Trung Quốc mở Hội nghị đặc biệt với Ngoại trưởng ASEAN bàn về COC? và chiến lược hợp tác tương lai

07 Tháng Sáu 20218:01 SA(Xem: 6368)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ HAI 07 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Trung Quốc mở Hội nghị đặc biệt với Ngoại trưởng ASEAN bàn về COC? bàn chiến lược hợp tác tương lai (*)


image007Ngoại trưởng Vương Nghị (Trung Quốc); Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn (Việt Nam).


image008Thứ trưởng Ngoại giao VN Nguyễn Quốc Dũng


image009Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng


17:11 07.06.2021URL rút ngắn


Quan chức cấp cao Trung Quốc – ASEAN bàn vấn đề thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông trong khuôn khổ Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại thành phố Trùng Khánh.


Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, thời gian qua, tình trạng còn có các hành động đơn phương, vi phạm các quyền hợp pháp của các nước ven Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin, đi ngược lại các nỗ lực chung của ASEAN- Trung Quốc.


Quan hệ Trung Quốc – ASEAN có nhiều điểm đặc biệt. Theo Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ASEAN là ưu tiên trong chính sách láng giềng của Trung Quốc, đồng thời cho rằng trong số các mối quan hệ giữa ASEAN với các đối tác đối thoại, quan hệ Trung Quốc-ASEAN là quan hệ năng động và hiệu quả nhất.

Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc bàn về ứng xử ở Biển Đông

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 7/6/2021, các quan chức cấp cao ngoại giao ASEAN – Trung Quốc vừa họp bàn về ứng xử ở Biển Đông.


Tại Trùng Khánh, Trung Quốc, trong khuôn khổ Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 19 Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM DOC).


Đây là cuộc họp đầu tiên của các quan chức cao cấp kể từ Hội nghị SOM DOC-18 ở Đà Lạt, Việt Nam tháng 10/2019. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này.


Tại cuộc họp, các nuớc ghi nhận mặc dù chịu tác động của tình hình dịch bệnh phức tạp, ASEAN và Trung Quốc vẫn nỗ lực triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó có hợp tác bảo vệ môi trường biển, đảm bảo đối xử nhân đạo và công bằng đối với ngư dân.


Các nước bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông thời gian qua, trong đó có các hoạt động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho tiến trình hợp tác thực hiện DOC và đàm phán COC.


Đồng thời, ASEAN – Trung Quốc tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng tự do, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 UNCLOS.


ASEAN và Trung Quốc khẳng định cam kết tiếp tục thực hiện nghiêm túc, thiện chí, đầy đủ, hiệu quả DOC.


Các quan chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc nhất trí thúc đẩy tiến trình đàm phán COC và chỉ đạo Nhóm công tác chung sớm nối lại đàm phán COC dưới hình thức phù hợp. Các nước khẳng định lại mong muốn đạt được một COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.


Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng nhận định cho dù duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông là lợi ích chung của ASEAN và Trung Quốc, song vẫn diễn ra tình trạng còn có các hành động đơn phương, vi phạm các quyền hợp pháp của các nước ven Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin, đi ngược lại các nỗ lực chung của ASEAN- Trung Quốc.


“Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng kêu gọi các bên thực hiện nghiêm túc, thiện chí DOC và các cam kết đã có, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, tạo môi trường thuận lợi cho đàm


phán, xây dựng một văn kiện COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và được ủng hộ rộng rãi”, Bộ Ngoại giao cho hay.

Đối thoại ASEAN – Trung Quốc: Tìm chiến lược cho tương lai

Ngày 7 – 8/6/2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao ngoại giao Việt Nam tham dự hai Hội nghị nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc.


Năm 2021 này cũng đánh dấu kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc (1991-2021).


Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc (SACFMM) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ sáu (MLC-6) là một trong những sự kiện trọng tâm của chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm này, dấu mốc lớn trên chặng đường dài nhiều thành tựu trong hợp tác song phương và cũng hứa hẹn điểm khởi đầu mới để phát triển hơn nữa quan hệ hai bên.


Nhìn lại chặng đường 30 năm qua, có thể nói quan hệ đối thoại và hợp tác ASEAN-Trung Quốc phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội.


Nhìn lại lịch sử, theo Bộ Ngoại giao, năm 1991, ASEAN và Trung Quốc bắt đầu quá trình đối thoại song phương. Năm 2003, Trung Quốc tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), trở thành đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN và hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.


