Tàu khựa hạ cánh an toàn ở Chữ Thập; Nga điều chiến hạm đến Đà Nẵng "đấu bóng chuyền"

07 Tháng Giêng 201611:20 CH(Xem: 12702)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 08 JAN 2016
image031

Thế trận mới ở quần đảo Trường Sa. Minh họa VĂN HÓA MAP

TQ 'đáp thử hai phi cơ' xuống Đá Chữ Thập
image033

Image copyright XINHUA Image caption Hiện chưa rõ các nước khác sẽ gây phản ứng từ các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông

Bắc Kinh hôm thứ Tư vừa cho đáp hai chuyến bay xuống hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.

Hai hãng hàng không Nam Phương và Hải Nam đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm từ sân bay Hải Khẩu, theo Tân Hoa Xã.

Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói hai chiếc phi cơ đã hạ cánh xuống đảo nhân tạo trên Quần đảo Trường Sa vào sáng thứ Tư, 06/1/2016.

Đường băng trên Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử - Mùa hè Vĩnh viễn) dài 3000 mét và là một trong ba đường băng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng từ cách đây hơn một năm sau hoạt động bồi đắp các đảo, bãi đá ở Trường Sa.

Bay thử tăng chuyến

Hãng tin Reuters cùng ngày viết rằng vụ đáp máy bay này xảy ra chỉ bốn ngày sau khi Trung Quốc khiến Việt Nam tức giận bằng một chuyến phi cơ tương tự đáp xuống trên đường băng tại vùng lãnh thổ có tranh chấp này.

image034

Image copyright XINHUA Image caption Máy bay của hàng không Phương Nam tham gia chuyến bay và đáp thử xuống Đá Chữ Thập

 

image036

Image copyright XINHUA Image caption Sân bay Hải Khẩu là điểm cất cánh của các phi cơ TQ bay ra Trường Sa

Reuters tin rằng vụ việc này sẽ dẫn tới những lời lên án thêm nữa từ chính phủ Việt Nam, nước đã có phản đối chính thức qua con đường ngoại giao về vụ đáp phi cơ hồi cuối tuần rồi.

Philippines, một trong số các nước có tranh chấp tại vùng Biển Đông với Trung Quốc, cũng cho biết dự định sẽ có hành động phản đối tương tự.

Tân Hoa Xã cho biết hai chiếc phi cơ của Trung Quốc đã đáp thành công xuống đảo mà tên quốc tế là Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

"Các chuyến bay thử thành công chứng minh rằng sân bay có khả năng đảm bảo hoạt động an toàn cho các phi cơ dân sự cỡ lớn," Tân Hoa Xã đưa tin và nói thêm rằng sân bay này sẽ phục vụ cho việc vận chuyển đồ tiếp vận, nhân viên và viện trợ y tế.

Tuy nhiên họ không đưa thêm chi tiết về loại phi cơ được sử dụng trong chuyến bay thử này.

Hình do Tân Hoa Xã công bố mà BBC có được cho thấy một đoàn người đông đảo cầm biểu ngữ đỏ hoan nghênh và "chúc mừng thành công của việc xây dựng phi đạo trên đảo Vĩnh Thử".

Trung Quốc vốn lâu nay nhận chủ quyền tại phàn lớn khu vực Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải còn Philippines gọi là Biển Tây Philippines.

Đường băng trên bãi đá Chữ Thập chỉ là một trong ba đường băng được Trung Quốc xây dựng trong hơn một năm qua bằng cách nạo vét hàng triệu tấn cát bồi đắp lên bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.

image038

Image copyright AMTI Image caption TQ xây dựng phi đạo ở Đá Chữ Thập trong hơn một năm qua bằng cách nạo vet cát để bồi đắp

Trung Quốc cũng đã xây hải đăng trên đá Hoàng Nham (Scarborough) ở Trường Sa mà Philippines gọi là Cuarteron.

Hôm thứ Bảy, Trung Quốc đã đáp một phi cơ dân sự xuống đường băng này và đây cũng là đường băng đầu tiên được Trung Quốc sử dụng tại khu vực.

Hôm 4/1, Hoa Kỳ tuyên bố việc Trung Quốc 'bay thử nghiệm' để kiểm tra đường băng này là “làm tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực” đồng thời bày tỏ quan ngại trước kế hoạch các đường băng có thể được sử dụng vào mục đích quân sự mặc dù Trung Quốc vẫn nói họ không có chủ ý gây hấn.

image040

Image copyright XINHUA Image caption Phi cơ của hãng hàng không Hải Nam rời phi đạo mới trên Đá Chữ Thập mà TQ gọi là Vĩnh Thử - Mùa hè Vĩnh viễn

Trước đó Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc 'bay thử nghiệm' tại hòn đảo tranh chấp.

Được biết các đường băng do Trung Quốc xây dựng tại các đảo đá này đủ dài để có thể đáp các phi cơ ném bom tầm xa và các phi cơ vận tải cũng như các phi cơ chiến đấu loại tốt nhất của Trung Quốc.

