Suma Ching Hai - Phạm Duy: Đi Tìm Vết Tiền Thân!

10 Tháng Ba 20199:32 CH(Xem: 8133)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ HAI 11 MAR 2019


Suma Ching Hai - Phạm Duy: Đi Tìm Vết Tiền Thân!


16 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 6965)


Suma Ching Hai: Vết Tiền Thân


image050


ẢNH TƯ LIỆU CỦA ĐTH & LKT - Bà một nhà thơ, một nghệ sĩ trải lòng rung động với nghệ sĩ, một thiền sư đi tìm chân thiện mỹ cống hiến cho người cho đời … ; Nhạc sĩ Phạm Duy nói và viết về bà như sau:


Phạm Duy nói Về Thơ Thanh Hải Vô Thượng Sư


Phạm Duy là một trong những vị khách đặc biệt của "Đêm Thơ Nhạc - Những Vết Tiền Thân và Tình Ca Quê Hương".


Trong đêm thơ nhạc này, ông đã giới thiệu hai nhạc phẩm do ông phổ nhạc từ hai bài thơ của Thanh Hải Vô Thượng Sư: Đêm Đơn (mà ông đã đổi thành "Cô Đơn" và "Sắc Không"; ông nói :


image051


 Theo tôi:


“Từ khi có Tân Nhạc nghĩa là từ hơn nửa thế kỷ qua, ở trong nước hay ở ngoài nước, người Việt Nam có rất nhiều Nhạc Hội. Trước hết là Nhạc Hội Nhạc Tình để chúng ta xưng tụng tình yêu lãng mạn, trữ tình hay tình yêu cảm tính, nhục tính. Rồi tới Nhạc Hội Nhạc Hùng để chúng ta biểu lộ lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu dân tộc. Có Nhạc Hội Lịch Sử trang trọng thì cũng có Nhạc Hội Hài Hước. Quả rằng chúng ta đã biết dùng âm nhạc để nuôi dưỡng con người trần tục với tất cả hỉ, nộ, ái, ố...


Thế nhưng, cho tới bây giờ, chúng ta ít có những buổi nhạc hội với phần quan trọng là Nhạc Tâm Linh, như buổi nhạc hội hôm nay. Là một người đã nhiều phen chủ trương soạn nhạc tâm linh bên cạnh nhạc tình cảm và nhạc xã hội, tôi xin trân trọng cảm ơn ban tổ chức đã cho tôi tham gia buổi ca diễn này để nói lên đôi ba lời về hành trình của những người dắt chúng ta đi tìm cõi vô thường...


 Và hôm nay thi tôi được hân hạnh đi vào cõi thơ của Thanh Hải Vô Thượng Sư... Tôi sẽ không nhắc lại những điều mà anh bạn Trần Văn Ân đã soi sáng: Thơ Thanh Hải Vô Thượng Sư là thơ nói lên sự hòa trộn của cuộc tình thế tục và sự thanh khiết của đời sống tu hành. Còn theo tôi, thơ của bà không những là thơ phá chấp của một nữ tu, đó còn là thơ của những chuyến đi tâm tưởng. Chuyến đi của đời người trên dòng sống tư duy. Hành lý là con tim mở rộng, chốn đến là tự thức an nhiên. Là một quay lưng không bận bịu. Là một trở về rất vô tư. Là những bài thơ "nghiêng tai nghe lại cuộc đời"...


 Tôi cũng tin rằng những bài thơ rất đời và rất đạo của thi sĩ Thanh Hải Vô Thượng Sư như: TA THƯƠNG NGƯỜI, NHƯ ÁNG MÂY CAO, QUA NHÀ AI, NGƯỜI DỰNG ĐỊA ĐÀNG v.v...đã được những bạn đồng nghiệp của tôi là các nhạc sĩ Lê Dinh, Nhật Ngân, Phượng Vũ minh họa rất công phu, và những bài thơ phổ nhạc này sẽ được trình bày trước quý vị hôm nay qua những giọng hát tuyệt vời của Khánh Ly, Mai Hương, Lệ Thu, Duy Khánh...