Trong 30 năm qua, hai bên đã duy trì đối thoại và trao đổi thường xuyên ở các cấp để vượt qua khác biệt, thúc đẩy hợp tác. ASEAN và Trung Quốc tiến hành tham vấn về các vấn đề chính trị-an ninh mà hai bên cùng quan tâm thông qua các cơ chế như Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc, Hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc…


Hai bên đã ký một loạt văn kiện quan trọng trong lĩnh vực chính trị và an ninh, trong đó có Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng (năm 2003), Tuyên bố chung ASEAN và Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống (năm 2002), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC, ký năm 2002.


Trung Quốc cũng ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong các tiến trình khu vực do ASEAN khởi xướng như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).


Hai bên hợp tác trong khuôn khổ cơ chế Bộ trưởng và quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc về tội phạm xuyên quốc gia, ký Bản ghi nhớ ASEAN-Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống vào năm 2004 và gia hạn vào năm 2009, thông qua Kế hoạch công tác ASEAN-Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực tội phạm xuyên quốc gia giai đoạn 2019-2023.


 Ngoài ra, Trung Quốc tham gia hợp tác chống buôn bán ma túy trái phép với ASEAN thông qua cơ chế Tham vấn các quan chức cao cấp ASEAN với Trung Quốc về các vấn đề ma túy.


ASEAN – Trung Quốc: Đối tác kinh tế quan trọng của nhau

Hợp tác kinh tế-thương mại là điểm sáng trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc, với bước tiến quan trọng vào tháng 11/2002, hai bên ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, tiền thân của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ASEAN-Trung Quốc.


 Năm 2010, Khu vực Thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) đã được hình thành và đi vào hoạt động


Với nỗ lực đẩy mạnh hợp tác của cả hai bên, khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc đã trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ ba thế giới, sau Khu vực thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (Mỹ-Mexico-Canada) và hai bên từng bước trở thành đối tác thương mại quan trọng của nhau.


Tính từ khi thiết lập quan hệ vào năm 1991 đến nay, tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã tăng gấp 63 lần, từ mức 7,96 tỷ USD năm 1991 lên 507,9 tỷ USD năm 2019.


Năm 2005, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thứ yếu của ASEAN với kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm 3,7% kim ngạch xuất khẩu toàn khu vực, thấp hơn nhiều so với thị trường Mỹ (17,5%), Nhật Bản (12,5%) và EU (8,7%). Tuy nhiên, năm 2018, Trung Quốc đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của ASEAN với thị phần lên tới 13,9%, vượt qua Mỹ và EU có cùng tỷ trọng 11,2%; Nhật Bản là 7,9%.


Không những vậy, Trung Quốc đồng thời còn là thị trường có lượng hàng hóa xuất khẩu vào ASEAN cao nhất. Năm 2018, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu vào ASEAN từ thị trường Trung Quốc lên tới 20,5%, cao hơn gấp 4 lần tỷ trọng 5,4% của năm 2005 và cao hơn nhiều so với các thị trường EU (9,2%), Nhật Bản (8,4%) và Mỹ (7,4%).


Sau khi ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020, Trung Quốc là một trong những nước Đối tác đầu tiên của ASEAN sớm hoàn tất thủ tục thông qua nội bộ Hiệp định RCEP.


Ở chiều ngược lại, ASEAN cũng dần trở thành đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tính đến năm 2019, ASEAN đã liên tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc (sau EU) với thị phần thương mại lên mức 14%, mức cao nhất kể từ khi thống kê vào năm 1992 và tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương luôn ở mức cao.


Hội chợ ASEAN-Trung Quốc (CAEXPO), được tổ chức thường niên tại Nam Ninh, Trung Quốc từ năm 2004, là một trong những sự kiện nổi bật nhằm giới thiệu hàng hóa, sản phẩm của ASEAN và Trung Quốc và thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai bên. Bên lề CAEXPO, Hội nghị thượng đỉnh về Đầu tư và Kinh doanh ASEAN-Trung Quốc (CABIS) cũng được tổ chức.


