Đàm phán Gomel 1 kết thúc; Kyiv gia nhập EU; Moscow gia tăng áp lực quân sự

01 Tháng Ba 20227:30 SA(Xem: 3909)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI-BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ BA 01 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến sự Ukraine ngày thứ 8


Đàm phán Gomel 1 kết thúc; Kyiv gia nhập EU; Moscow gia tăng áp lực quân sự

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLNE

01/3/2022


28/2/2022, chỉ trong vòng 6 tiếng cùng ngày, cuộc đàm phán tìm cách giải quyết chiến cuộc Ukraine của hai phái đoàn Moscow và Kyiv ở thành phố Gomel-Belarus đã nhanh chóng kết thúc trong bầu không khí ngập tràn khói lửa.


Phái đoàn đàm phán Kyiv gồm cố vấn văn phòng tổng thống Ukraine Mykhailo Podoliak, Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov và Thứ trưởng Ngoại giao Mykola Tochytskyi.


Dẫn đầu phái đoàn đàm phán Moscow, Cố vấn Tổng thống Nga, ông Vladimir Medinsky, cho biết nước này muốn đạt thỏa thuận với Ukraine để chấm dứt xung đột. "Chúng tôi chắc chắn quan tâm đến chuyện đạt được một số thỏa thuận càng sớm càng tốt", AFP dẫn lời ông Medinsky nói. (theo TNO 28/2/2022)


Điều kiện của Nga được Tổng thống Vladimir Putin nêu trong cuộc điện đàm ngày 28/02/2022 với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron, gồm ba điểm:


1/ Công nhận bán đảo Crimée, Matxcơva sáp nhập năm 2014, là lãnh thổ của Nga;


2/ Phi quân sự Ukraina và giải trừ phát xít chính quyền Kiev;


3/ Cam kết “tình trạng trung lập” của Ukraina.


Trong bản tóm lược về cuộc điện đàm, điện Kremlin nhấn mạnh đây là ba điều kiện tiên quyết để giải quyết cuộc xung đột … Nhưng chỉ vài phút sau cuộc điện đàm, nhiều hình ảnh cho thấy quân Nga tấn công các khu dân cư ở thành phố Kharkov. (theo RFI 28/2/2022)


Phía Ukraina yêu cầu “ngừng bắn ngay lập tức và rút hết quân Nga khỏi lãnh thổ Ukraina”.


Cùng ngày 28/2/2022, một biến cố chính trị được quyết định ở Kyiv, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã chính thức ký đơn gia nhập Liên minh Âu châu (EU) thông qua một “tiến trình đặc biệt”. Trước đó, trả lời đài Eurosnews, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nêu mong muốn kết nạp Ukraina vào EU « trong tương lai gần ». (theo RFI)


Đáp trả hành động chính trị của Kyiev, Kharkiv - một thành phố ở miền đông Ukraine sát biên giới Russia đã biến thành hỏa ngục dưới mưa pháo của quân Nga.

image005

Theo hình ảnh vệ tinh từ Maxar Technologies, quân nga đang tiến dần về thủ đô Kyiv, một thành phố gần 3 triệu người. Đoàn xe bọc thép, xe tăng, pháo binh và xe vận tải tiếp liệu cách trung tâm thủ đô 25 km (17 dặm) kéo dài khoảng 65 km (40 dặm). (AP)


image007image009Hình ảnh vệ tinh Maxar Technologies cho thấy đoàn xe quân sự của Nga tại đông nam Ivankiv, phía bắc thủ đô Kyiv, Ukraine, ngày 28/2/2022. AP


Tổng thống Zelenskyy nói rằng Nga đang sử dụng các cuộc không kích để gây áp lực lên chính phủ của ông. Ông không cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc đàm phán giữa các đặc phái viên Ukraine và Nga, nhưng ông nói vào tối thứ Hai rằng Kyiv không sẵn sàng nhượng bộ “khi một bên đang tấn công bên khác bằng pháo tên lửa”. (theo AP 28/2/2022)


Ông Zelensky không nêu chi tiết nào về các cuộc đàm phán kéo dài 6 tiếng đồng hồ. Ông nói rằng thủ đô Kyiv vẫn là “mục tiêu chính” đối với Nga và các lực lượng Nga cũng đã nã pháo vào thành phố Kharkiv. (theo VOA 28/2/2022)


image011Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng thủ đô Kyiv vẫn là “mục tiêu chính” đối với Nga và các lực lượng Nga cũng đã nã pháo tàn bạo vào thành phố Kharkiv. Ảnh: UKRINFORM


Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podoliak, người tham gia cuộc đàm phán, cho biết 2 phái đoàn đã thảo luận về một số chủ đề ưu tiên và hiện đang trở về thủ đô để tham khảo ý kiến về các quyết định tiếp theo.


Ngoài ra, theo ông Podoliak, Ukraine và Nga đã thảo luận về khả năng tổ chức vòng đàm phán thứ hai trong tương lai gần.


Lý Kiến Trúc

California 28/2/2022
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 24283)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 19853)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 15824)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 14690)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15854)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14895)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15212)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17628)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15229)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15872)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14995)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17297)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 16034)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 16169)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16800)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17676)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16944)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18203)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16801)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22321)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà