TQ xây phi - hải cảng, hỏa điểm "phòng thủ quân sự" trên quần đảo Trường Sa

21 Tháng Tư 20157:25 CH(Xem: 18531)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 22 APRIL 2015
TQ xây phi - hải cảng, hỏa điểm "phòng thủ quân sự" trên quần đảo Trường Sa

Đinh Tráng

(VĂN HÓA tổng hợp)

Kỳ 2

II. Trường Sa
blankblank
1/ Bãi đá Subi
 
 Căn cứ đá Su Bi do TQ xây dựng 7/17/2012

Trung Quốc có thể đang xây dựng một đường băng trên bãiSu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa, theo các hình ảnh vệ tinh do tạp chí quốc phòng IHS Jane's công bố.

Vị trí của bãi đá này chỉ cách đảo Thị Tứ nơi có người Philippines sinh sống khoảng 25km.
blank
Việc thi công đang được thực hiện ráo riết; ý đồ liên hợp "phòng thủ quân sự" của TQ là nối ba rạn đá Su Bi - Chữ Thập - Gạc Ma lại với nhau thành khu tam giác lửa. (vòng tròn đỏ - đồ họa VH)

2/ Bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross Chief/Vĩnh Thử )
blankblank
TQ xây dựng đường băng tren rạn đá Chữ Thập dài gần 3000 mét thừa sức cho chiến đấu cơ và phi cơ dân dụng lên xuống vào giữa tháng 11, 2014 - tháng 1, 2015. Chữ Thập được coi là căn cứ lớn thứ ba sau Hải Nam và Phú Lâm.
blankblank
 Đường băng của Trung Quốc trên Bãi Chữ Thập

Các hình ảnh được IHS Jane's công bố, do bộ phận Quốc phòng và Vũ trụ của Airbus cung cấp, cho thấy Trung Quốc đang đạt được tiến triển trong việc xây dựng đường bay trên Bãi Chữ Thập (Fiery Cross Chief/Vĩnh Thử). Hình ảnh ghi ngày 23/3 cho thấy việc xây dựng một phần đường băng ở phía đông bãi Chữ Thập và công tác chuẩn bị để thi công phần còn lại.

Hình ảnh vệ tinh ngày 14/01/15 cũng cho thấy khu mới bồi đắp trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Chief/Vĩnh Thử ). Khu đất này đủ rộng để xây trên đó một sân bay nhỏ.

IHS Jane's cho biết độ dài 3.000 mét 'đạt tiêu chuẩn các đường băng mà Không quân Giải phóng Nhân dân sử dụng ở Trung Quốc lục địa, vốn có độ dài từ 2.700 mét tới 4.000 mét".

3/ Bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef )

Hồi năm ngoái, Philippines cho biết Trung Quốc đang xây dựng một đường bay trên Bãi Gạc Ma (Johnson South Reef ).

Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng ngày 14/01/2015 cho thấy Bắc Kinh đã bồi đắp đảo Đá Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988, thành một đảo có diện tích lớn gấp 200 lần so với diện tích ban đầu.

Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015 cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly.
blank
Hình ảnh được Manila công bố cho thấy hoạt động cải tạo đảo ở Gạc Ma. Trung Quốc đồi đắp đảo lớn gấp 200 lần so với ban đầu.

Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp cho thấy Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 ngàn mét vuông, trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đảo này lúc mới được bồi đắp chỉ có diện tích 380 mét vuông.

4/ Bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef )
blank
Trong tháng 2/2015, Philippines cũng vừa tố cáo Trung Quốc đang bồi đắp Đá Vành Khăn (Mischief Reef ). Nếu thông tin trên được xác nhận, đây là đảo được Trung Quốc cải tạo nằm gần Philippines nhất.
blank
 Photo By Romeo Gacad Thu, May 23, 2013 AFP
blank
 Hoạt động thi công của Trung Quốc trên Bãi Vành Khăn.

