VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ SÁU 28 DEC 2018
Chùa Hương: Quần thể di sản văn hóa cổ chưa có "Tâm linh" nay phải xây dự án du lịch "Tâm linh"?
Doanh nghiệp "xin" Hà Nội 1.000 ha đất Chùa Hương làm dự án tâm linh 15.000 tỷ
Dân trí Doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất TP Hà Nội được xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn có quy mô khoảng 1.000 ha (bao quanh Chùa Hương và Suối Yến), với tổng mức đầu tư 15.000 tỷ đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội báo cáo về việc doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề xuất xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức với quy mô khoảng 1.000 ha gồm núi đá có cây và đầm lầy.
Cụ thể, khu du lịch tâm linh Hương Sơn nằm ở vị trí phía bắc giáp khu bến đò Suối Yến, phía nam giáp khu du lịch Tam Chúc của tỉnh Hà Nam, phía tây là dãy núi giáp với tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp sông Đáy tỉnh Hà Nam.
Doanh nghiệp Xuân Trường sẽ đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng xây dựng khu du lịch tâm linh này với các hạng mục như nạo vét các dòng chảy để tạo đường thủy khoảng 20km (giống như Tràng An); khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực; xây dựng một tháp mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế cao 100m để thờ Xá Phật Lợi (tâm điểm là tháp đá đỏ granit); xây dựng hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.
Những tháng đầu năm, Chùa Hương thu hút hàng vạn du khách đến tham quan
Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nếu được triển khai, doanh nghiệp cam đoan khu du lịch tâm linh Hương Sơn sẽ trở thành di sản văn hóa cùng với khu du lịch Tam Chúc Hà Nam vào năm 2028. Đặc biệt khi khu du lịch hoàn thành, sẽ đón từ 6-8 triệu lượt khách/năm, tạo việc làm cho 30.000 lao động và ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.
Đề cập đến dự án trên, ông Trần Ngọc Nam - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, tại khu vực doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất làm khu du lịch tâm linh đã có 3-4 dự án đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chấp thuận. Trong đó có cả về tâm linh, cáp treo liên quan đến cả Hòa Bình và Hà Nội.
Theo ông Nam, doanh nghiệp Xuân Trường đề nghị xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn rộng hơn 1.000 ha, trong đó có gần 400 ha chồng lấn lên dự án trước.
UBND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các nhà đầu tư để giải quyết các vấn đề chồng lấn diện tích đất. Theo đó, TP sẽ xây dựng lại một quy hoạch tổng thể, để các nhà đầu tư xây dựng dự án tâm linh cùng khai thác vẻ đẹp của Hương Sơn.
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đề xuất trên đang được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cùng với UBND TP Hà Nội và các nhà đầu tư trao đổi để xây dựng một quy hoạch tổng thể khu vực này, làm cơ sở cho các nhà đầu tư thực hiện.
Quang Phong
- Chùa Hương không còn "hương"
- Nhiếp ảnh gia Pháp "kêu trời": chùa cổ ngàn năm Phật Tích đã biến mất "thời hiện đại"
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Thiền sư Không Lộ (1016-1090) – Thần của nghề đúc đồng VN (Song ngữ)
24-01-2013 | QuangMai | 1.2K lần đọc | 0 phản hồi »
Ngài họ Dương, Pháp danh là Không Lộ, nghĩa là Lối đi tánh không. Khi một số dân làng phát âm khác đi, Pháp danh này có nghĩa là “Khổng Lồ.”
Không Lộ (1016-1094) sinh ở huyện Hải Thanh, tỉnh Nam Định. Xuất gia theo học với Thiền Sư Lôi Hà Trạch. Ngài tu thiền rất chuyên cần và tương truyền ngài có nhiều thần thông như: bay trên không, bước trên mặt sông hay hàng phục cọp. Ngài có một túi xách, trông bình thường nhưng có thể chứa nhiều vật lớn. Ngài cũng có một cây gậy rất nặng.