 Riêng về phần tôi, trong xu hướng NHẠC TÂM LINH và với chủ đề NHỮNG VẾT TIỀN THÂN, tôi chọn bài thơ CÔ ĐƠN của Thanh Hải Vô Thượng Sư để phổ nhạc.


Cô đơn cô đơn như chưa bao giờ cô đơn


Buồn thật là buồn như chưa bao giờ thật buồn...


image052


Chúng ta, những con người đã hơn hai mươi năm xa xứ, chúng ta là những "con chim" hai lần "lạc lối giữa bầu trời mênh mông", bởi vì không những cô đơn trong cái cô đơn nghiệp dĩ của con người, mà còn rất cô đơn trong đời sống tha hương của người Việt Nam. Và Thanh Hải Vô Thượng Sư đã đưa ra vòng tay rộng mở, tôi thật tình không ngạc nhiên khi thấy bà có đệ tử ở khắp nơi trên thế giới. Quả rằng trong buổi "hẹn hò" như đêm nay, trong buổi nhạc hội này, chưa cần phải thuyết pháp, bà đã cùng chúng ta "du hành về vùng thơ ấu, về vùng thần thoại" như trong lời thơ vậy.


 Quý vị đã nghe Kiều Loan ngâm bài thơ này theo lối ngâm cổ truyền một cách rất đặc sắc. Bây giờ quý vị sẽ nghe Duy Quang trình bày bài thơ CÔ ĐƠN này. Tân Nhạc có cái lợi hơn Cổ Nhạc ở chỗ giai điệu mới có thể uyển chuyển hơn là điều ngâm cố định. Tân Nhạc còn có thể chuyển điệu từ nỗi cô đơn giữa bầu trời mênh mông tới niềm vui của sự nối tay nhau trong đêm dài một cách dễ dàng hơn.


 Thưa quý vị, vào lúc tận cùng của một năm cũ và trong khung cảnh ấm cúng của Đêm Nhạc Hội Tâm Linh này, tôi trân trọng kính mời quý vị nghe bài CÔ ĐƠN, thơ Thanh Hải Vô Thượng Sư, Phạm Duy phổ nhạc, qua phần trình diễn của Duy Quang. Đây Duy Quang!


  Tôi vẫn thường cho rằng đời người là một hành trình bất tận. Nhưng cuộc ra đi nào cũng cần có lúc trở về. Với Thanh Hải Vô Thượng Sư, cõi Niết Bàn không phải là nơi ẩn náu, với Lưu Nguyễn, chốn Thiên Thai không làm quên đường về, do đó:


Bước một bước là trở về nguyên thủy


Lui một ly là trở lại trần ai...


 Đối với tôi, Thanh Hải Vô Thượng Sư luôn luôn là một quay lưng không bận bịu và cũng luôn luôn là một trở về rất vô tư. Cũng trong ý hướng điều hợp xã hội cả con người, tôi đã phổ nhạc bài thơ SẮC KHÔNG của Thanh Hải Vô Thượng Sư. Thưa quý vị, một lần nữa: Duy Quang.”/


 Tường trình thêm:


Bài diễn thuyết về dòng nhạc tâm linh của nhạc sĩ Phạm Duy (Duy Quang hát nhạc nền) lôi cuốn sự hoan nghênh của hàng ngàn người trong Đại nhạc hội “Đường vào Nhạc Tâm Linh” diễn ra ở Constitution Hall Washington, DC. (Dec 27, 1997).


Đó là lần thứ hai, lần thứ nhất ông xuất hiện trong Đại nhạc hội “Những Vết Tiền Thân & Tình Ca Quê Hương” ở đại hí viện Long Beach Terrace Theater (Dec 29, 1996), cũng không kém nồng nhiệt của khán giả có khi lần đầu mới thấy Phạm Duy.