5/ Bãi đá Gaven (Gaven Reef)
blank
Hai đảo Đá Tư Nghĩa ( Hughes Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef ) được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây.

6/ Bãi đá Tư Nghĩa (Hughes Reef )
blank
 Công trình bồi đắp bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) của Trung Quốc đang hoàn thiện

Trung Quốc cũng đang bồi đắp đảo chiếm của Việt Nam là Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef). Chuyên san quốc phòng Jane’s Defense công bố loạt ảnh mới về các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa vào hôm 15/02/2015.

7/ Bãi đá Châu Viên (Cuarteron Reef)
blank
8/ Bãi đá Én Đất (Eldad Reef)
blank
9/ Bãi đá ngầm khổng lồ đầy tham vọng Mischief Reef (bãi Cỏ Mây) TQ chưa thể đụng tới toàn bộ.

Xâm phạm bãi Cỏ Mây, Trung Quốc “bắn 1 mũi tên nhằm 3 đích”
Bên cạnh những sự kiện ức hiếp ngư dân Việt Nam ngay trên khu vực biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã xúc tiến đồng loạt các hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực bãi Cỏ Mây. Hành động này đang ẩn chứa những toan tính gì?
blank
Dưới đây là nội dung bài viết thể hiện cuộc trao đổi giữa phóng viên Infonet và TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ, người đã từng  tham gia vào Ban biên tập hải đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa…

Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Trước những câu hỏi của dư luận, của xã hội cần nhìn nhận thế nào về sự kiện bãi Cỏ Mây mà Trung Quốc, Đài Loan đang tìm cách “chiếm đoạt lại” từ Philippines, TS Trần Công Trục cho biết: “Trước khi phân tích sự kiện Trung Quốc đang gây ra trên bãi Cỏ Mây, chúng ta nên biết bãi Cỏ Mây nằm ở đâu? Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của bãi Cỏ Mây ra sao?…”

Ông giải thích: “Bãi Cỏ Mây ở tọa độ: 90 44,5 phút Vĩ  Bắc và 1150 52,0 phút Kinh Đông,  gần với  Đá Vành Khăn (thuộc Quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tay Philippines năm 1995)  và nằm về  phía đông đảo Sinh Tồn  Đông (Việt Nam đang thực thi chủ quyền). Bãi Cỏ Mây còn gần và nằm trong khu vực các đảo và đá khác như Suối Ngọc, Suối Ngà, Trăng Khuyết…  thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam”.
blank
Bãi Cỏ Mây nhìn từ một phần Bản đồ khu vực quần đảo Trường Sa
blank
Cận cảnh Bãi Cỏ Mây trên Bản đồ Biển Đông khu vực Trường Sa.

TS Trần Công Trục nhấn mạnh: “Như vậy, khác với bãi cạn Scarborough, bãi cạn Scarborough nằm trên thềm lục địa của Philippines, bãi Cỏ Mây là một bãi cạn nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa xét trên phương diện vị trí địa lý, cấu tạo địa chất, địa mạo và cả quá trình thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với với toàn bộ quần đảo Trường Sa…”

Theo TS Trần Công Trục, giá trị của bãi cạn này hoàn toàn giống như các bãi cạn khác thuộc quần đảo Trường Sa, như bãi Suối Ngà, Trăng Khuyết, Thám Hiểm, Kiệu Ngựa, Vũng Mây, Ba Kè, Chim Biển, Nguyệt Sương, Huyền Trân, Phúc Tần… Việc Trung Quốc gây ra sự kiện bãi Cỏ Mây rõ ràng một lần nữa vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, xét trên phương diện pháp lý thì rõ ràng bản chất của nó không khác gì so với những sự kiện Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, năm 1974, các bãi cạn phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa, năm 1988, bãi cạnh Vành Khăn, năm 1995… Việt Nam đã chống trả và kịch liệt phản đối những hành động xâm lược, chiếm đóng trái phép đó của Trung Quốc, kể cả những sự chiếm đóng của Philippines, Malaysia đối với một số đảo, đá, bãi cạn nằm trong phạm vi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc xâm phạm bãi  Cỏ Mây với những toan tính gì?