Một hôm, nhà vua Việt Nam nói với Không Lộ, “Bạch Thiền Sư, ta muốn trang bị phẩm vật cho tất cả các chùa trong nước, nhưng trong nước không có nguyên liệu đồng đen. Ta nghe rằng vua Trung Hoa là Phật Tử nhiệt tâm và thường cúng dường các Sư. Ta muốn thỉnh Sư sang gặp vua Trung Hoa và lạc quyên đồng về”.
Không Lộ đồng ý lên đường, và rồi sau nhiều ngày đi bộ vượt núi, xuyên rừng, qua sông… Không Lộ tới kinh đô nước Trung Hoa.
Khi nhà sư khổng lồ xuất hiện ở cung điện, vua Trung Hoa hỏi: “Bạch Hòa Thượng, ngài từ đâu tới? Ta có thể cúng dường gì cho ngài?”.
Không Lộ trả lời: “Sư muốn có một ít đồng đen đề về đúc làm phẩm vật cho các chùa Việt Nam”.
Nghĩ rằng nhà sư mang theo nhiều người, vua hỏi: “Bạch Hòa Thượng, quý quốc cần bao nhiêu đồng? Thầy mang theo bao nhiêu người?”.
Sư Không Lộ nói: “Sư tới đây một mình, và chỉ xin đồng cho đủ túi xách này”.
Vua nhìn chiếc túi xách nhỏ nói: “Thầy có mang cả trăm túi xách, ta cũng sẵn sàng để Thầy lấy đồng đủ cả trăm túi”.
Rồi vua ra lệnh một nội thị dẫn Sư tới kho vua với lời hứa rằng Sư Không Lộ có thể lấy bao nhiêu tùy sức mang về. Trên đường vào nhà kho, có một sân rất rộng trên đó có một tượng trâu vàng, lớn như ngôi nhà và sáng chói như mặt trời. Quan giữ kho chỉ vào trâu vàng và nói giỡn với nhà sư:
“Bạch Thiền Sư, có cần trâu vàng này không?”.
Không Lộ đáp: “Không, ta chỉ cần một ít đồng đen thôi”.
Trong khi viên quan kinh ngạc nhìn, Không Lộ đưa tất cả đồng đen trong kho vua rất lớn vào túi xách của Sư, móc vào đầu gậy và bước ra. Quan giữ kho vội vã trình báo lên vua rằng đồng bị lấy cả rồi. Vua Trung Hoa không bao giờ ngờ có chuyện như thế; vua hối tiếc, ra lệnh 500 chiến binh theo để chặn bắt nhà sư lại.
Sau khi vượt 300 dặm với túi nặng trên vai, Không Lộ nghe tiếng lính kỵ binh Trung Hoa hò hét từ phía sau. Tới một dòng sông lớn, nhà sư nhìn lại, thấy đoàn lính phóng ngựa gần tới giữa đám mây bụi mịt mù.
Không Lộ bước đi trên mặt sông. Tới giữa sông, nhà sư quay lưng lại, nói với các chiến binh vừa dừng ngựa ở bờ sông: “Ta muốn gửi lời cảm ơn tới vua Trung Hoa và ta hy vọng đã không làm phiền tới quý vị.”
Trở về kinh đô Việt Nam, Không Lộ kể lại cho nhà vua về chuyến đi. Vua Việt Nam yêu cầu sSư lấy đồng để làm bốn bảo khí (tứ đại khí – chú thích của TV.GĐPT) Phật Giáo có thể trường tồn nhiều ngàn năm.
Không Lộ mời các thợ đồng giỏi nhất nước tới làm việc, và chia đồng làm bốn phần.
Trước tiên, Không Lộ xây một cái tháp chín tầng, đặt tên là tháp Bảo Thiên. Ngôi tháp đứng cao vút giữa kinh đô, dân nơi này từ các hướng đều thấy tháp rõ ràng. Kế tiếp, sư đắp một pho tượng Phật cao sáu trượng (khoảng 20 mét), và một chiếc đỉnh lớn với chu vi bằng 10 người ôm.
Sau khi dùng số đồng còn lại làm chuông, Không Lộ đánh chuông, nghe tiếng ngân đầu tiên vang xa, tới tận Trung Hoa.
Bị đánh thức bởi tiếng chuông, tượng trâu vàng trước kho vua Trung Hoa bổng đứng chồm dậy và phóng về hướng Nam nhiều ngàn dặm. Thấy chuông mới đúc xong, trâu vàng ngửi ngửi rồi nằm xuống kế bên chuông.
Không Lộ lo ngại chiến tranh có thể bùng nổ nếu vàng chảy vào Việt Nam. Thiền Sư nói với nhà vua, và được cho phép ném quả chuông khổng lồ để tránh một cuộc chiến có thể xảy ra.
Một hôm, Không Lộ xách quả chuông lên núi, ném chuông xuống Hồ Tây. Chuông bay cao lên không, và rơi ùm vào hồ. Nghe tiếng chuông bay, trâu vàng phóng theo tiếng chuông và nhảy vào Hồ Tây, nơi từ đó còn được gọi là hồ Trâu Vàng.
Sau khi viên tịch, Thiền Sư Không Lộ được thờ như vị thần bảo hộ cho thợ đúc đồng. Ngài để lại vài bài thơ, trong đó các câu sau thường được nhắc tới:
“… Ta đôi khi bước lên đỉnh núi cao
Hét to một tiếng dài, làm cả bầu trời lạnh băng…”.
oOo
THAM KHẢO từ truyện, bài của Nguyễn Đổng Chi; Thích Thanh Từ: Lệ Như Thích Trung Hậu & Huỳnh Kim Quang.
Nguồn: Đạo Phật Ngày Nay – Thư Viện GĐPT Online nhuận sắc & đặt lại tựa đề.
>>> Xem bài này của Nguyên Giác trên Youtube
—————– 0)O(o —————–
BÀI THAM KHẢO:
TIỂU SỬ – SỰ TÍCH THIỀN SƯ KHÔNG LỘ
Thiền Sư Không Lộ (空 路 禪 師) họ Dương; huý Minh Nghiêm; hiệu Không Lộ, biệt hiệu Thông Huyền (có truyện nói do ngài thân thể to lớn phi thường nên gọi là Sư Khổng Lồ, nhân gian kính phục đọc tránh thành Không Lộ). Ngài quê làng Giao Thuỷ (sau đổi là làng Hộ Xá), phủ Hải Thanh (đời Trần đổi là Thiên Thanh, sau lại đổi là Thiên Trường); sinh ngày 14 tháng 9 năm Bính Thìn, niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (1016) đời Lý Thái Tổ tại quê mẹ là làng Hán Lý, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Gia đình Dương Không Lộ sống ở làng Giao Thuỷ, chuyên nghề chài lưới ven sông. Khi lớn lên, ông lấy việc câu cá, quăng chài làm vui và thường du ngoạn nhiều nơi danh lam thắng cảnh, tuỳ hứng ngâm vịnh và sáng tác thơ ca.
Năm Giáp Thân (1044) triều Lý Thái Tông, ông 29 tuổi, bỏ nghề đánh cá để theo học đạo Thiền. Ban đầu Không Lộ theo học Noãn Cư Sĩ làng Bảo Tài (chưa rõ nay ở đâu). Sau Thiền Sư Không Lộ đắc đạo, trở thành Tổ thế hệ thứ X của Thiền Phái Vô Ngôn Thông, một Thiền Phái được thành lập ở nước ta vào đầu thế kỷ thứ IX.
Năm Đinh Dậu (1057) ngài chuyển sang tu học theo Thiền Phái Thảo Đường. Thảo Đường Thiền Sư từng nhận xét về học trò Không Lộ của mình: “Chú này cốt cách phi phàm, sau này tất làm pháp tự.” Quả nhiên về sau, Thiền Sư Không Lộ trở thành Tổ thế hệ thứ III của Thiền Phái Thảo Đường.
Năm Kỷ Hợi (1059), ngài tu tại chùa Hà Trạch, rồi chuyển về tu ở chùa Duyên Phúc (tức chùa làng Hộ Xá) sau đổi là chùa Viên Quang.
Tương truyền năm Nhâm Dần (1062) ngài cùng các Thiền Sư Giác Hải và Đạo Hạnh đi Tây Trúc cầu kiến Phật Tổ, được Phật Tổ giác ngộ và đắc pháp nên có nhiều phép lạ.
Năm Quý Mão (1063) ngài dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi là Thần Quang) tại làng Dũng Nhuệ. Sau do đất lở xuống sông Hồng, chùa được chuyển sang làng Dũng Nghĩa (Vũ Thư, Thái Bình).
Năm Nhâm Tý (1072), Ngài cùng Thiền Sư Giác Hải chữa khỏi bệnh sợ tắc kè kêu cho vua Lý Nhân Tông. Ông được phong làm Quốc Sư. Vua Lý Nhân Tông có bài thơ ca ngợi hai ngài như sau :
Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo cánh huyền
Thần thông năng biến hoá
Nhất Phật nhất Thần Tiên.
Dịch:
Giác Hải lòng tựa biển
Thông Huyền đạo lại huyền
Thần thông hay biến hoá
Một Phật, một Thần Tiên.
Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất (1094), Không Lộ Thiền Sư viên tịch, thọ 79 tuổi. Ngày 10 tháng 8 năm ất Hợi (1095) Thiền Sư Giác Hải thu thập xá lợi của ngài, xây tháp để chôn cất, tạc tượng để thờ tại chùa Nghiêm Quang. Vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tu sửa chùa, cắt 3.000 hộ hương khói phụng thờ ngài.
Trong lịch sử văn học cũng như trong các sách giáo khoa văn, các tổng tập, tuyển tập văn học Việt Nam và một số sách khác xuất bản gần đây, cho rằng ngài Không Lộ là một nhà thơ Thiền tiêu biểu của thời nhà Lý. Ngài đã để lại hai bài Kệ hay bài thơ Thiền rất xuất sắc trên nhiều mặt. Hai bài thơ đó là Ngư Nhàn 漁 閒 và Ngôn Hoài 言懷 -/.
QUANG MAI sưu tầm
—————– 0)O(o —————–
BẢN ANH NGỮ
THẦN CỦA NGHỀ ĐÚC ĐỒNG: THIỀN SƯ KHÔNG LỘ
NGUYÊN GIÁC dịch
oOo
The Deity of Bronze Workers: Zen Monk Khong Lo (1016-1094)
Translated by Nguyen Giac
A long time ago there was a Vietnamese monk who came to see the King of China, brought all the bronze materials from the royal warehouse to Vietnam, and later became the protector deity of bronze workers.
His family name was Duong. His dharma name was Khong Lo, meaning the Path of Emptiness. When pronounced with different accent by some villagers, his dharma name had the meaning of “The Giant”.
Khong Lo (1016-1094) was born in Hai Thanh County, Nam Dinh Province. Becoming a monk under the guidance of Zen master Loi Ha Trach, he practiced meditation very heedfully. He had many supernatural powers – such as flying in the sky, walking across the river, or taming the tigers.
He had a dharma bag that looked normal on the outside but would contain so many large things. He also had a very heavy staff.
One day the King of Vietnam said to Khong Lo, “Dear Zen Master, I want to make the furnishings for all Buddhist temples in the country; however, we do not have raw materials for black bronze. I hear that the King of China is a devout Buddhist and he usually makes offerings to monks. I would like to ask you to come to see him and ask for bronze material.”
After many days of walking over mountains, through jungles and across rivers, Khong Lo came to the capital city of China.
When the giant monk appeared in the royal courtyard, the King of China asked him, “Dear Reverend, where do you come from? What should I give you as offerings?”
Khong Lo replied, “I would like to have some black bronze to make the furnishings for Buddhist temples in Vietnam”.
Thinking that the monk came with a large entourage, the king asked, “Dear Reverend, how much bronze does your country need? How many people do you bring here?”
Khong Lo said, “I come here alone, and ask for some bronze enough to fit in this bag”.
The King of China looked at the small bag and said, “Even if you have one hundred bags, I am willing to let you put bronze in all of them”.
The King of China ordered a royal attendant to guide the Zen monk to the royal warehouse with the promise that Khong Lo could take as much as he could carry.
On the way to enter the warehouse, there was a very large yard on which there was a gold statue of a buffalo as big as a house and as shiny as a sun.
The Treasury mandarin pointed at the gold buffalo and playfully said to the monk, “Dear Zen Master, do you need this buffalo?”.
Khong Lo said, “No, Sir. I just need some black bronze”.
While the mandarin watched in surprise, Khong Lo put all the black bronze materials in the very large warehouse into his bag, hung the bag at the end of his staff and walked away.
The Treasury mandarin hastily reported to the king that all the bronze is gone. The King of China could never imagine that scenario; he felt regret and ordered 500 soldiers to stop and arrest the monk.
After having passed 300 miles with the heavy bag on shoulders, Khong Lo heard the battle cries of the Chinese cavalry soldiers from behind him.
Coming to a large river, he looked back and saw the soldiers galloping toward him among a moving cloud of dust.
Khong Lo started walking onto the surface of the river; at the middle of the river, he turned back and said to the soldiers who just stopped their horses at the riverbank, “I would like to send thankful words to the King of China, and I hope I didn’t bother any of you”.
Coming back to the capital of Vietnam, Khong Lo told the king about the journey.
The King of Vietnam asked him to use the bronze to make four Buddhist ritual items that would last for thousands of years.
Khong Lo invited the best bronze workers in the country to come to work, and divided the bronze things into four parts for them.
Firstly, Khong Lo built a nine-level tower and named it as Bao Thien Tower. The tower stood tall in the capital, whose residents from all directions could see it clearly.
He then built a Buddha statue whose height was six truong high (around 20 meters), and a incense censer whose circumference was ten arm-spans.
After using the remaining bronze to make a huge bell, Khong Lo struck it and heard the sound of the first bell tolling resonate far and wide, even into China.
Woken up by the bell, the gold buffalo in front of the royal warehouse stood upright and darted southward thousands of miles.
Seeing the newly cast bell, the gold buffalo sniffed around and lay down next to the bell.
Khong Lo worried that a war would erupt if the gold started flowing into Vietnam. He talked to the king and got permission to throw away the giant bell to avoid a possible war.
One day, Khong Lo took the bell up to a mountain, and threw the bell into the West Lake. The bell flew high into the sky, and made a big splash into the lake.
Hearing the sound from the flying bell, the gold buffalo chased after the sound and jumped into the West Lake, which since then has been called with an additional name as the Lake of the Gold Buffalo.
After his death, the Zen Monk Khong Lo has been worshipped as the protector deity of the bronze workers.
He left some poems from which the following lines have been frequently recited:
“…I sometimes went atop the mountain
and yelled out a long cry, making the sky frozen…”.
oOo
REFERENCE: The story above was compiled from numerous articles of Nguyen Dong Chi, Thich Thanh Tu, Le Nhu Thich Trung Hau and Huynh Kim Quang.
The video can be watched here: http://youtu.be/S8aGvgm5xKw