Bill Hayton: 'Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò'

28 Tháng Sáu 201711:15 CH(Xem: 11036)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ  NĂM 29 JUNE  2017


image008

Từ trái: Tiến sĩ Ulises Granados, Ts Gerard Sasges, Ts Nguyễn Vũ Tùng, Ts Francois-Xavier Bonnet và Học giả Bill Hayton (góc phải) trên bàn chủ trì phiên khai mạc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Nha Trang tháng 11, 2016. Ảnh VH (*)


Bill Hayton: 'Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò'


image009Bản quyền hình ảnh BEN STANSALL Image caption Chủ tịch ExxonMobil Rex Wayne Tillerson trong một hội nghị ở London về dầu lửa hồi 2015. Hiện ông Tillerson là Ngoại trưởng Hoa Kỳ


Liệu có phải một số dự án dầu khí của Việt Nam được thúc đẩy mạnh gần đây khiến Trung Quốc phật lòng, dẫn tới việc Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam?


Sau khi Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc rời Hà Nội hôm 18/6, hai nước cũng hủy giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới.


Giải thích chính thức của Trung Quốc không đề cập gì đến khả năng có mâu thuẫn giữa hai bên.


image010

Bản quyền hình ảnh TED ALJIBE Image caption Các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc gần Philippines đã bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ


Tuy nhiên, Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt tại Hải Nam, nói với South China Morning Post:


"Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải."


Ông này nói: "Việt Nam gần đây cũng quan hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật."


Phần nào tán thành đánh giá này, chuyên gia về Biển Đông của BBC, Bill Hayton, nhắc đến hai dự án quan trọng trên Biển Đông.


Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Bill Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á" (2014), hiện ở Anh Quốc, nhận định:


Bill Hayton: Trung Quốc quan ngại về hai dự án khai thác ngoài khơi cụ thể của Việt Nam. Đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và dự án Cá Rồng Đỏ ở lô 136-03 hợp tác với Talisman.


image011

Bản quyền hình ảnh Bloomberg Image caption Repsol của Tây Ban Nha có nhiều kinh nghiệm khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải và vùng biển Bắc Phi


Exxon trước đây đã chống lại sức ép của Trung Quốc. Talisman của Canada cũng bỏ qua yêu cầu ngừng hoạt động của Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2015 Repsol của Tây Ban Nha đã mua lại Talisman. Không rõ Repsol sẽ cứng rắn thế nào trước sức ép Trung Quốc.


Theo thông tin chính thức, Repsol có liên doanh với Sinopec ở Biển Bắc và Brazil. Việc này có thể giúp bảo vệ Repsol trước sức ép của nhà nước Trung Quốc.


Talisman-Vietnam (công ty địa phương vẫn giữ tên cũ cả sau vụ mua lại) đã khoan thăm dò ở lô 136-3 cuối năm 2014, và đã tìm cách khoan định giá kể từ thời gian đó. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển đông nam của Việt Nam khoảng 450 cây số - ở ngay sát rìa vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam


image012

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 31/5


Trung Quốc thì đã bán quyền khai thác cùng khu này, mà họ gọi là Wan-an Bei 21 - cho một công ty Mỹ Crestone năm 1992. Rồi một công ty đặt ở Hong Kong, Brightoil, lại mua lại quyền này tháng Bảy 2014. Một số giám đốc trong Brightoil là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Chính phủ Việt Nam đã từng từ chối nhiều đề nghị để tránh làm phật lòng Trung Quốc. Tuy vậy, theo tôi biết, gần đây Việt Nam lại cho phép. Vì thế chính phủ Trung Quốc mới giận như vậy.


Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.


Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.Bill Hayton


BBC: Dự án Cá voi Xanh được Việt Nam ký với Exxon Mobil gần đây. Ông cho biết quan điểm của Trung Quốc về dự án này?


Dự án Cá voi Xanh của Exxon thì gần bờ biển Việt Nam hơn. Mỏ khí chỉ cách bờ khoảng 88 cây số (ở lô 118). Tuy nhiên, "đường 9 đoạn" (đường Lưỡi Bò) mơ hồ của Trung Quốc lại đi vào giữa lô. Đây là nguồn cơn phản đối của Trung Quốc. Trung Quốc chưa từng giải thích ý nghĩa của "đường 9 đoạn".


Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc như ông Ngô Sĩ Tồn ở Viện Nghiên cứu Nam Hải ở Hải Nam cho rằng Trung Quốc có "quyền lịch sử" với tài nguyên của biển, hơn cả những gì ghi trong Công ước Luật biển 1982. Không quốc gia nào đồng tình với diễn giải này. Năm ngoái một tòa án quốc tế đã phán quyết rằng đòi hỏi này không có cơ sở theo luật quốc tế. Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh.


BBC: Vì sao Việt Nam vẫn tiến hành các dự án này dù biết rằng Trung Quốc bực bội? Liệu Việt Nam có đánh giá thấp sức ép từ Bắc Kinh?


image013

Image caption Bill Hayton (trái) trong một thảo luận trên kênh YouTube và Facebok Live của BBC Tiếng Việt


Theo tôi, có thể chính phủ Việt Nam cảm thấy Trung Quốc không sẵn sàng gây đối đầu vào thời điểm hiện nay, vì sắp diễn ra Đại hội Đảng tại Bắc Kinh [cuối 2017-BBC], và Trung Quốc đang muốn quảng cáo cho 'Một vành đai, Một con đường'.


Chúng ta sẽ phải chờ xem sẽ xảy ra chuyện gì - liệu Việt Nam sẽ nhượng bộ hay sẽ vẫn tiến hành và dám thách thức Trung Quốc.


Các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng. Có thể Việt Nam cho rằng tốt hơn là hành động bây giờ trước khi các căn cứ này đi vào hoạt động./( BBC 26/6/ 2017)


Bill Hayton, đang làm việc tại kênh truyền hình BBC World News, là tác giả hai cuốn sách về Đông Nam Á. Cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010) dựa trên các tư liệu thu thập trong một năm ông thường trú ở Việt Nam. Năm 2014, ông ra mắt cuốn South China Sea: The struggle for power in Asia, viết về tranh chấp Biển Đông. Hiện ông cũng là thành viên Viện nghiên cứu Chatham House tại London.


++++++++++++++++++++++++++++++


(*) - Biển Đông Nam Á: Chiến tranh hay Hòa bình?
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13836)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13412)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14588)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14204)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15785)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14807)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14701)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15494)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19742)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14440)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18044)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.