Mục đích trực tiếp mà Trung Quốc muốn nhắm tới khi gây ra sự kiện bãi Cỏ Mây là gì? Sự kiện  Scarborough, mục đích mà Trung Quốc đạt được là  đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn nằm trên thềm lục địa của  Philippines để cố tình “biến” bãi cạn Scarborough trở thành một bộ phận của “quần đảo Trung Sa” mà Trung Quốc luôn luôn gán ghép và khẳng định rằng người Trung Quốc  đã “phát hiện, khai phá, làm ăn, sinh sống” trên đó từ hàng ngàn năm nay…(mặc dù sự thật của cái gọi “quần đảo Trung Sa” chỉ là những bãi ngầm lập lờ mặt nước mà người phương Tây gọi là Macclesfield Bank).

Như vậy, tranh chấp Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines bắt nguồn từ 2 khái niệm pháp lý khác nhau: Trung Quốc cho rằng bãi cạn này là một bộ phận của quần  đảo Trung Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. Philippines thì cho rằng bãi cạn này năm trên Thềm lục địa của Philippines theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982.  

Còn sự kiện  bãi Cỏ Mây thì không xuất phát từ những quan niệm pháp lý khác nhau như vậy. Đây chính là việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh để xâm chiếm một bộ phận của quần đảo Trường Sa của Việt Nam như họ đã từng gây ra hồi năm 1988 ở khu vực bãi Gạc Ma và năm 1995 đối với đá Vành Khăn…
blank
Philippines kéo một tầu vận tải rỉ sét thời Thế chiến II và một tiểu đội TQLC bám trụ bãi Cỏ Mây của Việt Nam.

 Điều đáng quan tâm là trong tình hình hiện nay, theo TS Trần Công Trục, hành động này của họ còn  nhằm vào một mục đích khác nữa, đó có lẽ  là họ đang một lần nữa thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ, thử độ bền chặt của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines trong tình thế Philippines đang vừa phải đối mặt với một số thách thức trong quan hệ giữa họ với Đài Loan, có sự cỗ vũ của Trung Quốc…

Mặt khác, cũng theo Ts Trục, Trung Quốc cũng đang thử phản ứng của các nước khác trong khu vực, đặc biệt là những nước có liên quan trực tiếp đối với quần đảo Trường Sa, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Brunei.

Lựa chọn vị trí bãi cạn Cỏ Mây để gây ra sự kiện là một nước cờ khá tinh vi, nham hiểm mà Trung Quốc áp dụng vào ván bài pháp lý, chính trị, ngoại giao trước khi họ ra tay hoàn thiện giấc mơ bá chủ Biển Đông. Vì vây, có thể thấy rằng đây cũng chính là một thách thức to lớn và phức tạp của sức mạnh  đoàn kết vốn đã có những rạn nứt của khu vực và quốc tế trước những tác động của một “Trung Quốc đang trỗi dậy hòa bình”.

Nhấn mạnh hơn nữa TS Trần Công Trục cho rằng bãi Cỏ Mây là một sự việc rất nghiêm trọng. Bản chất không khác gì sự kiện Gạc Ma năm 1988 và sự kiện Vành Khăn 1995. Chỉ có điều Trung Quốc đang có những bước đi tinh ranh hơn hơn, dễ dàng che mắt dư luận thế giới về cuộc “xâm lược không tiếng súng”. Điều này họ đã thành công với Scarborough, nếu không có biện pháp hữu hiệu chặn đứng thì mục tiêu của họ có lẽ không chỉ nằm ở bãi Cỏ Mây.

