Đảo Đá Lát nằm ở đâu?

08 Tháng Mười Hai 20166:36 CH(Xem: 22448)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  09   DEC  2016


Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ


Đảo Đá Lát nằm ở đâu?


VĂN HÓA

09/12/2016


image018


Trong cụm đảo Trường Sa nằm về phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, đảo Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 8o358 vĩ B, 111o55 kinh Đ) là một đảo nằm cách đảo Trường Sa Lớn về phía Tây khoảng 14 hải lý.


 


Đá Lát nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 6 km, rộng gần 2 km, diện tích khoảng 10 km2.


 


Đá Lát nguyên thủy là một rạn san hô khép kín, tức là không có rạch nước thông thủy vào bên trong, nhưng trong bụng  rạn san hô này có hồ nước mỗi khi thủy triều rút xuống.  Hồ nước lộ ra các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên lởm chởm; ngược lại, khi thủy triều lên, toàn bộ đảo san hô Đá Lát ngập chìm dưới nước.


 


Đá Lát là một trong 21 thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam hoàn toàn kiểm soát. Từ năm 1988, Hải quân Việt Nam đã chiếm giữ rạn san hô Đá Lát và xây trên đó tòa lô cốt bằng bê tông giao cho một đơn vị nhỏ hải quân đồn trú.


 


Về mặt thời tiết, đảo Đá Lát là một tụ điểm cho vòng xoáy của các cơn bão Trường Sa hoành hành.  Người Pháp khi khám phá ra khu vực biển đảo này họ gọi là "khu vực đảo bão tố". 


 


Đá Lát trở nên một hải cứ tiền tiêu nguy hiểm và rất quan trọng trong việc bảo vệ mặt tiền cho đảo Trường Sa Lớn. Chiếm giữ Đá Lát có nghĩa là biến Đá Lát thành cái khiên che chở cho Trường Sa Lớn.


 


Trường Sa Lớn hiện đang tân tạo hóa sân bay, hải cảng, cảnh quan ... để trở thành trung tâm du lịch tương lai đúng nghĩa là thủ phủ của quần đảo Trường Sa. Trong việc tân tạo và bảo vệ cho Trường Sa Lớn, yếu tố phòng thủ quân sự không thể loại trừ, cho nên các tin tức phao tin VN đưa giàn tên lửa ra Trường Sa Lớn là việc người viết bài này cho là rất tự nhiên trong việc phòng thủ. 


 


Cũng cần nói thêm, việc đưa giàn tên lửa ra Trường Sa Lớn (nếu có thật) không hẳn là để uy hiếp hay tấn công một "đối thủ" nào, mà trong bối cảnh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ hiện nay, nhân tố kinh tế và quân sự phải là sự tương tác hợp đồng nhuần nhuyễn.   


 


Đứng về địa hình chiến thuật, Đá Lát và Trường Sa Lớn là một tổ hợp tiến công về phía Đông Bắc và cực nam, đồng thời, tọa độ này còn và hàng rào phòng thủ cho bờ biển Vũng Tàu và các nhà giàn "chốt" ở thềm lục địa Nam - Tây Nam gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên và Tư Chính.   


 


Đứng về mặt kinh tế, nếu xây dựng được một ngọn hải đăng trên đảo Đá Lát với sức quét ánh sáng 20 km, tàu bè ngư dân và hàng không dân dụng có thể đến Trường Sa Lớn an toàn hơn khi có bão tố hay biển động. 


 


Đá Lát và Trường Sa Lớn cách Vũng Tàu khoảng 450km.


 


Bồi đắp hay nạo vét để khai thông một con rạch thông thủy vào bên trong rạn san hô Đá Lát là việc Việt Nam bắt buộc phải làm dùng cho việc tiếp liệu hải quân và cũng là một trong các "bến cảng cá" cho tàu cá ngư dân sinh hoạt. Nếu Việt Nam có đầy đủ điều kiện, Đá Lát có thể trở nên một đảo nhân tạo.


 


Rất tiếc trong chục năm qua, số tiền tham những và lãng phí đầu tư ở các công trình "phiêu lưu" lãnh đạo bởi các nhà kinh bang tế thế hạng bét  - nếu dùng vào việc đầu tư cho quần đảo Trường Sa thì VN có thể có cả chục phi đạo cho chiến đấu cơ sử dụng.  


 


Theo như các thông tin quốc tế cho biết, việc "nạo vét" hay tôn tạo rạn san hô Đá Lát đang thuộc vùng tranh chấp với Trung Quốc hay Đài Loan là hoàn toàn không đúng. Đá Lát không có tranh chấp với quốc gia nào. Không phải cứ nghe nước này hay nước nọ đòi tranh chấp là cứ cho đó là khu vực tranh chấp, hay cứ nhìn thấy các nước khác tôn tạo là to mồm phản đối.


 


Đấy là chưa nói đến việc “xây đảo nhân tạo không giản dị như người ta tưởng; đây là một công trình cực kỳ phức tạp, thể hiện quyền lực quốc gia của một nước”.


 


Đấy là chưa nói đến thuyết "đa phương hóa - đa diện hóa" đang đứng ở ngã ba đường  "lợi ích quốc gia" đối với các quốc gia ven biển đang đối đầu với quyền lợi của các thế lực quốc tế.


 


Luận thuyết của tờ Văn Hóa đã đưa ra từ lâu với chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ " đã nói lên bối cảnh - tình hình thực tế ở biển Nam Trung Hoa/ biển Đông VN/biển Tây Philippines ...


Đã không chiếm được, giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ thì không nên nói càn ./  (lkt)

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30492)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16771)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16731)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23481)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22426)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22678)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16272)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18147)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16440)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16728)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16180)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17763)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19005)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16185)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16602)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15422)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16172)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17078)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18821)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17471)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.