Tiếng nổ và cuộc săn lùng mảnh vỡ trên biển Thị Tứ

06 Tháng Ba 20236:59 SA(Xem: 2826)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-BIỂN HOA ĐÔNG – THỨ BA MAR 14, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Tiếng nổ và cuộc săn lùng mảnh vỡ trên biển Thị Tứ


Trung Quốc huy động 42 tàu đến biển đảo Thị Tứ làm gì?

image033

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

14/3/2023

image031
Tổng thống Ferdinand Marcos Jr hai tuần trước cho biết Philippines "sẽ không để mất một tấc đất" lãnh thổ nào khi các nước Đông Nam Á phản đối "các hoạt động gây hấn" của Trung Quốc trên biển.

image019Khoảng cách từ đảo Thị Tứ đến Manila và Palawan.


image021Khoảng cách từ đảo Thị Tứ đến đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực Subi-Trung Quốc.


Ngày 6/2/ 2023, Hải cảnh trung Quốc đã chiếu "tia laser cấp độ quân sự" vào một tàu bảo vệ bờ biển Philippines làm mù thủy thủ đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế.


Ngày 04/3/2023, một bản báo cáo của Karen Lema, (chỉnh sửa bởi William Mallard) – Reuters và một bản tin từ msn.com cho biết:


“Philippines hôm thứ Bảy 04/3/2023 nói họ đã phát hiện một tàu hải quân Trung Quốc và hàng chục tàu dân quân xung quanh một hòn đảo do Philippines chiếm đóng ở South China Sea (Biển Đông), khi căng thẳng lãnh thổ gia tăng trong khu vực;


“Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết 42 tàu được cho là của lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc đã được nhìn thấy ở khu vực lân cận đảo Thị Tứ, trong khi một tàu hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc được quan sát thấy 'lảng vảng từ từ' ở vùng biển xung quanh;


“Được người dân địa phương gọi là Pag-asa (hy vọng), đảo Thị Tứ nằm cách tỉnh Palawan phía tây Philippines khoảng 480 km về phía tây. Là nơi sinh sống của hơn 400 người, bao gồm cả quân đội và nhân viên thực thi pháp luật, hòn đảo này được Manila sử dụng để duy trì yêu sách lãnh thổ của mình.”


Sự kiện này khiến người ta nhớ lại vụ Trung Quốc đã huy động hàng trăm tàu cá dân quân bám trụ ở bãi Ba Đầu ngày 07/3/2021.


image023Ngày 07/3/2021, Philippines phát hiện và tố cáo hơn 200 “Chiến thuyền Dân quân biển” giả dạng tàu cá của Trung Quốc (chúng tôi gọi là Đặc công Biển) bám trụ tại khu vực biển đá Ba Đầu. Hải quân TQ đã ràng buộc những “Chiến thyền Dân quân” với nhau để tránh sóng dữ ở biển-đá Ba Đầu biển Tây Philippines. Nguồn ảnh Philippines


Vấn đề và câu hỏi được đặt ra:


– Trung Quốc đang chuẩn bị chiến dịch đánh chiếm đảo Thị Tứ? – TQ đang chuẩn bị khai thác tài nguyên ở khu vực biển gần đảo Thị Tứ; - TQ huy động 42 tàu cá để truy tìm các mảnh vỡ còn sót lại từ một vụ nổ rơi xuống gần đảo Thị Tứ?


Trong ba nghi vấn nêu trên, nghi vấn thứ ba dường như trùng lắp với sự kiện diễn ra vào hôm Chủ Nhật 20/11/2022 ngoài khơi đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng.


Philippines đã yêu cầu Trung Quốc giải thích sau khi một chỉ huy quân đội Philippines báo cáo rằng lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã dùng vũ lực thu giữ các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc đang thuộc quyền sở hữu của lính hải quân Philippines ở gần đảo Thị Tứ”. (Các quan chức Philippines cho biết hôm thứ Năm 24/11/2022. (Bộ Quốc phòng PAS qua AP )


Chỉ hai ngày sau vụ nổ bí mật và kinh hoàng ở đảo Thị Tứ; ngày 23/11/2022, Air Force Two đã chở Phó Tổng thống Kamala Harris đáp xuống sân bay quốc tế Puerto Princesa, Palawan – nơi đóng quân của Bộ Tư lệnh hỗn hợp Mỹ-Phi miền Tây.


