Từ 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa đến 6 vị trí biển phong tỏa Đài Loan

31 Tháng Tám 20229:00 SA(Xem: 3367)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG- HOA ĐÔNG - THỨ TƯ 31 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Từ 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa đến 6 vị trí biển phong tỏa Đài Loan


Từ năm 2013, chiến lược thiết lập chuỗi đảo/căn cứ hỏa lực ở Trường Sa, và hiện nay PLA đang đóng đô 6 vị trí hải điểm linh hoạt trên mặt biển “phong tỏa” Đài Loan.


Tự do hàng không hàng hải có đủ sức ngăn cản hành vi đòi chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông, và sắp tới ở các vùng biển quanh đảo ngọc Đài Loan hay không?

image023

Chiêu bài đặt sự đã rồi của Trung Quốc từ eo biển Đài Loan đến Biển Đông


Ngô Minh Trí


31/08/2022


Sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp một số biện pháp hỗ trợ là cách thức Trung Quốc thiết lập quyền kiểm soát đối với một số vùng biển trong khu vực.


Tối 30/8/2022, Cơ quan phòng vệ Đài Loan thông báo vừa bắn cảnh cáo một máy bay không người lái của Trung Quốc đại lục xâm nhập khu vực Đài Bắc kiểm soát. Trước đó, Reuters dẫn thông tin từ Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho hay 24 máy bay và 11 tàu quân sự của Quân đội Trung Quốc (PLA) đã hiện diện xung quanh Đài Loan vào hôm 30/8.


Kể từ sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm Đài Loan vào ngày 2/8/2022, Bắc Kinh đã không ngừng gia tăng sức ép quân sự nhằm vào Đài Bắc bằng một loạt cuộc tập trận, kết hợp nhiều hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan. Theo một nhận định của giới chức Đài Loan, Bắc Kinh đang sử dụng hoạt động quân sự để xóa nhòa đường trung tuyến ở eo biển này.


image025Oanh tạc cơ H-6K của Trung cộng trong một lần được nhìn thấy ở Biển Đông. Nguồn ảnh Chinamil.com.cn


Thiết lập “bình thường mới” trên biển


Gần 70 năm qua, đường trung tuyến vừa nêu được xem là “giới tuyến” trên biển để phân định giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Thực tế, dù không công nhận đường trung tuyến, nhưng Bắc Kinh trong suốt nhiều năm cũng hạn chế các hoạt động quân sự vượt qua đường phân định này. Vì thế, việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự gần như xóa mờ đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan có thể xem là động thái tăng cường kiểm soát vùng biển này.


Không những vậy, ngày 29/8/2022, tờ South China Morning Post dẫn lời phát ngôn viên của Không quân Trung Quốc cho hay PLA sẽ triển khai oanh tạc cơ chiến lược H-6K kết hợp cùng máy bay tiếp liệu trên không để tuần tra thường xuyên hơn ở eo biển Đài Loan.


Trả lời Thanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện nghiên cứu Hudson, Mỹ) phân tích: “Những năm gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động xung quanh Đài Loan. Ví dụ, trong quá khứ, Trung Quốc không tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở phía Thái Bình Dương của Đài Loan. Tuy nhiên, thời gian qua Trung Quốc đã triển khai một Mẫu hạm và tổ chức các cuộc tập trận để chứng tỏ sự hiện diện quân sự của họ. Chiến hạm và chiến cơ Trung Quốc thường xuyên qua lại vùng biển giữa Đài Loan và Nhật Bản”.


Về động thái mới ở trên, TS Nagao đánh giá: “Oanh tạc cơ chiến lược H-6K có thể mang tên lửa hành trình cho phép PLA có khả năng tấn công các tàu hải quân hỗ trợ Đài Loan từ phía Thái Bình Dương Dương. Năng lực hoạt động của H-6K càng trở nên lớn hơn khi hoạt động cùng máy bay tiếp dầu trên không.


Đây cũng là một bước tiến bộ để Trung Quốc gia tăng khả năng kiểm soát ở khu vực này”.


Qua đó, như giới phân tích chỉ ra thì Bắc Kinh đang từng bước thiết lập trạng thái “bình thường mới” ở eo biển Đài Loan với sự hiện diện quân sự lớn hơn.


Hoạt động ở Biển Đông và Đài Loan


Thực tế, Trung Quốc nhiều năm qua cũng liên tục tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông để đẩy mạnh khả năng kiểm soát thực tế vùng biển này.


Các oanh tạc cơ thuộc dòng H-6 cùng máy bay trinh sát, máy bay cảnh báo sớm đã xuất hiện tại một số thực thể ở quần đảo Trường Sa được cho là ở 7 đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực của Trung cộng thiết lập từ năm 2013. Trung Quốc cũng triển khai nhiều khí tài đến Trường Sa. (theo TNO)


image027Tên lửa Harpoon được phóng đi từ một tàu chiến của Mỹ. Hải quân Mỹ


Tờ Politico ngày 29.8 dẫn 3 nguồn tin tiết lộ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định đề xuất với quốc hội nước này việc bán cho Đài Loan số vũ khí ước tính trị giá 1,1 tỉ USD, giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung đã dâng cao vì hòn đảo.


