Canh bạc tay ba Trung Quốc, Asean và Mỹ ở biển Đông

23 Tháng Hai 201511:02 CH(Xem: 16089)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BA 24 FEB 2015


Canh bạc tay ba Trung Quốc, Asean và Mỹ ở biển Đông
*

image041

Trung cộng không khởi chiến nhưng đã chiếm, cải tạo bao nhiêu biển đảo trọng yếu ở Trường Sa từ năm 1988 đến nay - để làm gì?

Biển Đông sẽ không nổ ra chiến tranh do không nước nào muốn chiến tranh kể cả Mỹ trong lúc này. Lý do: con đường hải lưu quốc tế vẫn đang êm đềm, tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, vị trí chiến lược Đông Nam Á chưa ngã ngũ, chính sách "xoay trục về Châu Á"của Mỹ mới bắt đầu và quan trọng nhất, Trung Quốc, cường quốc số 1 ở Châu Á đang trong giai đoạn hiện đại hóa hải không quân, ít ra phải vài năm nữa để họ có đủ sức mạnh xác quyết đường chín vạch bao trùm biển nam Trung Hoa và biển Đông; nhưng trước mắt, vì "Biển Đông và Lợi ích địa An ninh - Chính trị - Kinh tế của Trung Quốc", họ phải ra tay ... cướp, chớp thời cơ.

Kể từ sau trận Gạc Ma 1988 đến nay, Trung Quốc đã chiếm giữ, bồi đắp được gần 20 đảo đá. Từ những vị trí tiền tiêu tuy rất nhỏ bé so với 3,5 triệu km2 biển Đông, nhưng họ đang quyết tâm thiết lập một hệ thống mạng lưới pháo đài quân sự chiến lược, mở rộng khả năng khống chế an ninh toàn bộ vùng trời - biển đảo Trường Sa, (Hoàng Sa kể như đã xong rồi!), trước mắt, trên mặt biển, phải bảo vệ sinh lộ hàng hải chuyên chở dầu về Bắc Kinh, phải "giương oai diễn võ" hạm đội thường xuyên thông suốt các eo biển Malacca-Singapore, Luzon-Cao Hùng để ra vào Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, cùng một lúc, dưới lòng biển, ra sức độc quyền vơ vét tài nguyên, trên không, một cách nhắn nhủ vùng nhận dạng phòng không  bao trùm biển nam Trung Quốc và biển Đông. (Chú thích: eo biển Luzon-Cao Hùng gần như trong ảnh hưởng Tam Sa), eo biển Malacca-Singapore đang thấp thỏm trước kế hoạch kênh đào Kra.

Toàn cảnh quần đảo Trường Sa hiện nay, Trung cộng tiếp tục ra tay chiếm (và bồi đắp, cải tạo) thêm các đảo như Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Vành khăn (Mischief Reef). Tính ra trong tay Trung cộng đã làm chủ gần 20 "đảo"; Việt Nam chiếm 29 đảo.(VH)

* Gọi là tay ba vì nếu Asean chịu đoàn kết thì trở thành 1.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Mạnh ai nấy chiếm! hồn ai nấy giữ!: Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, cải tạo thêm 7 đảo đá ở Trường Sa

image042

Ngoài gần chục đảo đá lớn nhỏ Trung cộng đã chiếm lĩnh từ trước, tính từ năm 1988 sau trận Gạc Ma, Trung cộng tiếp tục ra tay chiếm (và bồi đắp, cải tạo) thêm các đảo như Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Vành khăn (Mischief Reef). Tính ra trong tay Trung cộng đã làm chủ gần 20 "đảo"; Việt Nam chiếm 29 đảo.

Ba ý đồ của Trung Quốc khi bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa

Thứ bảy, 21/02/2015

(Biển Đảo) - Bất chấp các tuyên bố mang tính trấn an của giới lãnh đạo, Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch khống chế Biển Đông mà chủ bài quan trọng vừa bị ảnh vệ tinh phương Tây lật ngửa: Thiết lập chuỗi đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, làm căn cứ trú quân kiểm soát toàn vùng.

Ngay sau khi chuyên san quốc phòng Jane’s Defense công bố loạt ảnh mới về các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa vào hôm 15/02/2015, giới chuyên gia quốc tế đã nhất loạt nêu bật các ý đồ bành trướng của Bắc Kinh.

image043
Công trình bồi đắp bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) của Trung Quốc đang hoàn thiện


Một cách cụ thể, với các công trình đang trên đường được hoàn thành tại nơi trước đây là bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trung Quốc đã nâng thành 7 đơn vị, số đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trên cơ sở các bãi đá hay rạn san hô mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam hay Philippines.

Ngoài Đá Tư Nghĩa, Trung Quốc cũng đã bồi đắp, cải tạo và mở rộng các “đảo” như Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Vành khăn (Mischief Reef).

Căn cứ vào các thông tin mà Jane’s Defense tiết lộ, một nhà ngoại giao phương Tây đã phải công nhận rằng các công trình do Trung Quốc thực hiện mang quy mô to lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng trước đây, với hệ quả trước mắt là đối phó với các tham vọng của Trung Quốc “sẽ đặc biệt khó khăn” nếu đà này tiếp tục.

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra Trung Quốc có thể sử dụng các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trên Biển Đông vào mục đích gì ?

Dựa trên các công trình mà Bắc Kinh đã và đang cho xây dựng trên các đảo đó, ý đồ đầu tiên hết được cho là liên quan đến lãnh vực quân sự. Một chuyên gia phân tích đã không ngần ngại gọi mỗi đảo nhân tạo đó là một “tàu sân bay không thể đánh chìm”.

Đá Tư Nghĩa chẳng hạn, đã được thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm căp bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.

Chuyên gia phân tích của Jane’s Defense đã không ngần ngại gọi các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một chuỗi pháo đài giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả trên không lẫn trên biển.

Một chuyên gia phân tích tại ở Hồng Kông cho rằng các đảo nhân tạo sẽ cho phép Trung Quốc dễ dàng sử dụng đội trực thăng của họ, rất hữu dụng trong công việc săn tìm tầu ngầm.

Ngay cả khi không sử dụng các đảo nhân tạo này vào mục tiêu quân sự chính thống, Bắc Kinh cũng có thể dùng chúng làm chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và tàu dân sự từng được Trung Quốc dùng làm phương tiện áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.

Theo chuyên gia Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, ngay cả khi đảo nhân tạo tại Biển Đông sẽ không chỉ là nơi kho tiếp tế nhiên liệu cho các chiến hạm Trung Quốc, mà còn là một nơi cung cấp hậu cần và điểm dừng chân cho các tàu đánh cá hay tàu cảnh sát biển Trung Quốc.

Ý đồ thứ ba được các chuyên gia nghĩ đến là khả năng Trung Quốc sẽ cho tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông sau khi các cơ sở quân sự, đặc biệt là phi đạo và radar trên các đảo nhân tạo này được hoàn tất và đi vào hoạt động.

Một trong những yếu tố khiến Bắc Kinh cho đến nay còn ngần ngại trong việc thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông là chính là vì họ chưa đủ thực lực để buộc nước khác tôn trọng vùng này khi cần thiết.

(Theo RFI)

Trung Quốc tăng tốc xây các đảo trái phép trên Biển Đông

Thứ sáu, 20/02/2015

(Biển Đảo) - Những hình ảnh chụp từ vệ tinh mới được công bố cho thấy Trung Quốc đang ráo riết xây dựng và mở rộng nhiều đảo nhân tạo trong khu vực xảy ra tranh chấp với nhiều quốc gia trên Biển Đông.

image044
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy phía Trung Quốc đang ráo riết mở rộng đáng kể các tiền đồn trong khu vực tranh chấp với nhiều quốc gia trên Biển Đông. Hình trái là một công trình Bắc Kinh xây dựng trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 3 năm ngoái. Trong hình phải, công trình này đã được nối với một đảo nhân tạo mới thông qua một con đường đắp cao.

image045
Hình ảnh chụp vào tháng 3/2014 cho thấy công trình phía Trung Quốc xây trên đá Gaven vẫn còn rất nhỏ bé.

image046
Hình ảnh chụp vào tháng 8/2014 cho thấy tiến trình cải tạo trên đá Gaven tiếp tục được đẩy mạnh. Tại đây, xuất hiện thêm một đảo nhân tạo và một kênh nạo vét mới.
image047
Hình ảnh bãi đá Gaven chụp từ cuối tháng 1/2015. Hòn đảo nhân tạo mới hình thành được mở rộng và nối với công trình ban đầu bằng một tuyến đường đắp cao.

image048
Hình ảnh chụp tháng 1/2006 cho thấy một tiền đồn khác mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá Gạc Ma là nơi từng diễn ra cuộc hải chiến đẫm máu năm 1988, sau đó Trung Quốc chiếm giữ trái phép đá này của Việt Nam.

 

image049
Công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma chụp vào tháng 6/2014. Diện tích đã được mở rộng hơn gấp nhiều lần. Hình ảnh chụp vào tháng 1/2015 tại đá Gạc Ma. Kiến trúc ban đầu được tích hợp vào một hòn đảo nhân tạo với nhiều công trình mới như cầu tàu, nhà máy xi măng…

image050
Hình ảnh chụp năm 2004 cho thấy một tiền đồn của Trung Quốc tại bãi đá Tư Nghĩa (đá Huy gơ) thuộc quần đảo Trường Sa. Công trình này ban đầu bao phủ trên một diện tích gần 380 mét vuông. Đến nay, nó được mở rộng lên tới 75.000 mét vuông.

image051
Hình ảnh bãi đá Tư Nghĩa chụp hôm 14/8/2014.

image052
Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng 1/2015 cho thấy bãi đá Tư Nghĩa được cải tạo với tốc độ khá nhanh. Bắc Kinh cho dựng tại đây nhiều kết cấu mới như cầu tàu bốc dỡ hàng, nhà máy xi măng, đập ngăn nước

image054

Tháng 7 năm ngoái, tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh mới chỉ xây dựng một công trình tương đối khiêm tốn.

image055
Hình ảnh tại bãi Chữ Thập chụp vào tháng 8/2014.
image056

Hiện tại, bãi Chữ Thập đã biến thành một hòn đảo nhân tạo dài ít nhất 2,7 km. Giới chuyên gia nhận định diện tích của thực thể này này đủ lớn để xây dựng trên đó một đường băng. Rất có thể Bắc Kinh sẽ thiết lập một trung tâm chỉ huy và điều khiển hoạt động của quân đội trong khu vực này.


Trung Quốc đang xây dựng những đảo mới trên Biển Đông

Thứ năm, 19/02/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một “sự hiện diện đáng kể” trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông thông qua hoạt động cải tạo đất.

Đài CNN cho biết hình ảnh vệ tinh từ cuối tháng 1 mà tạp chí quốc phòng IHS Jane phân tích cho thấy Trung Quốc đang cải tạo một số lượng đáng kể đất đai tại ở ba địa điểm trong quần đảo Trường Sa, ngoài hai địa điểm khác trước đây cũng được tạp chí này ghi nhận.

image057
Bản đồ những khu vực Trung Quốc tuyên bố nhận chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, Biển Đông


“Những đảo từng có những nền bê tông ít ỏi và nhỏ giờ đã có đầy đủ thành những bãi đáp trực thăng, đường băng máy bay, bến cảng, và những cơ sở để hỗ trợ số lượng lớn binh lính,” chủ biên James Hardy của tạp chí này cho CNN biết.

 

Ông Hardy nhận định đây là chiến dịch có một phương pháp và được hoạch định chu đáo để tạo ra một chuỗi những pháo đài có năng lực trên không và trên biển khắp trung tâm quần đảo Trường Sa.

Hồi tháng 11 năm ngoái, tạp chí IHS Jane loan tin Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo dài ít nhất là 3.000 mét có thể đặt đường băng trên Bãi Đá Chữ Thập.

Ông Hardy nói hoạt động cải tạo của Trung Quốc chính xác mà nói không giúp ích gì trong việc củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này theo Công ước về Luật Biển Liên Hiệp Quốc, vì tuyên bố phải dựa trên những hòn đảo tự nhiên.

(Theo IHS Jane’s Defence Weekly; CNN)

Trung Quốc mưu đồ xây đảo làm bàn đạp ở Biển Đông

Thứ sáu, 20/02/2015, 21:38 (GMT+7)

(An Ninh Quốc Phòng) - Hãng tin Anh Reuters vừa có bài phân tích về chiến lược phát triển đảo nhân tạo và tham vọng ở Biển Đông của Trung Quốc.