Hai đại nhạc hội này đều do Hội Quốc Tế Vô Thượng Sư Thanh Hải tổ chức (SupremeMaster Ching Hai Association, USA), mỗi rạp thu hút khoảng từ ba đến bốn ngàn khán giả. Nhân vật chính trong hai đại nhạc hội là tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa và nhà soạn ca khúc Phạm Duy. Hầu như có đủ mặt giới ca nhạc sĩ tên tuổi hải ngoại.Từ đại gia đình Pham Duy, Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Thái Thảo, đến Kiều Chinh, Khánh Ly, Lệ Thu, Mai Hương, Ý Lan, Tuấn Cường, Thanh Lan, Nhật Ngân, Lê Uyên & Phương, Thu Hồ, Mỹ Huyền, Duy Khánh, Đan Hùng, Kiều Loan, Dalena, Henry Chúc, Ái Vân, Kiều Hưng, Phượng Vũ, cho đến Trần Quang Hải Bạch Yến từ Paris bay sang.


Hầu như tất cả giới văn nghệ sĩ tham dự đều hài lòng với sự đối xử “lịch sự và đẹp” của bà Thanh Hải, không ca nhạc sĩ nào không cảm kích trước nghĩa cử của bà Thanh Hải. Vào thời ấy, đây là hai nhạc hội tổ chức qui mô, dàn cảnh vĩ đại.


Với một cử chỉ khoan thai, lời nói chẳng cần kiểu cách, bà Suma Ching Hai giới thiệu Phạm Duy: “Quí vị có nhớ, thường thường lúc nói chuyện với quí vị, sự phụ thường thường giới thiệu nhạc sĩ Phạm Duy… là ông này nè…” (vỗ tay), “Tại sao nói tiếng Anh, là vì giới thiệu là giới thiệu với người ngoại quốc chứ không phải giới thiệu với người Việt Nam, Việt Nam ai cũng biết Bồ tát rồi, mình giới thiệu chi uổng”… “Tôi rất vinh dự được hiện diện bên những vị này, ngay cả chỉ để chiêm ngưỡng. Khi còn trẻ, tôi không bao giờ mơ rằng tôi có thể đứng đây bên cạnh các vị này như hôm nay.” (Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng)


Trong đêm nhạc hội ở W. DC., tháng 12/1997, diễn giải về nhạc tâm linh, Phạm Duy nói: “… Là một người nhiều phen chủ trương soạn nhạc tâm linh bên cạnh nhạc tình cảm và nhạc xã hội, … tôi xin trân trọng cám ơn ban tổ chức đã cho tôi tham gia buổi ca diễn này, và hôm nay, tôi hân hạnh đi vào cõi thơ của Suma Ching Hai … theo tôi, thơ của bà không những là thơ phá chấp của một nữ tu, đó còn là chuyến đi của đời người trên dòng sông tư duy …” (Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng).


Trên hàng ghế danh dự ở rạp W, DC., bà Thanh Hải ngồi trên ghế bành mầu xanh, bên trái là nữ tài tử Kiều Chinh, kế là Nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng; Kiều Chinh khen bàn tay bà Thanh Hải đẹp, bà nhoẻn miệng cười sau đó tặng ngay Kiều Chinh món quà quí.


Ban tổ chức mời Kiều Chinh lên sân khấu phát biểu cảm tưởng, nữ tài tử mời hai ông cựu chiến binh Mỹ Mark Katz và ông Jim Delgado lên nói về cảnh hàng trăm học sinh nghèo khó không có được mái trường; bà Suma Ching Hai tỏ ra rất cảm động, bà ngỏ ý hiến tặng một trăm ngàn đô la ($100,000.00 USD) giúp cho hai ông cựu chiến binh và Kiều Chinh về xây dựng những mái trường ở Gio Linh Quảng Trị.


 Sự đối đãi của bà Suma đối với văn nghệ sĩ Việt Nam trong và ngoài nước không chỉ dừng trên các sân khấu nhạc hội huy hoàng; nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy nằm trong bệnh viện 115 vật vã với tử thần rình rập, “Cô đơn, cô đơn như chưa bao giờ cô đơn, buồn thật là buồn như chưa bao giờ thật buồn” ****, bà Suma từ Mỹ đã gởi quà và tiền sở phí bệnh viện giúp cho nhạc sĩ. Ông viết thư cảm tạ bà Suma: - “Thưa Sư Phụ …” (Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng).


Bà Suma ChingHai là một hiện tượng “thoát thai dị kỳ” (Lời PD trong ca khúc “Đường em đi”). Nhiều năm trong quá khứ bà và hàng ngàn đệ tử đã hoạt động nhiều công tác nhân đạo, từ thiện, kể cả sự đối đãi ân tình đối với rất nhiều văn nghệ sĩ trong nước.


Trong các thước phim quay về hoạt động tranh đấu cho thuyền nhân tị nạn ở Hồng Kông năm 1994 đang sống tạm trú trong hai trại “đầu bạc”; khi chương trình tái định cư ở đệ tam qốc gia chấm dứt và có lệnh cưỡng bách hồi hương, chính quyền Hồng Kông ra tay đối xử tàn bạo với thuyền nhân, chỉ trong vòng 24 giờ hôm mùng 7 tháng Tư, 1994, bà Suma cùng với hàng ngàn đệ tử khắp nơi trên thế giới đeo khăn tang đã tập trung ngồi thiền phản đối trước tòa đô chánh Hồng Kông, tuần hành phóng thanh với một rừng biểu ngữ xin thế giới mở rộng qui chế tị nạn.


Trong một lần tôi đi làm phóng sự thuyền nhân ở đảo Palawan (1996), tôi được nghe bà Thanh Hải và nhóm đệ tử của bà ngồi “thiền” trước cửa trại lính Thủy quân Lục chiến Mỹ, trại này sau giao lại cho chính phủ Phi Luật Tân để biến thành trại tị nạn dung chứa hơn hai ngàn thuyền nhân.


image053

Nhà báo Lý Kiến Trúc phát biểu trong một hội nghị do bà Suma Ching Hai tổ chức tại W. DC.


Trại lính này nằm sát bờ biển Palawan nhìn ra biển Đông, trên bãi cát còn sót lại vài con thuyền nát ngổn ngang trơ mũi. Các đệ tử bà Suna đòi trưởng trại cho vào trong tiếp tế lương thực cho thuyền nhân khi chương trình tái định cư ở nước thứ ba chấm dứt. Cuối cùng trưởng trại cho vào vì nhu cầu lương thực cấp bách. Tôi nhớ truởng trại lúc đó là Sơ Pascal Lê Thị Tríu. Các thuyền nhân dựng lên một ngôi thiền đường bằng tre nứa lá tranh trong trại để tập thiền trong lúc chờ đợi thân nhân ở đệ tam quốc gia bảo lãnh./
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10040)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15106)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14078)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12058)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12743)
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11764)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10775)
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế: Thái Hậu Ỷ Lan.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 13556)
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10609)
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người . Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng học.Tuy nhiên đến nay , các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghĩa chung của văn hóa .
01 Tháng Mười 2013(Xem: 12215)
Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 11012)
Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2013 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu.-- Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13653)
Non nước hữu tình với cảnh ngư dân và bầy trâu, bãi biển thơ mộng với làn nước trong xanh như ngọc đổ ra biển Đông đã tạo cho phố cổ Hội An một nét đẹp yên bình quyến rũ du khách.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 15191)
Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng nhà Quốc Hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình - một di tích không thể thiếu của bề dày di tích lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án:
16 Tháng Năm 2013(Xem: 14709)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 12638)
Đối với ai quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16113)
Một triển lãm ảnh mang tên "Hanoi: Spirit of Place", với bộ ảnh do một nhà cựu ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, chụp trong thời gian ông làm việc ở Hà Nội từ năm 1980-83 vừa được khai trương tại London nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Anh Việt.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12374)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.