Các công trình này giúp TQ hiện diện sâu rộng hơn tại tâm điểm của tuyến hàng hải ở Đông Nam Á, một điều Trung Quốc chưa thực hiện được cho tới nay.

Hàng hóa trị giá hơn 5 ngàn tỷ đô la từ khắp nơi trên thế giới được chuyển qua tuyến hàng hải tại Biển Đông mỗi năm, theo Reuters.

image042

Image copyright Xinhua Image caption Trung Quốc cũng đã xây hải đăng trên đá Hoàng Nham (Scarborough) ở Trường Sa

Năm nước gồm Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng biển này./

Tàu chiến Nga thăm Việt Nam
image044

Image copyright VnExpress Image caption Tàu khu trục Bystryi thuộc loại hiện đại của Nga

Đội tàu hải quân Nga gồm ba chiếc đang có chuyến thăm Việt Nam từ 6/1-9/1/2016 để tăng cường quan hệ hai bên.

Các nguồn tin cho hay đội tàu gồm ba chiếc là tàu khu trục Bystryi, tàu tiếp liệu Boris Butoma và tàu cứu hộ Altau, do Chuẩn Đô đốc Aleksandr Yuldashev chỉ huy.

Đội tàu này, với thủy thủ đoàn tổng cộng trên 350 người, thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của LB Nga.

Tàu khu trục Bystryi cập cảng Tiên Sa trưa hôm thứ Tư 6/1.

Trong thời gian chuyến thăm ngắn, chỉ huy đội tàu sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Bộ tư lệnh Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Như thường lệ các chuyến thăm của tàu nước ngoài, thủy thủ đoàn sẽ có giao hữu thể thao với hải quân Việt Nam và tham quan thành phố.

Mỗi năm hải quân Nga thường cập cảng Việt Nam một vài lần trong các chuyến thăm chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương.

Trước đây hải quân Nga từng đóng căn cứ ở Cam Ranh nhưng đã trả lại Việt Nam từ 2002 vì chi phí quá cao.

Tuy nhiên những năm gần đây được biết máy bay tiếp liệu của Nga đã sử dụng sân bay Cam Ranh trở lại.

Tàu khu trục Bystryi (số hiệu 715) là chiến hạm thuộc lớp Sovremennyi thuộc loại hiện đại của Nga, chuyên chống hạm và phòng không. Tàu này có tải trọng lên đến 7.940 tấn, dài 156 m, rộng 17,3 m, vận tốc 32,7 hải lý/giờ.

Tàu được trang bị nhiều khí tài hiện đại, bao gồm 2 pháo hạm AK-130, 8 tên lửa chống hạm siêu âm Moskit với tầm bắn tối đa 120km, 2 bệ phóng tên lửa phòng không Shtil với tổng cộng 48 quả, 4 pháo AK-630, 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-1000 và khoang chứa cho 1 trực thăng Ka-27./

BBC 07/1/16 7 giờ trước

+++++++++++++++++++++++++++++

Biển Đông : Anh Quốc kiên quyết chống hạn chế tự do lưu thông

image046

Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario tiếp đồng nhiệm Anh quốc, Philip Hammond (phải), tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Manila 07/01/2016.REUTERS/Czar Dancel

Bất kỳ mưu toan nào nhằm hạn chế quyền tự do lưu thông trên không và trên biển tại vùng Biển Đông đều phải bị coi là tín hiệu đe dọa. Ngoại trưởng Anh Quốc Philip Hammond đã xác định như trên vào hôm nay, 07/01/2016 tại Manila, nhân chuyến công du Philippines.

Phát biểu trong một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Philippines Albert del Rosario, Ngoại trưởng Anh nói rõ : « Tự do hàng hải và hàng không là những điều không thể thương lượng. Đó là những lá cờ đỏ - tức là tín hiệu cảnh báo nguy cơ – đối với chúng tôi ». Người đứng đầu ngành ngoại giao Anh Quốc tuy nhiên không cho biết chi tiết về những gì cụ thể nếu « cờ đỏ » được phất lên, chỉ nhắc lại rằng Luân Đôn vẫn tiếp tục khẳng định quyền tự do đi lại của mình trong khu vực.

Tuyên bố lập trường của Anh Quốc được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa cho ba chiếc phi cơ dân sự hạ cánh trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) mà họ đã bồi đắp thành đảo nhân tạo lớn tại vùng Trường Sa, những động thái bị coi là bước đầu thực hiện ý đồ quân sự hóa vùng Trường Sa, với việc áp đặt kiểm soát quân sự của Bắc Kinh trong khu vực.

Phát biểu trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Philippines Del Rosario cho biết là ông rất quan ngại trước nguy cơ các chuyến bay thử nghiệm do Trung Quốc tiến hành đang đặt nền móng cho việc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương tự như điều Bắc Kinh đã làm ở Biển Hoa Đông.