Hãng này nói việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng nhằm tạo bàn đạp cho Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân, không quân, tuần duyên và ngư nghiệp, gây quan ngại cho các nước xung quanh.Theo các bức hình mà Philippines mới công bố, Trung Quốc đã xây dựng và cải tạo khá nhiều trên sáu đảo nhỏ và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời bắt đầu công việc trên đảo thứ bảy.

Một điểm gây quan ngại nhất là việc phát triển các hải cảng và điểm tiếp dầu, cộng thêm các đường băng khiến Bắc Kinh có thể uy hiếp toàn bộ Biển Đông.

image058
Trung Quốc đang gấp rút xây dựng cải tạo các đảo trên Biển Đông

Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao phương Tây nói: “Các công trình này lớn và tham vọng hơn chúng ta từng nghĩ. Về nhiều khía cạnh, khi kế hoạch này tiếp tục được phát triển thì sẽ đặc biệt khó khăn [cho các nước] trong việc đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông“.

Các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Biển Đông. Trừ Brunei, các nước kia đều cho củng cố cơ sở của mình trên các đảo mà họ kiểm soát.

Quan ngại từ 2014

Bắt đầu từ giữa năm 2014, Philippines bày tỏ quan ngại về các công trình của Trung Quốc, nhất là việc xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma.

Tuần rồi tạp chí Janes’s Defence của Anh có đăng tải phân tích dựa trên hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Hughes Reef, cũng thuộc Trường Sa, mà Việt Nam gọi là Đá Tư Nghĩa.

Janes’s Defence nói đây là một công trình lớn, được xây dựng trên diện tích 75.000 mét vuông mà Trung Quốc dùng cát kiến tạo từ tháng Tám năm ngoái.

Các công trình ở Biển Đông sẽ mang sức mạnh mới cho hải quân Trung Quốc. Bên cạnh đó, tạp chí này đăng hình ảnh bãi đá Chữ Thập mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo có độ dài hơn 3km để xây đường băng.

Tất nhiên, ngoài việc sử dụng các cơ sở hạ tầng nói trên cho mục đích chiến lược và an ninh, Trung Quốc có thể dùng để tiếp vậ́n cho tàu cá hay tàu tuần tra biển của mình.

Reuters nói từ tháng Bảy rằng nhà chức trách Trung Quốc đã khuyến khích ngư dân ra đánh bắt xa bờ ở Trường Sa.

image059
Các công trình ở Biển Đông sẽ mang sức mạnh mới cho hải quân Trung Quốc

Tuy nhiên, mục tiêu trước nhất vẫn là nhằm kiểm soát Biển Đông và kiềm chế các đối thủ, như Việt Nam, quốc gia đang nắm giữ nhiều đảo và bãi cạn ở Trường Sa.

Zhang Baohui, chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc tại Đại học Lingnan, Hong Kong, nói các kế hoạch cải tạo phát triển của Trung Quốc đều nhắm tới khía cạnh an ninh.

Trung Quốc đã thấm thía sự thiếu vắng các cơ sở xa bờ của mình vào hồi năm ngoái, khi trợ giúp Malaysia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích ở Ấn Độ Dương.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, theo Reuters, biết rằng nước này cần gấp rút xây dựng các cơ sở ở biển khơi nếu muốn trở thành cường quốc đại dương, tức có khả năng hoạt động xa bờ, trước năm 2050.

Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?

Cũng có suy luận rằng tất cả các động thái nói trên sẽ dẫn tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Trung Quốc đã lập ADIZ ở Biển Hoa Đông năm 2013 nhưng cho tới nay chưa thấy loan báo gì về kế hoạch nào khác.

Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, nói vào đầu năm 2016 các công trình cải tạo ở Biển Đông của Trung Quốc có lẽ sẽ gần hoàn tất và Bắc Kinh sẽ công bố việc thiết lập ADIZ tại đây trong vòng ba năm tới.

