Tòa La Haey gia hạn cho Philippines cung cấp thêm luận chứng

18 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 16596)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 19 DEC 2014

Vụ kiện Biển Đông: Đề nghị của Việt Nam được Tòa án chấp nhận

Thứ năm, 18/12/2014

(Thời sự) - Ngày 17/12, tức hai ngày sau khi hết thời hạn dành cho Trung Quốc trả lời Philippines trong vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh tại Biển Đông, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã chính thức yêu cầu Manila cung cấp thêm các luận chứng phản bác lập trường của Trung Quốc bằng văn bản. Đồng thời, tòa án có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) cũng cho biết là cơ quan này đang xem xét các đề nghị yêu cầu bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam liên quan đến vụ việc trên.

image101
Hải quân Việt Nam bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa

Theo tờ Rappler của Philippines, trong bản thông cáo gửi báo chí ngày 17/12/2014 về “Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản về một số vấn đề, liên quan đến thẩm quyền của Tòa án Trọng tài và căn cứ của các bên tranh chấp, trong đó có cả các tuyên bố chính thức của chính phủ Trung Quốc.

Mặc dù bị Trung Quốc nhiều lần bác bỏ thẩm quyền trong việc phán xử về tranh chấp ở Biển Đông, thậm chí nhưng Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.

Ngoài ra, PCA khẳng định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) vụ kiện vẫn được tiếp tục được cơ quan này thụ lý, bất chấp việc Bắc Kinh từ chối tham gia.

Cũng trong bản thông cáo báo chí, Tòa án Trọng tài Thường trực cho biết, cơ quan này “đang tham vấn với các bên tham gia vụ kiện về một bản “Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam lưu ý Tòa án trong Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” được phòng Đăng bạ nhận được ngày 5/12/2014.

Theo đó, Tòa án Trọng tài sẽ quyết định các bước khác trong thủ tục tố tụng, trong đó có việc yêu cầu Philippines và Trung Quốc trả lời các yêu cầu của Việt Nam liên quan đến vụ kiện.

Trước đó, ngày 11/12/2014, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam đối với vụ kiện trọng tài Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.

Mặt khác, Việt Nam cũng bác bỏ hoàn toàn lập luận về cái gọi là “các quyền lịch sử” của Trung Quốc tại Biển Đông, được Bắc Kinh nhắc lại trong Văn kiện lập trường ngày 07/12/2014 của Chính phủ Trung Quốc về Vụ kiện Trọng tài Biển Đông.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Một lần nữa, Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.

23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11049)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11082)
Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng : “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.”
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11268)
Gió đã đổi chiều
02 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11542)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu?
30 Tháng Mười 2016(Xem: 13127)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 1)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 10705)
"Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».
22 Tháng Chín 2016(Xem: 11949)
Luật pháp quốc tế: UNCLOS 1982 hay Phán quyết PCA?