AUKUS: Liên minh tam cường Mỹ, Anh, Úc và chiến lược “răn đe tổng hợp”

19 Tháng Mười 20216:20 SA(Xem: 5135)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ HAI 18 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


AUKUS: Liên minh tam cường Mỹ, Anh, Úc và chiến lược “răn đe tổng hợp”

image018

Báo cáo: Mỹ nên cho Úc tiếp cận các hoạt động ở Philippines, Singapore, Guam


HÒA ĐẶNG


16/10/2021


(PLO)- Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Mỹ (Sydney), Mỹ nên cho Úc tiếp cận các hoạt động của Washington ở Philippines, Singapore và Guam nhằm tăng cường "khả năng răn đe tổng hợp".


Tờ South China Morning Post dẫn một báo cáo mới đây cho rằng các lực lượng quân sự của Úc và Mỹ nên tích hợp hơn nữa theo “chiến lược răn đe tập thể”, theo đó cho phép Canberra tiếp cận các hoạt động của Mỹ ở Philippines, Singapore và Guam.


Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Mỹ có trụ sở tại Sydney, Mỹ và Úc nên xem xét "các thỏa thuận tiếp cận kết hợp" mới trong nỗ lực nhằm tăng cường "khả năng răn đe tổng hợp" nhằm đối phó sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.


image019Báo cáo: Mỹ nên cho Úc tiếp cận các hoạt động ở Philippines, Singapore, Guam. Ảnh: AP


“Việc Úc tiếp cận nhiều hơn các địa điểm hoạt động của Mỹ ở Guam, Philippines và Singapore có thể làm tăng đáng kể dấu ấn chiến lược của Lực lượng Phòng vệ Úc” – bà Jane Hardy, cựu quan chức tổng lãnh sự Úc tại Honolulu, nhận xét.


Theo báo cáo, Washington vận hành một số cơ sở quân sự lớn trên đảoGuam và có quyền tiếp cận các cơ sở ở Singapore và Philippines theo các hiệp ước an ninh.


Washington cũng nên cho phép Canberra tham gia vào giai đoạn đầu của kế hoạch quân sự, bao gồm các kịch bản dự phòng liên quan "chiến thuật vùng xám hoặc việc Trung Quốc sử dụng vũ lực hạn chế", theo báo cáo.


“Răn đe tổng hợp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Thúc đẩy Liên minh Úc-Mỹ” cũng liên quan sự hỗ trợ nhiều hơn cho các quốc gia khác khó chịu trước các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở các vùng biển khu vực, bằng cách chuyển sang "lập kế hoạch và điều phối việc di chuyển của tàu chiến một cách rõ ràng hơn để có tác dụng răn đe chung”, báo cáo nêu thêm.


Báo cáo viết: “Lực lượng tuần duyên Mỹ và Lực lượng Biên phòng Úc nên cùng thảo luận để xác định các phương thức lý tưởng cho các hoạt động hiện diện hàng hải kết hợp”.


Trước đó, Mỹ, Anh, Úc đã công bố thiết lập quan hệ an ninh ba bên AUKUS, theo đó sẽ hỗ trợ Canberra xây dựng hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.


Có một vài nước vùng Đông Nam Á “lo ngại và thăm dò” chiến lược AUKUS nhưng Nhật và Philippines hoan nghênh AUKUS. Indonesia và Malaysia đưa ra lo ngại về viễn cảnh một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Ấn Độ không công khai lập trường, song nhấn mạnh rằng AUKUS không liên quan đối thoại an ninh “Bộ tứ” giữa nước này với Mỹ, Úc và Nhật.


Ông James Goldrick - cựu đô đốc thuộc Hải quân Hoàng gia Úc - cho rằng các kế hoạch thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực cần phải “quan tâm đúng mức đến mối quan tâm của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia ở Đông Nam Á”.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Nam Thái Bình Dương: Thế thượng phong sẽ thuộc về Úc hay Trung Quốc?
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30492)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16771)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16731)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23481)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22426)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22678)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16272)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18147)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16439)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16727)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16180)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17763)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19005)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16185)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16602)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15422)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16172)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17078)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18821)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17471)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.