Chiến hạm và dân quân biển Trung Quốc đến sát đảo Thị Tứ

15 Tháng Tám 20176:54 CH(Xem: 13160)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG  - THỨ  TƯ  16  AUGUST  2017


Chiến hạm và dân quân biển Trung Quốc đến sát đảo Thị Tứ


image018image019

Binh sĩ Philippines trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 11/05/2015.AFP PHOTO / POOL / RITCHIE B. TONGO


Một dân biểu Philippines ngày 14/08/2017 đã lên tiếng báo động về các hành vi « bất thường » của Trung Quốc sát đảo Thị Tứ - mà Philippines đang kiểm soát và đặt tên là Pag-asa - tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trả lời báo chí Philippines, dân biểu này lo ngại trước nguy cơ Trung Quốc tìm cách chiếm đóng các cồn cát gần đảo Thị Tứ.


Theo dân biểu Gary Alejano, các nguồn tin từ quân đội Philippines cho biết là đã có đến 5 tàu Trung Quốc, bao gồm hai hộ tống hạm, một tàu hải cảnh và hai tàu cá lớn, bên trên có chở vố số dân quân biển, xuất hiện tại khu vực sát đảo Thị Tứ từ hôm 12/08 vừa qua.


Trả lời báo mạng Rappler của Philippines, ông Alejano lo ngại rằng Trung Quốc « có thể đang có một kế hoạch thâm hiểm nhằm chiếm đóng những cồn cát nằm ngay ở phía tây đảo Thị Tứ », thường được người Philippines đang sống trên đảo Thị Tứ dùng làm nơi câu cá hay ăn picnic.


Theo chính khách Philippines này, còn có tin cho biết là tàu cá Trung Quốc đã xông ra ngăn chận, không cho tàu ngư chính của Philippines tiến vào khu vực.


Cho dù tàu Trung Quốc thường xuất hiện gần đảo Thị Tứ, vốn chỉ cách Đá Xu Bi, một trong bảy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng tại Trường Sa và bồi đắp thành tiền đồn, khoảng 20 hải lý, đây là lần đầu tiên mà tàu Trung Quốc áp sát những bãi cạn chỉ cách đảo Thị Tứ không đầy 3 hải lý.


Thị Tứ là một trong những đảo đá lớn nhất tại vùng quần đảo Trường Sa, do Philippines kiểm soát, nhưng cũng bị Trung Quốc, Việt Nam đòi chủ quyền. Trên đảo Thị Tứ có một phi đạo ngắn, đủ cho vận tải cơ C.130 đáp xuống, với khoảng 100 người thường xuyên cư ngụ, bao gồm cả binh lính, công chức lẫn dân thường.


Theo báo Philippine Inquirer, trong một cuộc họp báo hôm nay, dân biểu Alejano đã không ngần ngại tố cáo ý đồ lấn chiếm của Trung Quốc và kêu gọi chính quyền Manila đề cao cảnh giác, rút kinh nghiệm từ chiến thuật Bắc Kinh dùng vào năm 1995 để chiếm đóng Đá Vành Khăn (Mischief Reef) từ tay Philippines :


« Các sự kiện này rất khả nghi và đáng ngại căn cứ vào việc Trung Quốc luôn nói  công khai một đằng, nhưng trong thực tế lại làm một nẻo khác. Ví dụ như việc ngư dân Philippines vẫn tiếp tục bị Hải Quân hay Hải Cảnh Trung Quốc sách nhiễu ở Biển Tây Philippine (tên Manila đặt cho Biển Đông). Đừng quên những gì đã xảy ra vào năm 1995 khi họ chiếm lấy Mischief Reef ».


Đối với dân biểu Alejano, chính quyền Philippines phải xử lý vụ việc này một cách nghiêm túc và đòi Trung Quốc rút tàu ra khỏi khu vực đảo Pag-asa, và gởi công hàm phản đối ngoại giao một cách thích đáng./(theo Trọng Nghĩa 15-08-2017)
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12182)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14511)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13318)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13022)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15774)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12357)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn