Biển Đông: Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ

03 Tháng Bảy 20169:18 CH(Xem: 10910)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04  JULY 2016

Biển Đông: Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ

image035

(GDVN) - Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay.

Gần đây dư luận đã mất quá nhiều giấy mực và công sức bàn cãi trên các diễn đàn xuất phát từ những phát biểu của Nga xung quanh lập trường của nước này về những tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là ở thời điểm “Vụ kiện Biển Đông” của Philippines ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị đưa ra phán quyết.

Bắt đầu từ những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov “phản đối quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” và “phản đối sự tham gia của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp Biển Đông” ngày 12/4 và 29/4. Tiếp đến là phát biểu "nhắc lại cho rõ" lập trường của Nga ở Biển Đông của người đại diện chính thức Bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova.

Những phát biểu như vậy trong lúc tình hình Biển Đông “dậy sóng” chủ yếu bởi vì Trung Quốc leo thang quân sự hóa, phiêu lưu bành trướng một cách ngang ngược. Trong khi một nước nhỏ như Philippines lại đi đầu trong việc phá đường lưỡi bò phi pháp bằng con đường pháp lý, vụ kiện Trung Quốc lên PCA chuẩn bị đi đến hồi kết, thì dư luận trong các nước liên quan, kể cả ở Việt Nam không thể không “dậy sóng.”

Mới đây nhất, ngày 30/6 trên trang Sputnik của Nga có bài báo của nhà báo Alexei Syunnerberg “Sự thật về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông” phỏng vấn Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, cố gắng làm rõ quan điểm của nước này.


image036

Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, ảnh: Spunik.

Bài báo nhìn nhận lý do phải "nói cho rõ" lần thứ 3 là vì: “Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12 tháng 7, các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông.

Ngài K.Vnukov khẳng định, quan điểm của Nga không phải là nước đôi mà giữ một lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông, và tất nhiên ông tái khẳng định những gì mà các quan chức ngoại giao nước này đã nói, kể cả ở cấp cao nhất. 

Tuy nhiên, những phát biểu của ngài Đại sứ vẫn là nhắc lại những gì đã nói mà không có thêm bất cứ thông tin nào đáp ứng nhu cầu và thắc mắc của dư luận về những câu hỏi hết sức cụ thể.

Rõ ràng, lập trường của Nga về những tranh chấp Biển Đông và phương án giải quyết chúng được Nga xác quyết lần thứ 3 qua lời ngài Đại sứ là nhất quán, chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ về điều đó:

(1) Phản đối quốc tế hóa giải quyết tranh chấp Biển Đông; (2) Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp;

(3) Chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp; (4) Kêu gọi "các bên" bình tĩnh, chống leo thang căng thẳng, chống quân sự hóa Biển Đông.

Để tránh bị coi là “suy diễn” hay nặng hơn là “xuyên tạc” lập trường của Nga về Biển Đông, người viết sẽ không đưa ra bình luận – vì thực tế việc đó thì đã có rất nhiều ý kiến đa chiều, mà sẽ chọn phương án đặt một vài câu hỏi cho ngài Đại sứ K.Vnukov để làm cho rõ hơn, bởi thực sự "sự thật" mà Spunik cung cấp vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của người viết.

Thứ nhất, phải hiểu như thế nào là “quốc tế hóa tranh chấp"?

Tranh chấp ở Biển Đông đương nhiên là tranh chấp quốc tế rất phức tạp, trong đó nổi bật nhất là tranh chấp chủ quyền song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp chủ quyền đa phương giữa 5 nước 6 bên với quần đảo Trường Sa (2 quần đảo được Nhà nước Việt Nam thiết lập, thực thi chủ quyền một cách hợp pháp, hòa bình, liên tục từ khi còn là đất vô chủ), tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982.

Những tranh chấp ở Biển Đông không chỉ tồn tại trong vài năm vừa qua, mà ít nhất vài chục năm và ngày càng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, đối đầu. Người Việt Nam không bao giờ quên những sự kiện ở Gạc Ma năm 1988, khi mà Trung Quốc bất ngờ nổ súng chiếm đảo Gạc Ma, giết hại 64 người lính công binh Việt Nam không có vũ khí trong tay. Trước đó là cuộc xâm lược đẫm máu Hoàng Sa năm 1974.

Năm 2009, Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ lên Liên Hợp Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông. Từ đó đến nay là một loạt hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Nguy hiểm nhất và căng thẳng nhất hiện nay là việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông thông qua việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng quân sự và trang bị vũ khí hạng nặng ra khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, đe dọa trực tiếp an ninh các nước ven Biển Đông và tự do, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Trong khi Biển Đông là một vùng biển quốc tế có tuyến đường hàng hải huyết mạch chạy qua, là nơi có lợi ích của nhiều cường quốc bao gồm Hoa Kỳ và chính bản thân Nga như thừa nhận của ngài Đại sứ.

Bởi thế, ngay từ năm 2002 ASEAN và Trung Quốc đàm phán, ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) với tư cách cả khối chứ không phải từng nước, cũng không phải giữa 4 nước yêu sách với Trung Quốc.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và cả Nga đều có lợi ích ở Biển Đông dù ít dù nhiều. Các nước liên quan và G-7, EU đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA, còn Nga lên tiếng phản đối "quốc tế hóa tranh chấp", vậy bản thân các động thái lên tiếng này, ủng hộ như G-7 và EU hay phản đối như Nga, có phải là sự "can thiệp quốc tế" vào Biển Đông hay không?

Thậm chí ngay cả Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế ở Biển Đông, đó có phải "quốc tế hóa" không?

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó sẽ đảm bảo được các nguyên tắc của pháp luật quốc tế như nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, "lối thoát duy nhất là đàm phán" có loại trừ quyền sử dụng các giải pháp pháp lý hay không?

Thực tế những tranh chấp phức tạp ở Biển Đông đàm phán không đi đến đâu suốt mấy chục năm qua là bởi hai lý do. Một là Trung Quốc luôn đưa ra tiền đề "chủ quyền thuộc Trung Quốc", yêu cầu đối phương phải thừa nhận rồi mới đàm phán gì thì đàm phán.

Hai là, Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là đường lưỡi bò 9 đoạn vô căn cứ pháp lý lẫn khoa học, không tọa độ chính xác để đòi "chủ quyền" toàn bộ Biển Đông. Họ thường vin vào đường lưỡi bò để ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, Nga thừa nhận vai trò nền tảng của UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trong UNCLOS 1982 có các nội dung quy định về giải quyết tranh chấp ứng dụng, giải thích Công ước thông qua cơ quan tài phán quốc tế như Phụ lục VII, Phụ lục VIII. 

Như vậy, cơ quan tài phán quốc tế xử lý tranh chấp áp dụng, giải thích Công ước là giải pháp hòa bình, hợp pháp, là quyền lợi mặc nhiên của các thành viên UNCLOS 1982. Nga không phủ nhận điều này thì tại sao lại nói, đàm phán là "lối thoát duy nhất"?

Người Việt Nam rất quan tâm điều này và mong muốn được nghe lời giải thích của Nga cho rõ hơn, bởi giải quyết tranh chấp về ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 hay các hành động vi phạm UNCLOS 1982 thông qua cơ quan tài phán không những là giải pháp hòa bình, văn minh, hợp pháp mà còn là quyền lợi cơ bản, sát sườn của Việt Nam.

Ví dụ cụ thể như vụ Trung Quốc cắm giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014, trước đó là cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam...

Thứ ba, Nga "chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp" là các bên nào? Có bao gồm PCA hay không? Thế nào mới là "có liên hệ trực tiếp"?

Bởi lẽ những phát biểu của Nga đều được đưa ra trong thời điểm ngay trước thềm PCA ra phán quyết vụ kiện của Philippines, còn Trung Quốc ra sức vận động lôi kéo một số nước theo họ chống lại thẩm quyền và phán quyết hợp pháp của PCA.

Mặt khác, Biển Đông không chỉ có tranh chấp giữa các bên yêu sách, mà còn là nơi có lợi ích và diễn ra cạnh tranh giữa các siêu cường, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và bây giờ dường như có cả Nga.

Trong khi sự tham gia tích cực, xây dựng của bên thứ 3 có vai trò vô cùng quan trọng trong các sự vụ quốc tế. Bản thân Nga cũng thường xuyên chứng minh điều này.

Ví dụ như vai trò của Nga cũng như cạnh tranh Nga - Mỹ trong khủng hoảng Ukraine, Syria, chống IS, hạt nhân Iran, hạt nhân Bắc Triều Tiên. "Liên hệ trực tiếp" giữa Nga, Mỹ với các sự vụ này có khác gì "liên hệ trực tiếp" giữa Mỹ, Trung Quốc, ASEAN...đối với Biển Đông?

Có những vấn đề cần phải có can thiệp của Liên Hợp Quốc. Thậm chí có những vấn đề các nước lớn như Nga - Mỹ sử dụng vũ lực để giải quyết, bởi không thể đối thoại và cũng không thể "kiện", ví dụ như chống khủng bố IS.

Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.

Điều này Nga không mong muốn, vậy thì giải pháp nhờ bên trung gian như cơ quan tài phán có thẩm quyền và Liên Hợp Quốc là quá hợp lý, hợp tình và hợp pháp, Nga có phản đối không? Cụ thể hơn nữa, Nga có phản đối vụ kiện của Philippines, thẩm quyền và phán quyết của PCA hay không?

Cuối cùng, điều thứ tư khiến người viết băn khoăn là, tại sao những vụ tranh chấp trên Biển Đông do Trung Quốc gây ra đã diễn ra vài chục năm nay; nhất là vụ kiện của Philippines lên PCA được bắt đầu từ tháng Giêng năm 2013 sau 18 năm đàm phán không kết quả thì chẳng thấy Nga nói gì.

Bất thình lình Nga liên tục lên tiếng về Biển Đông khi PCA chuẩn bị ra phán quyết với những nội dung "đa nghĩa", "khó hiểu" và được dư luận cho là có lợi cho Trung Quốc trong việc chống lại phán quyết của Tòa.

Trung Quốc quân sự hóa ồ ạt từ cuối năm 2013 bằng biệc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo, kéo hết tên lửa này máy bay khác ra Hoàng Sa, chiếm quyền kiểm soát Scarborough từ Philppines, cắm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, toàn những chuyện phiêu lưu quân sự kinh thiên động địa thì không thấy Nga lên tiếng.

Bây giờ Nga mới liên tục tuyên bố: "Chúng tôi cũng dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực." Nhưng không rõ theo quan điểm của Nga, nước nào đang leo thang căng thẳng ở Biển Đông?

Người viết cho rằng cần phải nhìn nhận thẳng thắn, những tuyên bố này của Nga chắc chắn không có lợi cho các nước nhỏ có liên quan trong khu vực Biển Đông đang bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp. Chỉ Trung Quốc là có lợi.

Nga là một nước lớn, thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có vị thế, có uy tín, có chỗ đứng trên vũ đài chính trị quốc tế cũng như trong trái tim của rất nhiều người Việt Nam yêu dân tộc Nga, con người Nga.

Bởi lẽ ấy nhiều người Việt Nam mới có những thắc mắc, băn khoăn mong muốn được phía Nga làm rõ vì nó ảnh hưởng không chỉ đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, mà còn là hòa bình và ổn định của khu vực, luật pháp quốc tế cũng như hình ảnh Nga trong lòng người Việt.

Thiết nghĩ nêu những vấn đề hết sức cụ thể trao đổi cùng với các bạn Nga để làm rõ vấn đề không nên bị coi là "xuyên tạc lập trường" của Nga ở Biển Đông. Bởi nếu không có những duyên nợ, tình cảm và các vấn đề bất cập nêu trên, có lẽ dư luận không mất nhiều giấy mực đến thế.

Không trân trọng ân tình cũng như tấm chân tình, sự giúp đỡ quý báu của dân tộc Nga, đất nước Nga với Việt Nam thời kỳ Liên Xô trước đây cũng như nước Nga sau này, người viết đã không phải băn khoăn, suy nghĩ nhiều như thế.

Những tiếng nói như lãnh đạo Campuchia mới tuyên bố gần đây chẳng hạn, với người viết không đọng lại điều gì đáng chú ý, vì nó chỉ là những tiếng nói lạc lõng giữa đời thường. Nhưng với người viết, Nga có một vị thế khác. Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay theo thời cuộc.

Tài liệu tham khảo:

http://vn.sputniknews.com/opinion/20160630/2031590/lao-truong-nga-ve-van-de-bien-dong.html?utm_source=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2F&utm_medium=short_url&utm_content=b9QJ&utm_campaign=URL_shortening

http://vn.sputniknews.com/asia/20160429/1621503.html

http://thanhnien.vn/the-gioi/chuyen-gia-nga-tai-sao-nga-lai-len-tieng-ve-van-de-bien-dong-693091.html

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Binh-luan-dang-chu-y-cua-Ngoai-truong-Nga-ve-Bien-Dong-post167111.gd


Phúc Lai  02/07/16

13 Tháng Ba 2014(Xem: 16579)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16389)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162661)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19334)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19702)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16858)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14978)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15309)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14385)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15131)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15138)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17605)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14954)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 15011)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16384)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15861)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14455)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15461)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15998)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15703)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.