11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam

22 Tháng Hai 20217:44 SA(Xem: 9425)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 22 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam

image035

TTO - Nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An đã thực hiện được ước mơ của anh khi ghi vào ống kính của mình đủ 11 điểm định vị lãnh hải Việt Nam. Tuổi Trẻ Xuân Tân Sửu giới thiệu bộ ảnh.


"Sau 11 năm, tôi hoàn thành được mục tiêu đặt chân đến 11 điểm cơ sở đánh dấu lãnh hải Việt Nam". (Ngô Trần Hải An)


Chạm vào biên giới, biên cương, hải đảo lãnh thổ của Tổ quốc luôn luôn là một cảm xúc rất đặc biệt. Tôi nhen nhóm mục tiêu của mình vào một đêm không ngủ dưới bầu trời đầy sao Đại Lãnh và quyết tâm khi được chứng kiến khoảnh khắc một tia sáng chớp lên từ phía chân trời, mặt trời vụt lên trên mặt biển như một đường lửa. Cực đông của Việt Nam trên đất liền - điểm A8 đường định vị lãnh hải - là đây.


Sự kỳ vĩ của thiên nhiên, lời lẽ và kể cả những tấm ảnh cũng khó lòng nói hết được. Ngoài đam mê khám phá, tôi thật sự muốn những hình ảnh, câu chuyện của mình sẽ góp phần lan tỏa đến những người con đất Việt niềm tự hào về biên cương lãnh thổ, biên giới hải đảo của chúng ta.


Chương II, điều 8, Luật biển Việt Nam: Đường cơ sở


“Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.


Theo đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12-11-1982. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Châu và đảo Poulo Wai đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục, được vạch trên các bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.


  Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh Bắc Bộ; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể sau:


  • Hòn Nhạn - A1
  • Hòn Đá Lẻ - A2
  • Côn Đảo & A3, A4, A5
  • Hòn Hải - A6
  • Hòn Đôi - A7
  • Mũi Đại Lãnh - A8
  • Hòn Ông Căn - A9
  • Lý Sơn - A10
  • Cồn Cỏ - A11


Hòn Nhạn A1
đi từ Thổ Chu (Kiên Giang), xung quanh là đá ngầm khiến việc cập bờ vô cùng khó khăn.


Hòn Đá Lẻ - A2 từ Hòn Khoai (Cà Mau). phải sắp xếp, tham khảo kỹ lưỡng thời tiết tới lần thứ hai mới thực hiện được.


Ba điểm A3 - hòn Tài Lớn, A4 - hòn Bông Lan, A5 - hòn Bảy Cạnh ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) tưởng gần, ngỡ dễ nhưng lại rất khó khăn vì phải đi xa, chi phí thuê tàu cao, sóng gió khiến thuyền khó cập vào dễ xảy ra tai nạn, phụ thuộc vào thời tiết và thủy triều...


Điểm A6 - hòn Hải (Bình Thuận), tôi phải xin phép và chờ đợi hơn một năm trời mới có được cơ hội lên chuyến tàu tiếp tế của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung Bộ để vượt 150 hải lý từ Nha Trang. Tàu rời bến được hai giờ đồng hồ thì mưa dông trắng xóa, sóng lớn nhồi giật tung tàu lên cao mấy mét rồi rơi tự do xuống mặt biển. Chúng tôi phải neo tạm ở Mũi Dinh tránh bão, rồi hôm sau tiếp tục neo ở đảo Phú Quý để chờ sóng yên biển lặng. Sau hai ngày đêm, trước mắt tôi là một khối đá sừng sững hiện ra trên biển trong ánh bình minh: hòn Hải.


Hòn Đôi (Khánh Hòa) - A7, hòn Ông Căn (Khánh Hòa).


Điểm A9, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).


Điểm A10, chờ đợi qua những cơn bão số 7, số 8, số 9, số 10 của năm 2020.


Điểm A11 - đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).


image036image037image038image039image040image041image042image043image044image045image046

03 Tháng Năm 2015(Xem: 13167)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14769)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18556)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17999)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 15035)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17059)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15666)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18089)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14818)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14452)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14849)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21700)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16424)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16595)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.