Bước sang năm 2020, mặc dù phải gồng mình chống lại dịch bệnh Covid-19, nhưng quan hệ thương mại giữa hai bên đã được nâng lên cả về quy mô và chất lượng. Hợp tác vẫn được duy trì và tăng trưởng tốt, kim ngạch thương mại ASEAN - Trung Quốc tăng 32,9% và thương mại với ASEAN chiếm 15% toàn bộ kim ngạch thương mại của Trung Quốc, Nhờ đó, lần đầu tiên ASEAN đã vượt qua EU để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.


Đẩy mạnh các nỗ lực khôi phục các hoạt động kinh tế, giao thương là ưu tiên hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc.


Hai bên đang tích cực hợp tác triển khai hiệu quả các Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện (ACFTA), Năm hợp tác kinh tế số ASEAN-Trung Quốc 2020, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên trao đổi thương mại-đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khắc phục tác động của dịch bệnh…


ASEAN là ưu tiên trong chính sách láng giềng của Trung Quốc

Không chỉ đạt được kết quả đáng ghi nhận trong thương mại hàng hóa, hai bên còn không ngừng đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau như đầu tư, kết nối, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế….


Đặc biệt, năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ASEAN và Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong phòng chống Covid-19. Trung Quốc cũng là nước đối tác đầu tiên chủ động thúc đẩy hợp tác ứng phó Covid-19 với ASEAN ngay từ đầu năm 2020.


Thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Trung Quốc tích cực thúc đẩy các sáng kiến hợp tác với ASEAN ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và phục hồi toàn diện.


Trong số các đối tác đối thoại của ASEAN, Trung Quốc là đối tác số một trên nhiều phương diện, điều này cho phép quan hệ của hai bên được xác định là toàn diện, tiên phong và sáng tạo.


Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc diễn ra tháng 11/2020, các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc cùng nhận định hai bên đã chia sẻ những lợi ích chung hết sức to lớn và sự hợp tác giữa song phương trong những năm qua đã tạo nền tảng để ASEAN-Trung Quốc có thể tiếp tục tăng cường hợp tác thực chất và hiệu quả hơn nữa.


Đánh giá về quan hệ hai bên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nêu rõ ASEAN là ưu tiên trong chính sách láng giềng của Trung Quốc, đồng thời cho rằng trong số các mối quan hệ giữa ASEAN với các đối tác đối thoại, quan hệ Trung Quốc-ASEAN là quan hệ năng động và hiệu quả nhất.


Theo ông Vương Nghị, mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực. Quan chức ngoại giao Trung Quốc hy vọng hai bên sẽ phối hợp nâng tầm quan hệ Trung Quốc-ASEAN và xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-ASEAN chặt chẽ hơn.


Đồng quan điểm này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân lưu ý rằng việc hai bên tổ chức các cuộc gặp trực tiếp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến gay gắt cho thấy các nước coi trọng và đặt nhiều kỳ vọng vào mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN trong tình hình mới.


Trong khi đó, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi khẳng định, mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc có ý nghĩa to lớn, đồng thời kỳ vọng hai bên sẽ nắm bắt cơ hội kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại để nâng tầm mối quan hệ.


Năm 2021 đã được coi là Năm Phát triển bền vững ASEAN-Trung Quốc. Trong bối cảnh cả ASEAN và Trung Quốc đang cùng phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn do những biến động khó lường trên thế giới và đặc biệt, do tác động của đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trong khu vực, có thể nói, ưu tiên hàng đầu lúc này của cả hai là đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo đời sống bình yên cho người dân, đồng thời duy trì môi trường ổn định chung để cùng nhau khôi phục và phát triển sau đại dịch.


Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc trong suốt 30 năm qua đã được xây dựng trên nhận thức chung về việc duy trì quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời thông qua đối thoại để giải quyết bất đồng, thiết lập sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.


Điều đó sẽ tạo thêm xung lực đưa quan hệ hai bên phát triển lên tầm cao mới, đem lại lợi ích thiết thực cho cả ASEAN lẫn Trung Quốc, đồng thời đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực.


(theo Sputnik Viet Nam)


https://vn.sputniknews.com/asia/2021060710610177-asean-trung-quoc-ban-ve-bien-dong-va-chien-luoc-hop-tac-tuong-lai/


(*) Tựa của VHO

23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18102)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13538)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13783)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13759)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13579)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13567)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 13137)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 14023)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 14117)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13588)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19823)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61879)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14935)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14900)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13517)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.