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII”, “Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung…

Sang lớp 5, tính hàn lâm của các bài học vẫn vậy. Chỉ có khoảng một nửa số bài là nói về các sự kiện lớn cần phải biết như “Mùa thu cách mạng”, “Điện Biên Phủ, pháo đài thực dân sụp đổ”, “Tiến vào Dinh Độc lập”,…


Còn lại đa phần là những bài học khô khan, học khó vào với trẻ 10 tuổi.


Chẳng hạn như “Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước”, “Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”, “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”,…


Những bài học này, với học sinh lớp 4, lớp 5, quả là “nghe đã thấy oải”..


Có những bài mà độ hàn lâm đáng kinh ngạc của sách sử lớp 4, lớp 5


Đó là các bài “Văn học và khoa học thời Hậu Lê” ở Lịch sử 4 và bài “Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới’ ở lớp 5.

Bài 19 trong sách sử lớp 4 “Văn học và khoa học thời Hậu Lê” quá nặng kiến thức hàn lâm.


Vì đứa bé 9 tuổi mà lại phải học để biết các tác phẩm, tác giả về văn học và khoa học thời Hậu Lê như:


“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Mộng Tuân, thơ của Lý Tử Tấn, Nguyễn Húc, “Việt sử  kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, “Đại thành toán pháp” của Lương Thế Vinh,…

Khi dạy đến bài 18 này, giáo viên vừa ngạc nhiên vừa buồn cười. Nhiều thầy cô bảo: “Đến giáo viên còn chẳng hiểu huống chi học sinh dưới 10 tuổi”.


Còn bài “Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới” ở lớp 5 đã từng làm đau đầu nhiều giáo viên khi đi thi giáo viên giỏi.


Các cô nghĩ nát óc mà chưa có cách nào hay hơn cho học trò hiểu nội dung bài.


Đó là những nhiệm vụ cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II. Đó là sự lớn mạnh với dẫn chứng cụ thể về kinh tế, văn hoá, giáo dục giai đoạn sau 1950. Đó là nội dung Đại hội thi đua toàn quốc năm 1952,…
   
Những bài học khiến các em hãi sử!

Sách sử thiếu hệ thống do có những bài như… trên giời rơi xuống!

Bỗng dưng lại dạy “Chiến thắng Chi Lăng”!

Học lịch sử thì phải theo hệ thống. Sự kiện sau tiếp nối sự kiện trước. Có thế học sinh mới hiểu. Thế nhưng sách Lịch sử lớp 4 thật lạ, đùng cái học bài “Chiến thắng Chi Lăng”. 

Trước bài “Chiến thắng Chi Lăng” là bài “Nước ta cuối thời Trần”. Đáng lẽ phải dạy cho học sinh biết về việc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đã, thì mới có chiến thắng ở ải Chi Lăng.


Nhưng không, các nhà soạn sách cứ nghĩ học sinh như là mình vậy… Chỉ có vài dòng chữ nhỏ chú thích sơ lược thế là cứ dạy. Và bài “Chiến thắng Chi Lăng” như trên… giời rơi xuống.


image076

Nhiều bài học đến giáo viên cũng không hiểu, huống chi học sinh dưới 10 tuổi.

Không được học việc giặc pháp xâm lược, lại học ngay “Bình Tây Đại nguyên soái”.


Bài “Bình Tây đại nguyên soái” kể về việc Trương Định quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giặc Pháp tự nhiên đứng chình ình ở trang đầu sách Lịch sử lớp 5.


Học sinh cứ “vẹt” ra là ông Trương Định đang lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nào đó thì bị triều đình gọi về. Nhưng ông không trở về triều đình mà ở lại lãnh đạo nhân dân đánh Pháp.


Đáng lẽ ra, sách phải có một bài về việc giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta để học sinh hiểu bối cảnh nước nhà. Sau đó mới dạy đến khởi nghĩa Gò Công của Trương Định thì mới hợp lí.


Nhưng không, sách chỉ có vài dòng chữ nhỏ là dạy ngay đến Bình Tây Đại nguyên soái …


Chuyện dạy sử và học sử còn nhiều vấn đề. Nhưng, để học sinh thích học sử thì chúng ta cần có bộ sách sử “có đầu có cuối” ngay từ cấp Tiểu học.


Chứ dạy theo chương trình hiện nay như ở cấp Tiểu học, trẻ không hãi sử mới là điều lạ.


Bài viết thể hiện nhận thức, góc nhìn và cách hành văn của riêng tác giả.


Tùng Sơn

23 Tháng Hai 2014(Xem: 10040)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15105)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14076)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12057)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12743)
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11763)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10775)
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế: Thái Hậu Ỷ Lan.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 13556)
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10609)
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người . Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng học.Tuy nhiên đến nay , các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghĩa chung của văn hóa .
01 Tháng Mười 2013(Xem: 12215)
Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 11012)
Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2013 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu.-- Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13653)
Non nước hữu tình với cảnh ngư dân và bầy trâu, bãi biển thơ mộng với làn nước trong xanh như ngọc đổ ra biển Đông đã tạo cho phố cổ Hội An một nét đẹp yên bình quyến rũ du khách.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 15191)
Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng nhà Quốc Hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình - một di tích không thể thiếu của bề dày di tích lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án:
16 Tháng Năm 2013(Xem: 14709)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 12637)
Đối với ai quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16113)
Một triển lãm ảnh mang tên "Hanoi: Spirit of Place", với bộ ảnh do một nhà cựu ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, chụp trong thời gian ông làm việc ở Hà Nội từ năm 1980-83 vừa được khai trương tại London nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Anh Việt.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12374)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.