Trên boong tàu hải cảnh BRP Teresa Magbanua quân cảng Puerto Princesa, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris gởi một thông điệp gắn bó không thể lay chuyển với Philippines.


Bản Thông điệp ‘nhắn gởi’ đến Bắc Kinh, kẻ chủ mưu trong các “hoạt động xâm lấn xám” ở biển South China Sea (Biển Đông).


image025Ảnh trên: Sáng 23/11/2022 (giờ Palawan): Air Force Two đã chở Phó Tổng thống Kamala Harris đáp xuống sân bay quốc tế Puerto Princesa. Trên boong tàu hải cảnh BRP Teresa Magbanua ở quân cảng Puerto Princesa, Palawan, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris gởi một thông điệp gắn bó không thể lay chuyển với Philippines, bà tuyên bố Hoa Lỳ cấp 7,5 triệu đô cho hải quân Manila, đồng thời cảnh báo “Khi trật tự quốc tế dựa trên luật lệ bị đe dọa ở đâu đó, nó sẽ bị đe dọa ở mọi nơi.” Ảnh Reuters. Ảnh dưới: Vị trí đảo Thị Tứ và quân cảng Puerto Princesa đảo Palawan. Bản đồ minh họa của VHO.


Phó Đô đốc Alberto Carlos, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phía Tây của quân đội, cho biết:


“Các thủy thủ Philippines, sử dụng camera tầm xa, đã phát hiện mảnh vỡ trôi dạt trong sóng mạnh gần một bãi cát cách bờ biển Thị Tứ khoảng 800 thước Anh (540 mét). Họ lên thuyền và chèo ra vớt vật thể nổi bắt đầu lai dắt về đảo Thị Tứ;


Khi đang quay trở lại đảo, “họ nhận thấy một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc mang số hiệu 5203 đang tiến đến vị trí của họ và sau đó đã chặn đường phao của lính Philippines hai lần:


 “Sau đó, tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã triển khai một chiếc thuyền bơm hơi cùng với các nhân viên “cưỡng bức vật thể nổi nói trên bằng cách cắt dây kéo đang gắn với thuyền cao su của các thủy thủ Philippines”.


Quan chức quốc phòng hàng đầu của Philippines, Jose Faustino Jr. đứng trước lời kể của các nhân viên hải quân Philippines, nói rằng các mảnh vỡ đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đoạt lấy một cách “thô bạo”.


Vì sao lính Trung Quốc lại cố đoạt lấy các mảnh vỡ một cách thô bạo như vậy?


Các mảnh vỡ đó là gì? Nó quan trọng tới mức phải cưỡng bức để chiếm đoạt?


Mảnh vỡ là vũ khí bí mật? Là quả bong bóng bay tương tự như quả khí cầu do thám đã bị Không quân Mỹ bắn hạ ở ngoài khơi bờ biển S. Carolina hôm 04/2/2023?


Jose Faustino Jr., viên chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Philippines cho biết một cuộc điều tra riêng biệt của Philippines đang được tiến hành sau khi dân làng Philippines ở Thị Tứ báo cáo đã nghe thấy những tiếng nổ không rõ nguyên nhân vào Chủ nhật 20/11/2023. Không rõ những tiếng nổ giống như sấm sét, gây ra những chấn động nhẹ trên mặt đất, đến từ đâu và bản chất của chúng là gì. Các quan chức cho biết dân làng trên đảo đã rất lo lắng, đồng thời cho biết thêm họ đã chuẩn bị một kế hoạch sơ tán trong trường hợp cần thiết.


(JIM GOMEZ November 23, 2022 https://apnews.com/article/china-navy-philippines-manila-south-sea-473e3d00ed37f0ad497b809712acf8c5)


Chú ý, ông Jose Faustino cho biết một chi tiết rất quan trọng: “Không rõ những tiếng nổ giống như sấm sét, gây ra những chấn động nhẹ trên mặt đất, đến từ đâu và bản chất của chúng là gì.”


Tiếng nổ gì mà vang động như sấm sét trên bầu trời, nó đã gây ra những chấn động nhẹ trên mặt đất đảo Thị Tứ - chứ không phải chấn động ở ngoài biển, và nó từ đâu bay đến bầu trời đảo Thị Tứ, cũng như bản chất của nó là loại gì?


