Đàm phán Gomel 1 kết thúc; Kyiv gia nhập EU; Moscow gia tăng áp lực quân sự

01 Tháng Ba 20227:30 SA(Xem: 3948)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI-BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ BA 01 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến sự Ukraine ngày thứ 8


Đàm phán Gomel 1 kết thúc; Kyiv gia nhập EU; Moscow gia tăng áp lực quân sự

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLNE

01/3/2022


28/2/2022, chỉ trong vòng 6 tiếng cùng ngày, cuộc đàm phán tìm cách giải quyết chiến cuộc Ukraine của hai phái đoàn Moscow và Kyiv ở thành phố Gomel-Belarus đã nhanh chóng kết thúc trong bầu không khí ngập tràn khói lửa.


Phái đoàn đàm phán Kyiv gồm cố vấn văn phòng tổng thống Ukraine Mykhailo Podoliak, Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov và Thứ trưởng Ngoại giao Mykola Tochytskyi.


Dẫn đầu phái đoàn đàm phán Moscow, Cố vấn Tổng thống Nga, ông Vladimir Medinsky, cho biết nước này muốn đạt thỏa thuận với Ukraine để chấm dứt xung đột. "Chúng tôi chắc chắn quan tâm đến chuyện đạt được một số thỏa thuận càng sớm càng tốt", AFP dẫn lời ông Medinsky nói. (theo TNO 28/2/2022)


Điều kiện của Nga được Tổng thống Vladimir Putin nêu trong cuộc điện đàm ngày 28/02/2022 với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron, gồm ba điểm:


1/ Công nhận bán đảo Crimée, Matxcơva sáp nhập năm 2014, là lãnh thổ của Nga;


2/ Phi quân sự Ukraina và giải trừ phát xít chính quyền Kiev;


3/ Cam kết “tình trạng trung lập” của Ukraina.


Trong bản tóm lược về cuộc điện đàm, điện Kremlin nhấn mạnh đây là ba điều kiện tiên quyết để giải quyết cuộc xung đột … Nhưng chỉ vài phút sau cuộc điện đàm, nhiều hình ảnh cho thấy quân Nga tấn công các khu dân cư ở thành phố Kharkov. (theo RFI 28/2/2022)


Phía Ukraina yêu cầu “ngừng bắn ngay lập tức và rút hết quân Nga khỏi lãnh thổ Ukraina”.


Cùng ngày 28/2/2022, một biến cố chính trị được quyết định ở Kyiv, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã chính thức ký đơn gia nhập Liên minh Âu châu (EU) thông qua một “tiến trình đặc biệt”. Trước đó, trả lời đài Eurosnews, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nêu mong muốn kết nạp Ukraina vào EU « trong tương lai gần ». (theo RFI)


Đáp trả hành động chính trị của Kyiev, Kharkiv - một thành phố ở miền đông Ukraine sát biên giới Russia đã biến thành hỏa ngục dưới mưa pháo của quân Nga.

image005

Theo hình ảnh vệ tinh từ Maxar Technologies, quân nga đang tiến dần về thủ đô Kyiv, một thành phố gần 3 triệu người. Đoàn xe bọc thép, xe tăng, pháo binh và xe vận tải tiếp liệu cách trung tâm thủ đô 25 km (17 dặm) kéo dài khoảng 65 km (40 dặm). (AP)


image007image009Hình ảnh vệ tinh Maxar Technologies cho thấy đoàn xe quân sự của Nga tại đông nam Ivankiv, phía bắc thủ đô Kyiv, Ukraine, ngày 28/2/2022. AP


Tổng thống Zelenskyy nói rằng Nga đang sử dụng các cuộc không kích để gây áp lực lên chính phủ của ông. Ông không cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc đàm phán giữa các đặc phái viên Ukraine và Nga, nhưng ông nói vào tối thứ Hai rằng Kyiv không sẵn sàng nhượng bộ “khi một bên đang tấn công bên khác bằng pháo tên lửa”. (theo AP 28/2/2022)


Ông Zelensky không nêu chi tiết nào về các cuộc đàm phán kéo dài 6 tiếng đồng hồ. Ông nói rằng thủ đô Kyiv vẫn là “mục tiêu chính” đối với Nga và các lực lượng Nga cũng đã nã pháo vào thành phố Kharkiv. (theo VOA 28/2/2022)


image011Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng thủ đô Kyiv vẫn là “mục tiêu chính” đối với Nga và các lực lượng Nga cũng đã nã pháo tàn bạo vào thành phố Kharkiv. Ảnh: UKRINFORM


Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podoliak, người tham gia cuộc đàm phán, cho biết 2 phái đoàn đã thảo luận về một số chủ đề ưu tiên và hiện đang trở về thủ đô để tham khảo ý kiến về các quyết định tiếp theo.


Ngoài ra, theo ông Podoliak, Ukraine và Nga đã thảo luận về khả năng tổ chức vòng đàm phán thứ hai trong tương lai gần.


Lý Kiến Trúc

California 28/2/2022
03 Tháng Năm 2015(Xem: 13153)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14765)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18535)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17986)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 15026)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17046)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15663)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18086)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14807)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14428)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14841)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21690)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16404)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16581)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.