Theo Ngoại trưởng Philippines : « Nếu không bị ai phản đối, Trung Quốc cho họ có thể áp đặt một vùng phòng không, một cách mặc nhiên trên hiện trường hoặc là thông qua tuyên bố chính thức, và đó là điều mà chúng tôi không thể chấp nhận ».

Ngay khi chuyến bay thử nghiệm đầu tiên được Trung Quốc tiến hành ngày 02/01/2016, Việt Nam đã nhanh chóng lên tiếng phản đối, xem đấy là một hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa. Vào hôm qua, 06/01, Trung Quốc lại cho hai chiếc máy bay khác từ Hải Nam bay ra Biển Đông và đáp xuống sân trên Đá Chữ Thập, rồi bay trở về Hải Nam./

Trọng Nghĩa  RFI 07-01-2016 

19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15304)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Ba ngày 17/12 đã cảnh báo Trung Quốc không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông trong khi ông đang ở Manila, hãng tin Pháp AFP cho hay.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15176)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vắng mặt do phải tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14882)
Nam Triều Tiên tuyên bố một vùng phòng không được nới rộng chồng lấn với khu phòng không mà Trung Quốc mới loan báo. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng khu phòng không mới của Nam Triều Tiên, sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12, bao gồm không phận trên Ieodo, một bãi đá ngầm trong các vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Nam của Triều Tiên, mà Trung Quốc gọi là Suyan.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15371)
Một học giả Việt Nam chuyên theo dõi tình hình Biển Đông dự đoán Trung Quốc có khả năng áp đặt một vùng phòng không lên vùng biển mà họ hiện có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á ‘nếu như họ thành công trên Biển Hoa Đông’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16281)
Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệukm2 nằm trong khu vực 5 đoạn gạch đỏ. Hiện đang có dư luận tiên đoán Trung Quốc sẽ phỏng theo mô hình “Nhận dạng Phòng không Hoa Đông” lấn tới việc “Nhận dạng Phòng không biển Đông” (!) gây lo ngại cho các nước đang tranh chấp khu vực này trong đó bao gồm con đường hải lộ quốc tế là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ từ eo Malacca tới eo biển Cao Hùng-Luzon. Minh họa và phụ chú của Văn Hóa Magazine dựa theo hải đồ của Vũ Hữu San.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15018)
Biển Đông và lưỡi bò từng đoạn của Trung Quốc tự vẽ ra từ năm 1949. Đừơng vạch đỏ là đường đi giả thuyết của Mẫu hạm Liêu Ninh từ quân cảng Đại Liên Thanh Đảo vượt qua eo biển Cao Hùng-Luzon tiến vào biển Đông. Chấm đỏ trên hải đồ là bãi cạn Scarborough vùng tranh chấp giữa VN+Phi+Tầu, nay đã bị Tầu chiếm giữ từ năm 2012. MINH HỌA PHỤ CHÚ CỦA VĂN HÓA MAGAZINE.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15412)
Ba chấm tròn đen trên hải chiến đồ cho thấy vị trí của các chiến hạm Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã hiện diện ở Subic Manila, Oyster Palawan và Scarborough Trường Sa. Oyster là căn cứ hải quân của Mỹ và Phi ở mạn tây đảo Palawan quan sát trực tiếp quần đảo Trường Sa.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15876)
Nhật Bản muốn truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo Senkaku nếu TQ đánh chiếm; có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải ra vào Thái Bình Dương của TQ. Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc".
31 Tháng Mười 2013(Xem: 16519)
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Công nghiệp quân sự tại Moscow, Trung Quốc sẽ phải hy sinh tới 40% hạm đội hải quân (PLAN) nếu muốn đánh chìm một siêu tàu sân bay kiểu như USS Gerald R Ford của Mỹ.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 16928)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 17878)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 15537)
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ 13/10 khép lại vòng công du Đông Nam Á nhằm thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với các nước Asean. Trước khi sang Hà Nội vào đúng ngày chính quyền sớm chấm dứt lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Lý đã thăm Thái Lan và Brunei.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 16813)
Hôm nay là ngày Thứ Ba 23 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đại diện cho báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại California qua sự dàn xếp của các thông tín viên báo chí thân hữu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 16963)
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã vừa kết thúc một chuyến đi châu Âu đưa ông đến các nước Đức, Áo, Cộng hòa Séc và Pháp để tiếp tục công việc mà ông vẫn làm từ mấy năm gần đây, đó là trình bày những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho người Việt khắp nơi, cũng như cho người nước ngoài.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19454)
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999 Vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và tranh cãi trong dư luận người Việt trong và ngoài Việt Nam.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19615)
Là nước đóng vai trò điều phối quan hệ Asean-Trung Quốc trong giai đoạn 2012-15 và cũng là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Thái Lan đang được xem là bên đóng vai trò môi giới cho nỗ lực hòa giải.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20085)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được đề cập ở phần sau.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17595)
Vừa qua, Philippines tố cáo Trung Quốc xây nhiều khối bê tông ở bãi đá Scarborough, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 17431)
Bức không ảnh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc chạy cạnh tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực đảo đang tranh chấp