Mỹ-Philippines thỏa thuận mở rộng 4 căn cứ quân sự chiến lược, Austin đến Mindanao

03 Tháng Hai 20235:10 SA(Xem: 2620)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG – THỨ SÁU FEB 03, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Mỹ-Philippines thỏa thuận mở rộng 4 căn cứ quân sự chiến lược, Austin đến Mindanao


image007Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd James Austin III, (phải), bắt tay Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Cung điện Malacanang Manila, Philippines vào hôm Thứ Năm 02/2/2023. Ảnh: Jam Sta Rosa/Pool Photo via AP. Ảnh dưới: Vị trí Khu chiến thuật miền nam Philippines – Mindanao; miền nam Philippines có tất cả 12 Vùng chiến thuật. Thành phố Zamboanga thuộc Vùng 9 chiến thuật nằm trong Sulu Sea và Mindanao Sea là nơi Bộ trưởng Austin đến thăm lần thứ ba; Theo thỏa thuận EDCA, những địa điểm mới Mỹ thiết lập căn cứ được xác định là: 1/ Khu bảo tồn quân sự Fort Magsaysay ở Nueva Ecija, 2/ Căn cứ không quân Lumbia ở Cagayan de Oro, 3/ Căn cứ không quân Antonio Bautista ở Puerto Princesa ở Palawan và 4/ Căn cứ không quân Mactan Benito Ebuen ở tỉnh Cebu. (VHO)


image009

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

02/2/2023


Kỳ 2


Khác cung cách chính trị của cựu Tổng thống Duterte, mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines đã bị ngưng trệ khá lâu; Tổng thống Marcos Jr đã mở rộng vòng tay đón Hoa Kỳ đến thiết lập các căn cứ quân sự ở các địa điểm chiến lược trên quốc đảo Philippines, xuyên qua thỏa thuận EDCA.


EDCA là một thỏa thuận bổ sung cho Thỏa thuận Lực lượng Thăm viếng trước đó. Nó đã được Philippines và Hoa Kỳ ký kết vào ngày 28/4/2014. Thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ luân phiên quân đội ở Philippines trong thời gian lưu trú kéo dài. Thỏa thuận cũng cho phép các lực lượng và nhà thầu của Hoa Kỳ hoạt động ngoài "các địa điểm đã thỏa thuận", được định nghĩa là: "Các cơ sở và khu vực được cung cấp bởi Chính phủ Philippines thông qua Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) và Hoa Kỳ. lực lượng, nhà thầu Hoa Kỳ và những người khác theo thỏa thuận chung".


Theo thỏa thuận EDCA, những địa điểm mới lập căn cứ được xác định là: 1/ Khu bảo tồn quân sự Fort Magsaysay ở Nueva Ecija, 2/ Căn cứ không quân Lumbia ở Cagayan de Oro, 3/ Căn cứ không quân Antonio Bautista ở Puerto Princesa ở Palawan và 4/ Căn cứ không quân Mactan Benito Ebuen ở tỉnh Cebu.


Ngày 1/2/2023, Phi cơ của Bộ trưởng Lloyd Austin đã hạ cánh xuống phi trường Zamboanga và ông đã cùng với Trung tướng Roy Galido, Tư lệnh Quân khu Mindanao của Philippines duyệt hàng quân khiêm tốn tại Trại Don Basilio Navarro ở thành phố Zamboanga. 


Khu chiến thuật miền nam Philippines-Mindanao có tất cả 12 Vùng chiến thuật. Thành phố Zamboanga thuộc Vùng 9 chiến thuật.


image011Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin lần thứ 3 đến thăm Bộ Tư lệnh Tây Mindanao vào Thứ Tư 01/2/2023. Ông Austin đã bay từ Nam Hàn vào tối thứ Ba tới Manila gặp Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, gặp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tây Mindanao (Westmincom), Trung tướng Roy Galido, Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP), Tướng Andres Centino, và các Sĩ quan Hải quân Philippines trong Bộ Tư lệnh, Phó Đô đốc Toribio Adaci Jr. đã chào đón Austin tại Mindanao. Ảnh trên: Ông Lloyd Austin (áo vest bên phải) cùng Trung tướng Roy Galido, Tư lệnh quân khu Tây Mindanao của Philippines (ngoài cùng bên trái) duyệt hàng quân tại Trại Don Basilio Navarro ở tỉnh Zamboanga, Mindanao, miền nam Philippines. PHOTO COURTESY OF WESTMINCOM


Thỏa thuận EDCA sẽ "hỗ trợ huấn luyện kết hợp, tập trận và khả năng tương tác giữa các lực lượng của chúng ta. Việc mở rộng EDCA sẽ làm cho liên minh của chúng ta mạnh mẽ và kiên cường hơn, đồng thời sẽ đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội kết hợp khả năng của chúng ta."


