"Đừng nghĩ căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa không liên lụy gì đến Mỹ"

27 Tháng Tám 201511:26 CH(Xem: 13851)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU AUG 2015

 

image078

Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

"Đừng nghĩ căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa không liên lụy gì đến Mỹ"

Hồng Thủy 26/08/15 07:30

(GDVN) - Mạng lưới căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng mở rộng trở thành bóng tối bao trùm khu vực và tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.

image079

Chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc, hình minh họa.


Ngày 25/8, hai học giả Mỹ Elbridge Colby và Evan Braden Montgomery từ Trung tâm An ninh mới và Trung tâm Chiến lược và đánh giá ngân sách Hoa Kỳ bình luận trên The Wall Street Journal, nỗ lực nhanh chóng của Trung Quốc trong xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông không đơn giản chỉ là một thách thức ngoại giao, nó có thể sẽ sớm trở thành một vấn đề quân sự nghiêm trọng với các nước láng giềng Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Mặc dù Bắc Kinh vẫn rêu rao rằng các tiền đồn họ xây dựng (phi pháp) ở Biển Đông chủ yếu là cho mục đích phi quân sự, các quan chức quốc phòng Mỹ không nghĩ như vậy. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris đã nhận định rằng, "Vạn lý trường thành cát" Trung Quốc bồi lấp ở Biển Đông có thể hỗ trợ máy bay chiến đấu, hệ thống giám sát và khả năng tác chiến điện tử.

Tuy nhiên nhiều nhà phân tích Mỹ lại lên tiếng thuyết phục rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông không ảnh hưởng đến lợi thế quân sự của Mỹ trong khu vực.

Một nhận xét khá phổ biến ở Washington là những hòn đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp (bất hợp pháp) ở Biển Đông sẽ trở thành "mồi ngon" cho lực lượng không quân, hải quân Hoa Kỳ trong một cuộc xung đột. "Sự khôn ngoan thông thường" ở đây cho rằng giá trị chiến lược của chúng là không đáng kể. Thật không may, quan điểm này quá lạc quan.

Để chắc chắn, những đảo nhân tạo ở xa và dễ tổn thương làm tăng tính không chắc chắn rằng Bắc Kinh có thể sử dụng chúng cho các hoạt động chiến tranh lâu dài, thậm chí ngay cả với các nước láng giềng.

image081

Đảo nhân tạo Trung Quốc đang ngày đêm bồi lấp bất hợp pháp ở đá Vành Khăn, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.

Nhưng những đảo nhân tạo này có thể làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực, sự tích tụ quân sự của Trung Quốc trong khu vực (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp sẽ tạo cho họ một nền tảng cưỡng chế quan trọng. Với các đường băng và cầu cảng dài, các đảo nhân tạo này sẽ trở thành trung tâm hậu cần cho hải quân Trung Quốc và trở thành căn cứ tiền duyên của máy bay quân sự.

Vì vậy những trang bị sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng phòng thủ của hệ thống tiền đồn nhờ lực lượng máy bay trinh sát, tình báo hoạt động từ xa, tuần tra tác chiến trên khu vực Bắc Kinh yêu sách và có lẽ là hỗ trợ một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Trung Quốc có thể đơn phương áp đặt trong tương lai.

Trung Quốc có thể kéo hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm ra các đảo mà sẽ làm tăng rủi ro cho các tàu và máy bay nước khác đi qua khu vực này. Nếu Bắc Kinh triển khai các vũ khí hiện đại trên những đảo nhân tạo này, họ sau đó sẽ tạo ra các "vùng từ chối xâm nhập mini", nơi tàu chiến và máy bay quân sự nước khác có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy cơ từ các hướng khác nhau khi qua lại khu vực.

Các biện pháp này sẽ gây ra hậu quả lớn. Nếu để cho Trung Quốc tiếp tục gia tăng sự hiện diện quân sự bất hợp pháp tại Biển Đông, những tiền đồn vũ trang này có thể hỗ trợ rất lớn chiến lược bành trướng của họ, trong đó Trung Quốc sẽ dần mở rộng ảnh hưởng của mình trong khi tránh những khiêu khích đủ lớn để có thể dẫn đến khả năng bị trả đũa.

Hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc ở Biển Đông có khả năng quân sự khiêm tốn, do đó bất kỳ lực lượng đóng quân nào trên các đảo nhân tạo có thể có tác động khá lớn về cán cân quân sự khu vực.

Và điều này có thể làm cho một số nước láng giềng Trung Quốc buộc phải ngả theo Bắc Kinh chứ không dám chống lại sự bành trướng của nó. Trong khi lực lượng Trung Quốc đồn trú trên các đảo nhân tạo có thể sẽ không duy trì được lâu trong một cuộc chiến nghiêm trọng với Hoa Kỳ.

Nhưng lực lượng này có thể thu thập thông tin có giá trị về các tài sản quân sự của Mỹ, làm thay đổi cách thức hoạt động của các tài sản quân sự này, thậm chí có thể tấn công chúng nếu Mỹ bị bất ngờ hay tỏ ra miễn cưỡng phải tiến hành các hoạt động chống bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.

Mạng lưới căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng mở rộng trở thành bóng tối bao trùm khu vực và tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, nối châu Á với châu Âu và Trung Đông. Do đó điều quan trọng với Mỹ và các bên liên quan trong khu vực là làm những gì có thể để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục bành trướng.

Trong khi chưa có cách nào ngăn chặn Bắc Kinh phát triển sức mạnh quân sự của họ ở Biển Đông, có thể làm tăng cái giá phải trả và rủi ro đối với Trung Quốc bằng cách tăng "nhiệt độ ngoại giao", kết hợp chặt chẽ để cân bằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Xây dựng các lực lượng quân sự và phi quân sự để duy trì trật tự hiện có, đồng thời cho thấy Mỹ sẵn sàng sử dụng chúng. Các bước đi như vậy có thể khiến Bắc Kinh hiểu rằng tiếp tục bành trướng quân sự có thể gây phản tác dụng. Nếu Bắc Kinh có thể tiếp tục bành trướng quân sự mà phải trả giá quá ít, không có lý do gì khiến họ sẽ dừng lại./

Hồng Thủy

 

21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13509)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13740)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13736)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13546)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13534)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 13098)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 13997)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 14079)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13560)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19767)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61815)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14899)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14877)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13483)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 13122)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam