Viễn ảnh bãi Scarborought Shoal

19 Tháng Giêng 20234:23 CH(Xem: 517)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG  – THỨ NĂM JAN 19, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Viễn ảnh bãi Scarborought Shoal


Mỹ và Việt Nam sẽ phản ứng ra sao nếu có liên minh dầu khí Manila – Bắc Kinh?


image016Ảnh trên: Tòa án Tối cao Philippines họp ngày 10/1/2023. PHOTO BY RENE H. DILAN. Ảnh dưới: Viễn ảnh khai thác dầu khí ở bãi Scarborought Shoal giữa Manila và Bắc Kinh. Bản đồ minh họa: VHO/Google Earth Map.

image018

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

18/1/2023


Kỳ 2


Phán quyết của Tòa Tối cao Philippines đưa ra ngày 10/1/2023 “xóa sổ” dự án JMSU 2005 “vô giá trị- vi hiến chỉ sau chuyến đi của Tổng thống Marcos Jr đến Bắc Kinh đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 04/1/2023.


“Xóa sổ” dự án JMSU 2005 được xem là bước mở đường cho các dự án khác không có Việt Nam chen chân vào.


Thế nhưng, việc khai thác dầu khi ở biển Tây Philippines hay ở biển-quần đảo Trường Sa, nơi đang diễn ra các cuộc tranh chấp chủ quyền, nơi được cho có tiềm năng dầu khí rất lớn. Một mối lợi kinh tế hàng trăm triệu, hàng tỷ đôla hấp dẫn cho ba bên Việt-Trung-Phi.


Như bài trước chúng tôi đưa ra giả thuyết bãi Maccalesfield Bank, tạm cho là bãi ngầm “lơ lửng” là địa điểm có thể được thăm dò khai thác.


Trong bài kỳ này, chúng tôi đưa ra giả thuyết bãi Scarborought Shoal, tạm cho là bãi ngầm “lơ lửng” trong quá khứ đã diễn ra nhiều xung đột mạnh giữa Manila – Bắc Kinh, thậm chí cả Hoa Kỳ.


Scarborought Shoal cách tỉnh Zambales, Luzon 120 hải lý, nơi không chỉ có dấu vết mỏ dầu khí hay ngư trường đánh bắt cá truyền thống của ngư phủ Phi Luật Tân mà còn mang ý nghĩa chiến lược quân sự.


Năm 2017, trang www. Philstar.com loan tin, Phó Thẩm phán của Tòa án Tối cao Antonio Carpio cho biết “Scarborough là một vị trí chiến lược đối với Trung Quốc vì nó bảo vệ lối ra Thái Bình Dương, nơi sẽ cho phép họ bắn tên lửa hướng tới Mỹ trong tương lai;


“Bãi cạn Scarborough chắn lối ra Thái Bình Dương vì tàu ngầm, tàu ngầm vũ trang hạt nhân của Trung Quốc đóng ở đảo Hải Nam, vì nếu họ bắn tên lửa ở Biển Đông thì những tên lửa đó sẽ không đến được Mỹ vì tầm bắn chỉ khoảng 7.500 km”, ông còn cho biết Trung Quốc có thể đòi Bãi cạn Scarborough giống như cách họ đã làm với Đá Vành Khăn ở Quần đảo Trường Sa năm 1995”;


“Carpio cảnh báo rằng sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough có nghĩa là họ đang lên kế hoạch gì đó. "Tôi nghĩ rằng bãi cạn Scarborough là bãi cạn cuối cùng mà họ sẽ cải tạo và xây dựng thành một hòn đảo nhân tạo để làm nơi ở, đặt căn cứ không quân và hải quân và điều đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào",


“Trung Quốc sẽ phải đến giữa Thái Bình Dương để có thể phóng tên lửa có thể vươn tới Mỹ. “Họ phải đi đến giữa Thái Bình Dương và lối ra duy nhất của họ là kênh Bashi (Ba sĩ) và căn cứ không quân và hải quân của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough sẽ bảo vệ lối ra đó vào eo bể Bashi”, nằm ở Batanes ngoài khơi phía bắc Luzon, Bashi là tuyến đường đi vào hoặc ra khỏi Tây Thái Bình Dương.”