 Hồng Chuyên

Theo infonet.vn

10/ Bãi cạn rạn san hô khổng lồ đầy tham vọng Reed Bank (bãi Cỏ Rong) TQ chưa thể đụng tới toàn bộ vì quá gần Palawan (130 miles).
 blankblank
11/ Bãi cạn rạn san hô khổng lồ đầy tham vọng Scarborough cách Luzon Philippines (135 miles) TQ chiếm năm 2012.
blankblank
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra Trung Quốc có thể sử dụng các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trên Biển Đông vào mục đích gì ?

"Dựa trên các công trình mà Bắc Kinh đã và đang cho xây dựng trên các đảo đó, ý đồ đầu tiên hết được cho là liên quan đến lãnh vực quân sự. Một chuyên gia phân tích đã không ngần ngại gọi mỗi đảo nhân tạo đó là một “tàu sân bay không thể đánh chìm”.

Đá Tư Nghĩa chẳng hạn, đã được thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm căp bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.

Chuyên gia phân tích của Jane’s Defense đã không ngần ngại gọi các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một chuỗi pháo đài giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả trên không lẫn trên biển.

Một chuyên gia phân tích tại ở Hồng Kông cho rằng các đảo nhân tạo sẽ cho phép Trung Quốc dễ dàng sử dụng đội trực thăng của họ, rất hữu dụng trong công việc săn tìm tầu ngầm.

Ngay cả khi không sử dụng các đảo nhân tạo này vào mục tiêu quân sự chính thống, Bắc Kinh cũng có thể dùng chúng làm chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và tàu dân sự từng được Trung Quốc dùng làm phương tiện áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.

Các công trình đang trên đường băng được hoàn thành tại bãi ngầm đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trung Quốc đã nâng thành 7 đơn vị, số đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trên các bãi đá hay rạn san hô mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam hay Philippines.

Các chuyên gia nghĩ đến khả năng Trung Quốc sẽ cho tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên 8 vùng biển bao trùm từ quần đảo Hoàng Sa đến cực nam quần đảo Trường Sa (xem đồ họa của Văn Hóa) sau khi các cơ sở quân sự, đặc biệt là phi đạo và radar trên các đảo nhân tạo này được hoàn tất và đi vào hoạt động nội trong năm 2015 trước lịch phán quyến của tòa án La Haye vào tháng Giêng năm 2016./

(Tổng hợp từ các nguồn BBC, Jane’s Defense, An Ninh, RFI, VOA, RFA, Google map, báo Giáo Dục, ...)

++++++++++++++++++++++++++

Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?

Hồng Thủy

31/03/15

 (GDVN) - Để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế.
blank
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online.

Tiến sĩ Subhash Kapila, chuyên gia tư vấn về quan hệ quốc tế và chiến lược ngoại giao Nam Á ngày 30/3 bình luận trên tờ Euroasia Review, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây trả lời phỏng vấn từ Singapore rằng, Trung Quốc nên "để lại tranh chấp Biển Đông cho đời sau giải quyết" thực tế là gợi ý nhằm loại bỏ sự cô lập quôc tế trước hành vi leo thang xung đột đang phát sinh kỷ lục trên Biển Đông gây ra bởi Bắc Kinh.

Hôm 28/3 khi bàn về mối quan hệ và các xu thế xung đột của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines ông Kissinger đã nói: "Đặng Tiểu Bình khi xử lý một số vấn đề từng nói rằng, không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết xong trong thế hệ này. Chúng ta có thể để lại một số vấn đề cho đời sau giải quyết mà không nên làm cho nó trở nên rối rắm hơn". Nếu chỉ có câu này thôi xem ra cũng vô hại, nhưng khi đọc tiếp bình luận của ông rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên "loại bỏ sự cấp bách của các cuộc tranh luận" về Biển Đông, thì lại tiềm ẩn nhiều chiến lược.

Sự cấp bách của các cuộc tranh luận về tranh chấp Biển Đông tồn tại là bởi các mối quan tâm quốc tế gây ra từ sự leo thang của Trung Quốc, như việc Bắc Kinh vô cớ xung đột và hung hăng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới sự thống trị hoàn toàn Biển Đông. Đó là những động thái gây mất ổn định của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng này và chính điều đó khiến Hoa Kỳ thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương.

Việc ông Kissinger vận động Hoa Kỳ và Trung Quốc "tháo ngòi nổ tranh luận" cho thấy, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đang báo động "người bạn tốt Trung Quốc" của ông có thể đi vào một bãi mìn chiến lược trong tranh chấp Biển Đông, giống như tới điểm giới hạn không xa nơi Hoa Kỳ có thể phải can thiệp hạn chế chống lại sự leo thang không kiềm chế của Bắc Kinh trong xung đột.

Theo Tiến sĩ Subhash Kapila, Henry Kissinger nổi tiếng là một nhà ngoại giao Mỹ "biện hộ cho Trung Quốc". Với vị trí của mình, Kissinger có nhận thức rõ ràng rằng trong trường hợp có một sự can thiệp hạn chế của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không thể vượt qua bằng tương quan sức mạnh bất đối xứng với Hoa Kỳ.

Có mâu thuẫn trong ý kiến của Henry Kissinger về Biển Đông khi người ta đọc cuốn sách mới nhất của ông, "Thế giới quyền lực", trong đó Kissinger gọi các tranh chấp ở Biển Đông là "đối đầu quốc gia". Có lẽ ở đây Kissinger mặc nhiên cho rằng Hoa Kỳ không nên tham gia vào bất kỳ sự leo thang tranh chấp nào ở Biển Đông và để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế.

Kissinger là một chính khách theo đuổi học thuyết "cân bằng quyền lực" trong suốt cuộc đời, ông đã không nhận ra rằng những gì đằng sau hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông khi tạo ra những hòn đảo nhân tạo là nhằm thống trị, bá chủ toàn bộ Biển Đông. Kissinger không xem điều này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá vỡ cân bằng quyền lực trong khu vực và chống lại Hoa Kỳ?

Hơn nữa khi cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Trung Quốc nên để tranh chấp Biển Đông cho "đời sau" giải quyết là ông đang ngầm giúp Bắc Kinh có thời gian để hoàn thành chiến lược bá chủ, thống trị hoàn toàn Biển Đông? Tóm lại các hoạt động leo thang xung đột và hành vi hung hăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông cần được cộng đồng quốc tế chặn đứng lại bởi đó là cân bằng quyền lực toàn cầu, để đảm bảo hòa bình và ổn định.

Đó là sự tham giao vào sự cạnh tranh toàn cầu, không phải là đối đầu quốc gia giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc, bởi cả 2 đều bất bình đẳng để đối chọi với Bắc Kinh trong bất kỳ cạnh tranh nào./
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19355)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 16083)
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"
23 Tháng Hai 2015(Xem: 16107)
Biển Đông sẽ không nổ ra chiến tranh do không nước nào muốn chiến tranh kể cả Mỹ trong lúc này. Lý do: con đường hải lưu quốc tế vẫn đang êm đềm, tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, vị trí chiến lược Đông Nam Á chưa ngã ngũ, chính sách "xoay trục về Châu Á"của Mỹ mới bắt đầu và quan trọng nhất, Trung Quốc, cường quốc số 1 ở Châu Á đang trong giai đoạn hiện đại hóa hải không quân, ít ra phải vài năm nữa để họ có đủ sức mạnh xác quyết đường chín vạch bao trùm biển nam Trung Hoa và biển Đông; nhưng trước mắt, vì "Biển Đông và Lợi ích địa An ninh - Chính trị - Kinh tế của Trung Quốc", họ phải ra tay ... cướp, chớp thời cơ.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 31149)
Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông - Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. - Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm - Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan. - Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 16096)
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, một trong những nội dung công việc mà cơ quan này sẽ thực hiện trong năm 2015 là đề án tổng thể về đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17553)
Chuyên gia về dầu khí hồi tháng 8 phát hiện một trữ lượng khí lớn ở giếng Lăng Thủy 17 - 2. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua cho biết trên trang web, giàn khoan Hải dương 981 mới đây phát hiện một mỏ khí nước sâu lớn cách đảo Hải Nam khoảng 150 km về phía nam.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 14320)
Philippines lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi một tàu tuần duyên của Bắc Kinh đâm húc gây hư hại 3 tàu cá và đe dọa tính mạng ngư dân Philippines trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.Vụ va đụng hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough là sự cố mới nhất liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên. XEM THÊM: Mục Hoàng Sa - Từ kênh đào Suez tới kênh đào Kra.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 14179)
“Tranh chấp ở Biển Đông không phải là một cuộc tranh giành năng lượng”, Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. "Đây là một cuộc tranh chấp vùng biển và không có thỏa hiệp giữa các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 15742)
Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tề tựu về Malaysia trong hai ngày tới dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về bối cảnh thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman cho hay bên cạnh đó các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN dự kiến cũng sẽ tham vấn về việc thành lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông DOC.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 14923)
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17575)
Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 630km, Gạc Ma cách Sàigon 800km, cách Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, đó là những hải cứ có vị trí chiến lược tối quan trọng ở vùng biển phía nam Việt Nam.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19735)
Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam đang di chuyển về hướng nam, men theo thềm lục địa VN đi tới cửa khấu Singapore, tiến vào eo biển Malacca, tới Ấn Độ dương. Trên dường đi, HD-981 sẽ băng ngang qua các nhà giàn khu vực biển DKI hiện do Hải quân VN đóng chốt.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 15944)
Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21253)
Tháng Tư, 2014, HQ-571 Trường Sa đang thực hiện cuộc hải trình thăm viếng những hòn đảo quê hương thuộc vùng biển Trường Sa, bỗng nhiên có con chim lạ màu đen tuyền không biết từ hướng nào bay đến đậu khá lâu trên đỉnh cột hải đăng con tàu. Vị trí nơi con tàu đang di chuyển là vùng biển mênh mông không có đảo nào cận kề. Ảnh VH
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17922)
Có đến 50.000 tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng cho “điệp vụ” này. Ngay trước mắt, Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông - đã có tới 9.000 tàu đánh bắt xa bờ chuẩn bị ồ ạt ra khơi . Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh khu vực.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 16405)
Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC loan báo vừa phát hiện thêm một mỏ dầu khí nước sâu nữa ở Biển Đông. Thông cáo tối ngày 6/1 cho hay tập đoàn dầu khí quốc doanh này tìm thấy trữ lượng dầu khí cỡ trung bình tại giếng Lăng Thủy 25-1.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 16785)
Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày. TIN LIÊN QUAN - Căn cứ Trung Quốc ở đảo Chữ Thập
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 16795)
Chiến sĩ Hải quân đồn trú trên đảo Len Đao chào tiễn phái đoàn HQ-571 đến thăm đảo. Len Đao là một trong 3 đảo nửa nửa chìm: Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao có vị trí chiến lược trọng yếu trung tâm quần đảo Trường Sa. Trung cộng đã chiếm Gạc Ma năm 1988 sau khi bắn cháy 2 tàu vận tải HQVN và tàn sát 64 thủy thủ. TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17456)
Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 24014)
Một trong nhiều cách bảo vệ biển Đông, cuộc chiến thầm lặng của "đặc công biển" là một cuộc chiến không khoan nhượng dưới lòng biển cả. Trong cuộc đối đầu nửa kín nửa hở gữa Việt Nam và Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp thềm lục địa VN, đặc công biển được cho là đơn vị có công lớn trong việc đẩy lùi HD-981. Tờ “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho rằng, nếu Trung-Việt xảy ra xung đột ở Biển Đông, lực lượng đặc công nhái sẽ là “đối thủ khó chơi” của Trung Quốc.