Vì sao Mẫu hạm John C. Stennis không được vào Hong Kong?

02 Tháng Năm 201611:36 CH(Xem: 11734)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  BA 03  MAY  2016

image080

Đường đi nước bước của Hàng không Mẫu hạm USS John C. Stennis: phát xuất từ Okinawa hoặc là Guam, Stennis di chuyển men theo biển Hoa Đông tiến vào Hong Kong; di chuyển từ Guam, Stennis vượt qua Luzon - Cao Hùng tiến vào Hong Kong; từ Hong Kong con đường ngắn nhất đến cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Cam Ranh, cảng Saigon. Trước đây hôm 19/11/2015, Tổng thống Obama đã đứng trên soái hạm BRP Gregorio del Pilar neo ở cảng Subic gởi "thông điệp chiến hạm" đến đồng minh và đối phương khi ông đến thăm Philippines. Minh họa hải đồ VĂN HÓA MAP

.......... neo ở cảng Subic khi ông đến thăm Philippines và phát biểu về tình hình biển Đông.  

Hàng không mẫu hạm Mỹ không được vào Hong Kong

image082

Image copyright AFP

Trung Quốc không cho một hàng không mãu hạm Hoa Kỳ cập cảng Hong Kong, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.

Tàu USS John C Stennis chạy bằng năng lượng hạt nhân cùng các tàu hộ tống đã bị chặn không được vào cảng hôm thứ Sáu.

Phía Hoa Kỳ nói họ trông đợi là chuyến đi riêng rẽ của một tàu Mỹ khác, USS Blue Ridge, sẽ được tiếp tục bình thường.

Cuộc tranh cãi về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông đã gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây.

Yêu cầu của phía Mỹ theo đó muốn tàu USS John C Stennis được cập cảng đã bị từ chối bất chấp "hồ sơ theo dõi từ lâu nay cho thấy đã có nhiều chuyến ghé thăm thành công tới Hong Kong", phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Bill Urban nói với hãng tin Reuters.

Tàu USS Blue Ridge đã vào Hong Kong vào đầu giờ sáng hôm thứ Sáu, Reuters tường thuật.

Phía Trung Quốc không đưa ra bất kỳ lý do chính thức nào về việc từ chối tàu USS John C Stennis.

Tàu này đã đi lại trong khu vực Tây Thái Bình Dương từ vài tháng qua.

Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đã lên tàu USS John C Stennis để tỏ ý ủng hộ các đồng minh trong khu vực.

"Việc một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ có mặt trong khu vực không phải là chuyện gì mới," ông nói hôm 15/4. "Điều mới ở đây là bối cảnh căng thẳng đang diễn ra, là điều mà chúng tôi muốn giảm bớt."

Hồi đầu tháng, Hoa Kỳ và Philippines đã đồng ý tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này và đã ngày càng quyết liệt trong việc khẳng định vấn đề này./

BBC 30/4/16

13 Tháng Bảy 2016(Xem: 12024)
- Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 12406)
* Scarborough, bãi Cỏ Mây đâu là mục tiêu gần nhất của TQ? * Biển Đông sẽ "chia đôi"?
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 11177)
Canh bạc lớn ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 10901)
Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 11288)
* Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? * Tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Phi có ý nghĩa gì?
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 12900)
Biển Đông: Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ
13 Tháng Năm 2016(Xem: 11585)
Bàn cờ Biển Đông trước khi TT Obama tới VN
19 Tháng Tư 2016(Xem: 13622)
Chiến sự Biển Đông
18 Tháng Tư 2016(Xem: 10831)
Ảnh trên: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines-Voltaire Gazmin đứng trên HkMh USS John C. Stennis hôm 15.4.2016. Ảnh dưới: Ngày 5 tháng 11 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein trên chiếc trực thăng đặc biệt bay đến thăm HkMh USS Theodore Roosevelt hoạt động ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia khoảng 3 tiếng.