Quả là một bí mật chưa hề được giải thích về tiếng nổ.


Nhưng một chi tiết cho biết: – sau tiếng nổ là các mảnh vỡ rơi xuống mặt biển và trôi dạt gần bờ biển đảo Thị Tứ.


Như vậy, phải chăng tiếng nổ đó đã nổ trên bầu trời đảo Thị Tứ? Và khi nghe tiếng nổ, lập tức lính hải quân Trung Quốc (có thể xuất phát từ đảo nhân tạo/căn cứ Subi cách đảo Thị Tứ 26km) chạy tới để vớt mảnh vỡ, nhưng các thủy thủ Philippines đã nhìn thấy qua ống nhòm và bơi thuyền phao ra ngoài khơi buộc dây vào mảnh vỡ kéo về đảo.


Tuy nhiên, rất đáng tiếc là sau khi đang kéo về đảo, lính Philippines (chắc sinh vào cung con thỏ đế, suốt mấy chục năm hòa bình không quen đánh nhau (1951-2022) chỉ lo vật lộn với bão biển), thì lính hải quân Trung Quốc xuất hiện.


Lời qua tiếng lại, lính Trung Quốc hung hãn hù dọa, cắt dây kéo mảnh vỡ đã buộc vào thuyền phao Philippines, rồi tịch thu tất cả mảnh vỡ trong bầu không khí ‘thân thiện”!!! Lính Philippines chịu thua.


Hèn chi, hôm 27/2/2023, ông Marcos phải ‘lên dây cót’ quân đội của ông;


image027Trong bức ảnh do Văn phòng Truyền thông của Tổng thống Marcos, điện Malacanang cung cấp, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., bên trái, đi bên cạnh đội quân danh dự trong chuyến thăm của ông tại Căn cứ Không quân Chuẩn tướng Benito N. Ebuen ở Tp. Lapu-Lapu, tỉnh Cebu, miền trung Philippines. Marcos cho biết nhiệm vụ chính của quân đội nước ông phải thay đổi để đảm bảo việc bảo vệ lãnh thổ của mình khi các tranh chấp với Trung Quốc và sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. (Văn phòng Truyền thông điện Malacanang qua AP)


Các mảnh vỡ vô cùng quan trọng đối với Philippines và đối với ngay cả Hoa Kỳ.


Không những phải có nó trong tay, phải nghiên cứu nó thuộc chủng loại vật thể gì, vũ khí bí mật mới được chế tạo, nó có ảnh hưởng tới bộ máy chiến tranh hay an ninh quốc phòng Biển Tây Philippines không, và nhất là sự kiện chính trị đang mở ra khúc rẽ mới trong mối quan hệ Hoa Kỳ- Philippines – sự hiện diện của Phó Tổng Thống Kamala Harris tại quân cảng Puerto Princesa, Palawan ngày 23/11/2022.


Phải chăng, tiếng nổ cách đảo Palawan 480 km vang rền như sấm sét có ý “gởi một thông điệp chào hàng” đến bà Harris trước khi bà đến Palawan tuyên bố không thể lay chuyển với Philippines?


image029Khoảng cách tiếng nổ từ đảo Thị Tứ đến đảo Palawan và thủ đô Manila.


image030Trong bức ảnh do Bộ Quốc phòng cung cấp, các tàu chở vật liệu xây dựng cập cảng tại cầu tầu nối bờ biển vào đảo mới được xây dựng tại đảo Thị Tứ do Philippines chiếm giữ ở Trung tâm quần đảo Trường Sa.


Phó TT Kamala Harris sẽ đi thăm đảo Pag-asa (Thitu Island-Thitu Reefs)?


Phó Tổng thống Kamala Harris đến đảo Palawan và có thể là Pag-asa


Bà Harris đến Phi lập tiền đồn trên đất liền; còn tiền đồn trên biển thì sao?


Hải quân Mỹ-Hoa ‘dàn trận’, Marcos ‘thức trắng đêm’


Lý Kiến Trúc

California 06/3/2023


XEM THÊM:


Thị Tứ, mà người Philippines gọi là Pagasa, hay hy vọng, có một cộng đồng ngư dân và lực lượng Philippines và nằm gần Xu Bi, (cách Thị Tứ  25 km) một trong bảy rạn san hô đang tranh chấp mà Trung Quốc đã biến thành các đảo nhân tạo được bảo vệ bằng tên lửa trong vùng biển tranh chấp. Các quan chức an ninh Hoa Kỳ nói rằng các đảo đã phát triển, trong đó có ba đảo có đường băng cấp quân sự, giờ giống như các căn cứ quân sự tiền tiêu.


image032Vị trí đảo Thị Tứ và Subi. Bản đồ minh họa của VHO.


Theo wikipedia, ngày 21/12/1933, thống đốc nam Kỳ Jean-Felix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.


Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hòa (đã dựng bia chủ quyền trên đảo Thị Tứ vào ngày22/5/1963.


Vào năm 1970-1971, thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Philippines đã cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ và đảo Song Tử Đông.


Ngày 5/3/2019, giới chức Philippines cho biết các tàu cá Trung Quốc ép ngư dân Philippines rời khỏi những bãi cạn nằm trong lãnh hải của đảo Thị Tứ.


Năm 2002, chính quyền Philippines đưa dân ra đảo dân chúng trong khuôn khổ một chương trình tái định cư. Hiện nay, đảo Thị Tứ là nơi duy nhất có dân cư sinh sống trong số các thực thể ở Trường Sa do Philippines kiểm soát.


Trên đảo Thị Tứ có một đường băng dài 1.260 m được xây dựng vào năm 1975.


THAM KHẢO


Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa


image034Trang nhất Bạch Thư Sàigon 1975. (1) (2)


Năm 1956, Đại tá Lê Quang Mỹ, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa thừa lệnh Tổng thống Ngô Đình Diệm đã thực hiện các chiến dịch:


Ngày 22 tháng 8, 1956, điều động chiến hạm Tụy Động HQ -04 và chiến hạm Tây Kết tiến ra quần đảo Trường Sa (Spratly Island) và cho xây dựng bia đá chủ quyền, cắm cờ VNCH trên các “thực thể đảo”. Bia đá đầu tiên còn tồn tại đến ngày nay trên đảo Song Tử Tây (South East Cay) ghi rõ là ngày 22/8/1956. (xem hình)


Để minh xác tài liệu Bạch Thư của Bộ Ngoại giao VNCH-Saigon công bố năm 1975, nhà báo Lý Kiến Trúc vào ngày 18 tháng Tư năm 2014 đã đi quan sát quần đảo Trường Sa tìm hiểu sự thật. Ông đã phát hiện ra bia đá chủ quyền do Hải quân VNCH xây dựng trên đảo Song Tử Tây.


image036Nhà báo Lý Kiến Trúc đứng giơ tay đo chiều cao bia đá (steles) chủ quyền Việt Nam dựng trên đảo Song Tử Tây ngày 19/4/2014. Ảnh tài liệu của VHO.


Năm 1961, hải quân VNCH điều động hai chiến hạm Vạn Kiếp và Vân Đồn đổ bộ lên các “thực thể đảo” thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) cắm cờ VNCH.


Năm 1963:


- Ngày 19 tháng 5,1963, hải quân VNCH cho xây dựng bia đá chủ quyền trên đảo Trường Sa lớn (Spratly big island).


Các “thực thể đảo” lớn và quan trọng ở quần đảo Trường Sa đã được xây dựng bia đá chủ quyền bởi các chiến hạm Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hòa.


- Ngày 20 tháng 5, 1963, xây dựng bia đá chủ quyền trên đảo An Bang (Amboyna Cay). 


- Ngày 22 tháng 5, 1963, xây dựng bia đá chủ quyền trên đảo Thị Tứ (Thi Tu) và Loại Ta (Loaita Island).


- Ngày 24 tháng 5 1963, xây dựng bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Đông (North East Cay) (xem hình)

image038Bia đá chủ quyền do VNCH dựng trên đảo Song Tử Đông hiện Philippines đang chiếm giữ.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22376)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
13 Tháng Ba 2014(Xem: 16630)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16432)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162731)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19372)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19732)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16905)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 15016)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15337)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14423)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15173)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15185)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17633)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14991)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 15047)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16430)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15896)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14482)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15504)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 16040)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.