Bộ Quốc phòng Philippines (DND) cho biết: “Việc mở rộng và vận hành EDCA sẽ làm cho liên minh của Philippines và Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn, đồng thời sẽ đẩy nhanh hiện đại hóa khả năng quân sự của Philippines”.


DND trong một thông cáo nhấn mạnh rằng việc bổ sung các địa điểm mới cũng sẽ cho phép hỗ trợ nhanh hơn các thảm họa nhân đạo, liên quan đến sự biến đổi khí hậu ở Philippines, đồng thời phản ứng nhanh với những thách thức chung khác.


Thỏa thuận EDCA bàn giao tất cả các quyền kiểm soát hoạt động của các "địa điểm đã thỏa thuận" cho Hoa Kỳ và cho phép các lực lượng Hoa Kỳ định vị trước và lưu trữ vật liệu, thiết bị và vật tư quốc phòng.


“Mỹ và Philippines đã cam kết sẽ nhanh chóng đồng ý với các kế hoạch và khoản đầu tư cần thiết cho các địa điểm EDCA mới và hiện tại”. Việc hoàn thành đáng kể các dự án ở năm địa điểm hiện tại cũng đã được công bố.


Khoảng 82 triệu đô la đã được chính phủ Hoa Kỳ phân bổ cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng tại năm địa điểm hiện có. DND cho biết những khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong các cộng đồng địa phương.


Bộ Quốc phòng Philippines nhấn mạnh: “EDCA là trụ cột chính của liên minh Hoa Kỳ-Philippines.”  


 


EDCA sẽ kích hoạt liên minh Mỹ-Phi bước tới một giai đoạn mới trong việc chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh, không những ở vùng biển Tây Philippines mà còn có khả năng bao trùm an ninh eo bể hàng hải Bashi-Luzon, cũng như an ninh vùng biển phía Nam Đài Loan, căn cứ hải quân Cao Hùng chỉ cách đảo Cagayan 200km thuộc đảo lớn Luzon.


https://news.yahoo.com/austin-philippines-discuss-larger-us-190441073.html?fr=yhssrp_catchall


Ngày 02/2/2023, Bộ trưởng Austin đã đến thăm Tổng thống Marcos Jr tại cung điện Malcanang hôm thứ Năm. Hai ông đã có cuộc hội đàm riêng.


Thỏa thuận EDCA được triển khai sau khi Tổng thống Marcos đi Bắc Kinh hôm 04/1/2023 gặp Chủ tịch Tập Cận Bình.


Giới quan sát cho rằng dường như các thỏa thuận về kinh tế thương mại và các hợp đồng nằm trong dự án khai thác tài nguyên ở vùng biển South China Sea/Trường Sa/biển Tây Philippines có dấu hiệu không được lạc quan.


Tại Davos Thụy Sĩ hôm thứ Tư 18/1/2023, ông Marcos nói với giới báo chí: “Không ai muốn tham chiến. Chúng tôi không. Trung Quốc không. Hoa Kỳ không.” (AP)


Điều lo âu này được Marcos đã có những lời kêu gọi chính phủ Philippines hành động nhiều hơn để bảo vệ lãnh hải của mình, nhưng nói thêm rằng giải pháp quân sự cho các cuộc xung đột không phải là một lựa chọn.


Tình hình Biển Đông và biển Tây Philippines trở nên căng thẳng và đầy lo ngại sau chuyến đi Bắc Kinh của Tổng Tống Marcos.


image013Vị trí cuộc hành quân của hạm đội Nimitz bao trùm biển South China Sea: Bắc giáp eo bể Bashi (Cao Hùng+Luzon); Nam giáp Singapore (Changi); Đông giáp Việt Nam (Cam Ranh); Tây giáp Philippines (Subic). Quần đảo Trường Sa nằm giữa biển South China Sea, nơi Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực. Cùng một thời điểm, Hạm đội Sơn Đông của Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật ở vùng biển này nhưng không rõ tọa độ. Bản đồ minh họa của VHO.


Hạm đội Mẫu hạm Sơn Đông đã “hành quân dàn trận” bắn đạn thật ở một vùng biển nghi là ở biển Tây Philippines.


Sơn Đông được cho là “đối đầu” với Hạm đội tác chiến của Hàng không Mẫu Nimitz.


Tuy nhiên, các đường di chuyển hay tọa độ hành quân của hạm đội Nimitz và hoạt động “bắn đạn thật” của hạm đội Sơn Đông không được nêu rõ, và cuộc xung đột vẫn còn nằm trong trạng thái “ghìm-kẹp” lẫn nhau.