Nhưng Trung Quốc sẽ không chiếm Scarborough để xây dựng thành một hòn đảo nhân tạo vì phản ứng quyết liệt của Philippines và Mỹ. Bắc Kinh thừa hiểu rằng nếu chiến tranh nổ ra, Mỹ sẽ bảo vệ Manila dựa vào hiệp ước An ninh 1951, hơn nữa 7 đảo nhân tạo/căn cứ quân sự của Bắc Kinh đang gia công ở trung tâm quần đảo Trường Sa mới được 3 năm chưa đủ lực phản công hải quân Hoa Kỳ.


Đồng thời, Phán quyết chung cuộc của Tòa Thường trực The Hague ngày 12/7/2016 được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn kết luận yêu sách toàn diện của Trung Quốc đối với (Biển South China Sea) họ tự vẽ ra đường chín đoạn mà họ cho là ranh giới lịch sử của họ là bất hợp pháp.


Theo UNCLOS 1982, Scarborought Shoal nằm trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Philippines (120 hải lý).


Năm 2023, “Diễn biến vô lường” qua chuyến đi Bắc Kinh của tân Tổng thống Philippines Marcos Jr, có làm thay đổi những cái đầu hiếu chiến đầy tham vọng ở Bắc Kinh biến mục tiêu quân sự ở bãi Scarborought trở thành mục tiêu kinh tế hay không?


Và nếu thực sự Scarborought có mỏ dầu khí, Manila và Bắc Kinh cùng hợp tác khai thác làm ăn thì phản ứng của Mỹ sẽ ra sao.


Tổng thống Marcos đang đứng trước sự lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình cho Philippines.


Ai cấm Hạm đội Nam Hải của Bắc Kinh sẽ kéo đến Scarborought để bảo vệ cuộc làm ăn của họ?


Xin chờ.


image019Tàu thăm dò Địa chất Hải Dương 8 và các chuyên viên phục vụ trên tàu làm náo động khi xâm nhập bám trụ ba tháng ở bãi Tư Chính ngày 03/7/2019. Ngày 07/10/2019 - TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị các uỷ viên trung ương nghiên cứu tình hình Biển Đông, phân tích tình hình biển Đông, nhấn mạnh đến sự kiện bãi ngầm Tư Chính.


Lý Kiến Trúc

California 19/1/2023
31 Tháng Mười 2013(Xem: 14936)
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Công nghiệp quân sự tại Moscow, Trung Quốc sẽ phải hy sinh tới 40% hạm đội hải quân (PLAN) nếu muốn đánh chìm một siêu tàu sân bay kiểu như USS Gerald R Ford của Mỹ.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 15234)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 15929)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 13829)
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ 13/10 khép lại vòng công du Đông Nam Á nhằm thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với các nước Asean. Trước khi sang Hà Nội vào đúng ngày chính quyền sớm chấm dứt lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Lý đã thăm Thái Lan và Brunei.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 14953)
Hôm nay là ngày Thứ Ba 23 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đại diện cho báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại California qua sự dàn xếp của các thông tín viên báo chí thân hữu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 15139)
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã vừa kết thúc một chuyến đi châu Âu đưa ông đến các nước Đức, Áo, Cộng hòa Séc và Pháp để tiếp tục công việc mà ông vẫn làm từ mấy năm gần đây, đó là trình bày những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho người Việt khắp nơi, cũng như cho người nước ngoài.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 17514)
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999 Vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và tranh cãi trong dư luận người Việt trong và ngoài Việt Nam.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 17674)
Là nước đóng vai trò điều phối quan hệ Asean-Trung Quốc trong giai đoạn 2012-15 và cũng là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Thái Lan đang được xem là bên đóng vai trò môi giới cho nỗ lực hòa giải.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18073)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được đề cập ở phần sau.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 15981)
Vừa qua, Philippines tố cáo Trung Quốc xây nhiều khối bê tông ở bãi đá Scarborough, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 15773)
Bức không ảnh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc chạy cạnh tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực đảo đang tranh chấp
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 26975)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 15115)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 14896)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 21777)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20674)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20908)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 14734)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16409)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 14817)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”