Gói vũ khí dự kiến bao gồm 60 tên lửa diệt hạm AGM-84L Harpoon Block II có giá 355 triệu USD, 100 tên lửa không đối không chiến thuật AIM-9X Block II Sidewinder có giá 85,6 triệu USD, bên cạnh 655,4 triệu USD để gia hạn hợp đồng radar giám sát. Tuy nhiên, kế hoạch của Nhà Trắng vẫn đang ở giai đoạn đầu và có thể thay đổi.


Trong khi đó, Công ty quốc phòng Northrop Grumman tuần trước cho hay họ đã thử nghiệm thành công việc phóng tên lửa hành trình tàng hình tầm xa AGM-158B JASSM-ER từ máy bay ném bom B-2 của quân đội Mỹ, theo South China Morning Post. Giới phân tích cho rằng việc này sẽ giúp B-2 mở rộng phạm vi tấn công và có thể “đe dọa” các tàu chiến Trung Quốc.


Trong một diễn biến khác, trang USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 29.8 cho biết tàu tấn công đổ bộ USS Tripoli (LHA-7) và các thành phần của Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 31 đang ở Biển Đông để thử nghiệm khái niệm “hàng không Mẫu hạm hạng nhẹ”. Lam Vũ


Nhận định khi trả lời Thanh Niên ngày 30.8, ông Carl O. Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ và đang giảng dạy tại Đại học Hawaii Thái Bình Dương về quan hệ quốc tế, lịch sử) cho rằng: “Trung Quốc đang sử dụng chiến lược giống nhau ở eo biển Đài Loan và Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố vùng biển là của Trung Quốc và nếu các nước làm theo những gì Bắc Kinh muốn thì sẽ mặc nhiên trở thành vùng biển của Trung Quốc”.


Tương tự khi trả lời Thanh Niên, TS Swee Lean Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore) cũng nhận định: “Đó là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực vì nước này đang tăng cường sức mạnh viễn chinh tốt hơn. Những gì họ áp dụng ở eo biển Đài Loan, họ có thể áp dụng ở Biển Đông”.


Tuy nhiên, theo ông Collin Koh, có sự khác biệt địa lý nhất định giữa eo biển Đài Loan và Biển Đông nên cách thức Trung Quốc áp dụng chiến lược trên ở 2 vùng biển có thể khác nhau.


Còn theo TS Nagao, các nhóm tổ hợp máy bay ném bom và máy bay tiếp dầu này có thể triển khai khu vực rộng lớn hơn trên Biển Đông. Điều này có nghĩa là Trung Quốc có thể cảnh báo loại trừ tàu quân sự nước ngoài ra khỏi Biển Đông.


Trong bối cảnh như vậy, ông Nagao cho rằng: “Để ngăn Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là biển của họ, các nước xung quanh Trung Quốc tiếp tục đi vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông”.


“Quan sát các hoạt động quân sự của Trung cộng ở hai vùng biển Đài Loan và Biển Đông, giới phân tích cho rằng từ năm 2013, chiến lược thiết lập chuỗi đảo/căn cứ hỏa lực ở Trường Sa, và hiện nay PLA đang đóng đô 6 vị trí hải điểm linh hoạt trên mặt biển “phong tỏa” Đài Loan – nằm trong chiến lược “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh – nhằm đối đầu với chiến lược Indo-Pacific của Hoa Kỳ và đồng minh. 


Không kể đến các hoạt động ngoại giao “phù phiếm”, người ta tự hỏi các chiến dịch quân sự về Tự do hàng không hàng hải (FONOPs) có đủ sức ngăn cản hành vi đòi chủ quyền lãnh thồ quá mức của Trung cộng ở Biển Đông, và sắp tới ở các vùng biển quanh đảo ngọc Đài Loan hay không?”


Thực tế, Trung cộng đã làm chủ an ninh vùng biển Hoàng Sa và vùng biển Trường Sa, hai khu vực có vị trí an ninh chiến lược ở Biển Đông, tuy có khác nhau về địa lý, về kế hoạch phòng thủ lẫn tấn công, nhưng PLA chứng tỏ họ đã hiện diện quân đội và vũ khí thường xuyên ở hai khu vực nêu trên.


Các chiến hạm tấn công của Mỹ đã nhiều lần áp sát các đảo ở Hoàng Sa và các đảo nhân tạo ở Trường Sa, nhưng cho đến nay, tình hình nguyên trạng vẫn chưa nổ ra biến cố nào. (theoVHO)

31 Tháng Tám 2015(Xem: 14423)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13904)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13473)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14642)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14259)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15846)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14864)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14770)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15566)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19799)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14519)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.