Vì sao Mẫu hạm John C. Stennis không được vào Hong Kong?

02 Tháng Năm 201611:36 CH(Xem: 11761)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  BA 03  MAY  2016

image080

Đường đi nước bước của Hàng không Mẫu hạm USS John C. Stennis: phát xuất từ Okinawa hoặc là Guam, Stennis di chuyển men theo biển Hoa Đông tiến vào Hong Kong; di chuyển từ Guam, Stennis vượt qua Luzon - Cao Hùng tiến vào Hong Kong; từ Hong Kong con đường ngắn nhất đến cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Cam Ranh, cảng Saigon. Trước đây hôm 19/11/2015, Tổng thống Obama đã đứng trên soái hạm BRP Gregorio del Pilar neo ở cảng Subic gởi "thông điệp chiến hạm" đến đồng minh và đối phương khi ông đến thăm Philippines. Minh họa hải đồ VĂN HÓA MAP

.......... neo ở cảng Subic khi ông đến thăm Philippines và phát biểu về tình hình biển Đông.  

Hàng không mẫu hạm Mỹ không được vào Hong Kong

image082

Image copyright AFP

Trung Quốc không cho một hàng không mãu hạm Hoa Kỳ cập cảng Hong Kong, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.

Tàu USS John C Stennis chạy bằng năng lượng hạt nhân cùng các tàu hộ tống đã bị chặn không được vào cảng hôm thứ Sáu.

Phía Hoa Kỳ nói họ trông đợi là chuyến đi riêng rẽ của một tàu Mỹ khác, USS Blue Ridge, sẽ được tiếp tục bình thường.

Cuộc tranh cãi về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông đã gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây.

Yêu cầu của phía Mỹ theo đó muốn tàu USS John C Stennis được cập cảng đã bị từ chối bất chấp "hồ sơ theo dõi từ lâu nay cho thấy đã có nhiều chuyến ghé thăm thành công tới Hong Kong", phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Bill Urban nói với hãng tin Reuters.

Tàu USS Blue Ridge đã vào Hong Kong vào đầu giờ sáng hôm thứ Sáu, Reuters tường thuật.

Phía Trung Quốc không đưa ra bất kỳ lý do chính thức nào về việc từ chối tàu USS John C Stennis.

Tàu này đã đi lại trong khu vực Tây Thái Bình Dương từ vài tháng qua.

Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đã lên tàu USS John C Stennis để tỏ ý ủng hộ các đồng minh trong khu vực.

"Việc một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ có mặt trong khu vực không phải là chuyện gì mới," ông nói hôm 15/4. "Điều mới ở đây là bối cảnh căng thẳng đang diễn ra, là điều mà chúng tôi muốn giảm bớt."

Hồi đầu tháng, Hoa Kỳ và Philippines đã đồng ý tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này và đã ngày càng quyết liệt trong việc khẳng định vấn đề này./

BBC 30/4/16

27 Tháng Tám 2015(Xem: 13880)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13446)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14619)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14244)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15811)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14838)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14739)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15530)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19783)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14495)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18089)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.