Reuters dẫn lời ông nói: “Họ đang làm dần từng bước. Họ đang thực sự nỗ lực.”/

(Theo Reuters)

+++++++++++++++++++++++

image060
image061

Ảnh trên: Tàu hải giám trung Quốc ỷ lớn lấy mũi đè ép tàu cảnh sát biển VN trong vụ HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào đầu tháng 5, 2014. Ảnh tư liệu

++++++++++++++++++++++++++++++++
'TQ sẽ không khởi chiến ở Biển Đông'

Phóng viên BBC Bill Hayton là tác giả cuốn "Biển Đông: Sự giành giật quyền lực ở Á châu"

"Những nước [Đông Nam Á] này đang kinh sợ trước những gì quý vị làm. Hãy dừng lại và kết bạn." Đó là những gì phóng viên BBC Bill Hayton nói với một quan chức Tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila trong một diễn đàn do Bộ Ngoại giao Philippines tổ chức hôm thứ Sáu, 13/2/2015.

Trang tin globalnation.inquirer.net tường thuật rằng lời nhận xét của phóng viên BBC đã được cử tọa có mặt, gồm hầu hết là các quan chức ngoại giao và chính phủ, vỗ tay tán thưởng mạnh mẽ.

Trước đó, Bí thư Sứ quán Trung Quốc tại Philippines Đơn Ngạo đã nói rằng Bắc Kinh không định gây chiến để bảo vệ đường chín vạch trên biển Đông.

"Trung Quốc sẽ không khởi chiến. Điều đó không đúng. [Điều mà Trung Quốc nhắm tới] là hòa bình và ổn định trong khu vực," ông Đơn nói ngay sau khi Bill Hayton có bài thuyết trình "Biển Đông và Lợi ích Địa chính trị của Trung Quốc".

Hayton là tác giả cuốn sách "Biển Đông: Sự giành giật quyền lực ở Á châu" được Nhà xuất bản Đại học Yale phát hành hồi năm ngoái.

Những nước [Đông Nam Á] này đang kinh sợ trước những gì quý vị làm. Hãy dừng lại và kết bạnBill Hayton, phóng viên BBC

"Tại sao Trung Quốc làm mọi thứ trở nên tệ đến thế trong vòng năm năm qua? Hồi 2009, Hoa Kỳ lo lắng về cuộc khủng hoảng tài chính và cuộc chiến tại Afghanistan. Quý vị có chính quyền Arroyo thân Trung Quốc, Trung Quốc vừa trở thành đối tác thương mại của Malaysia. Thế mà năm năm sau, mọi thứ đều trở nên sai lệch với Trung Quốc. Tại sao vậy?" Hayton nói.

"Tại sao quý vị lại làm tình hình trở nên tồi tệ đến vậy? Có phải bởi biển Đông không? Tại sao, với việc gắn đường hình chữ U vào bản đồ mà quý vị nộp lên Liên hợp quốc hồi tháng Năm 2009, quý vị đã làm cả khu vực tức giận," ông nói.

Trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đã phản đối bằng con đường ngoại giao và thúc giục Trung Quốc ngưng xây dựng các đảo nhân tạo tại các vùng nước nhiều tài nguyên ở vùng biển phía tây Philippines.

Hai nước đã có những tranh chấp nảy lửa về vùng nước rộng 3,5 triệu cây số vuông trên biển Đông, nơi có tuyến hải hành quan trọng trên thế giới, và cũng là nơi có vị trí chiến lược. Một số học giả thậm chí còn cho rằng việc xảy ra xung đột có vũ trang ở nơi này là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, tại Binondo, một cộng đồng dân đa số là người gốc Trung Quốc sống tại Manila cho rằng hai bên có nhiều hy vọng cùng tồn tại hòa bình, theo trang tin straitstimes.com.

Bernie Ang, một quan chức trong hội đồng thành phố Manila phụ trách quận Binondo nói "quan hệ giữa nhân dân hai nước cần phải được tiếp tục", bất kể hai quốc gia có những bất đồng lớn đến đâu.

Thế còn người đứng đầu hội đồng quận Binondo, Nelson Ty nói: "Trung Quốc muốn cùng chia sẻ. Chúng ta có thể cùng chia sẻ tất cả những gì hai bên có thế có./

BBC 19 tháng 2 2015

13 Tháng Ba 2014(Xem: 16577)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16387)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162658)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19330)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19702)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16858)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14977)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15308)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14383)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15131)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15138)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17605)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14950)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 15009)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16384)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15860)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14455)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15460)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15998)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15701)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.