Ngày 16/1/2023, Tờ South China Morning Post  đưa tin, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc thông báo trên WeChat rằng nhóm tác chiến Sơn Đông của Trung Quốc bắt đầu tập trận bắn đạn thật và đối đầu với hạm đội Mỹ ở Biển Đông từ tuần trước.


Tháp tùng Hạm đội Sơn Đông có một Khu trục tàng hình Type 055 và 3 khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường khác.


Chở theo hàng chục tiêm kích J-15, mẫu hạm Sơn Đông tham gia tập trận đối đầu bắn đạn thật, cất và hạ cánh các máy bay trong đêm, ứng phó khẩn cấp, hoạt động phối hợp giữa các tàu, kiểm soát thiệt hại và các hoạt động khác, theo thông báo của Hải quân Trung Quốc.


image015Mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc tại cảng Đại Liên. Ảnh: Economic Times


image017Nhóm tác chiến hạm đội Sơn Đông ở Biển Đông. Ảnh chụp màn hình scmp.


Ngày 12/1/2023, Hạm đội tác chiến Hàng không Mẫu hạm Nimitz (NIMCSG) lần đầu tiên bắt đầu hoạt động ở South China Sea vào ngày 12 tháng 1 trong đợt triển khai chiến dịch năm 2022-2023 tức là trước cuộc hành quân của hạm đội Sơn Đông 4 ngày.


Hạm đội Nimitz đã tạo bất ngờ khi hiện diện ở Biển Đông và gây lúng túng đối với các cấp chỉ huy hải quân của Trung Quốc. Hành động Sơn Đông bắn đạn thật thật ra chỉ mang tính khoa trương lẫn hùng hổ.


Ngày 26/1/2023, trước khi đến thăm Singapore, Hạm đội tác chiến Nimitz CSG đã hoạt động ở Biển Tây Philippines. Nimitz đến cảng Changi Sigapore hôm thứ Năm; thứ Sáu 27/1/2023,Hải quân Mỹ thông báo Nimitz rời Singapore và đang quay lại Biển Đông.


Hạm đội tác chiến USS Nimitz (CVN 68) gồm các chiến hạm lừng danh đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động ở Biển Đông như: Tuần dương hạm tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Bunker Hill (CG 52), các Khu trục hạm tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Decatur (DDG 73), USS Chung-Hoon (DDG 93), USS Wayne E Meyer (DDG 108), các phi đội và nhân viên của Đội Hải Không quân 17 (CVW 17), các nhân viên của Phi đội Khu trục 9 (DESRON 9) trực thuộc hạm đội tấn công cung cấp hỏa lực vô song trên tất cả các lĩnh vực – trên không, trên biển, dưới biển và trên đất liền hay trên đảo nổi.


image019Hàng không Mẫu hạm Nimitz (CVN 68) đang thực hiện cuộc hành quân “Tự do Hàng hải” bao trùm vùng biển South China Sea.


image021© Thomson/Reuters


image022© Thomson/Reuters


image023U.S. demonstrates its military might in South China Sea © Thomson Reuters


Cùng ngày 02/2/2023, trong bức ảnh do Văn phòng Tổng thống Đài Loan công bố, Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen, phải, hôm thứ Năm chào đón cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, người đã cảnh báo hòn đảo Đài Loan có thể đối mặt với một cuộc xâm lược từ Trung Quốc trong thập kỷ này. (Văn phòng Tổng thống Đài Loan qua AP).


https://www.asahi.com/ajw/articles/14830163


image024Bức ảnh trên do Văn phòng Tổng thống Đài Loan công bố, Tổng thống Tsai Ing-wen, phải, gặp cựu Đô đốc đã nghỉ hưu Phil Davidson, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tại Đài Bắc hôm 02/2/2023. (Taiwan Presidential Office via AP)


Davidson, khi còn là người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã cảnh báo rằng các yêu sách của Trung Quốc đối với Đài Loan là một mối đe dọa hữu hình và đang gia tăng.


“Đài Loan rõ ràng là một trong những tham vọng của Trung Quốc và tôi nghĩ rằng mối đe dọa sẽ hiển hiện trong thập kỷ này – thực tế là trong sáu năm tới,” ông nói với Ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện vào năm 2021.


image026Eo bể Bashi Đài Loan – Luzon Philippines.


Lý Kiến Trúc

California 02/2/2023


THAM KHẢO:


https://www.manilatimes.net/2023/02/02/news/ph-to-expand-us-access-to-military-bases/1876944

26 Tháng Tư 2015(Xem: 14745)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18503)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17965)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14999)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 17023)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15632)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18061)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14786)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14408)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14800)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21658)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16377)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16564)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19328)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.